Cách tính doanh thu đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Tham gia
16/10/21
Bài viết
72
Được thích
0
31 #1
Tính toán và quản lý doanh thu là một quá trình quan trọng và phức tạp trong kinh doanh. Để đạt được sự thành công và tăng trưởng bền vững, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về cách tính toán và quản lý doanh thu một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào chủ đề này và khám phá những phương pháp và công cụ hữu ích để tính toán và quản lý doanh thu trong kinh doanh.



Cách tính doanh thu chuẩn nhất
Mỗi doanh nghiệp có một cách tính doanh thu khác nhau, mức độ đơn giản hay phức tạp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cách tính doanh thu dưới đây được áp dụng cho tất cả các đơn vị kinh doanh lớn nhỏ.

  • Doanh thu đối với hoạt động bán sản phẩm = Giá bán × Số lượng
  • Doanh thu đối với các công ty cung cấp dịch vụ = Giá dịch vụ × Số lượng khách hàng, người tiêu dùng dịch vụ
Trên đây chỉ là công thức tính doanh thu cơ bản. Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh, còn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp; chất lượng sản phẩm, dịch vụ... mà doanh nghiệp có thể đưa ra những công thức tính doanh thu đơn giản hay phức tạp để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp phù hợp và tạo ra nguồn doanh thu lớn để tối đa hóa được lợi nhuận.

>>>Xem thêm: Doanh số là gì? Sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu trong kinh doanh

Những gợi ý làm tăng doanh thu
Thứ nhất, xác định nhóm đối tượng khách hàng phù hợp. Khách hàng chính là thành phần trong công thức tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nắm bắt được tâm lý khách hàng của mình thì doanh nghiệp nắm được một phần chìa khóa thành công. Khi doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, tâm lý khách hàng muốn gì thì có thể đưa ra những chính sách bán hàng phù hợp. Sau khi có được nhóm đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang cung ứng thì doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng dễ dàng hơn; đồng thời doanh nghiệp sẽ biết cách mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Thứ hai, GoSELL khuyến khích bạn hãy tiếp cận những phản hồi từ khách hàng. Doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến dịch vụ chăm sóc bán hàng sau bán, bởi lẽ khi đó khách hàng sẽ phản hồi lại những đánh giá hay than phiền về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chăm sóc. Lắng nghe những ý kiến, phản hồi đó thì doanh nghiệp sẽ đưa những phương hướng phát triển hay kịp thời cải thiện.

Thứ ba, đấy mạnh các hoạt động bán hàng. Doanh thu đến từ chính hoạt động bán hàng, muốn đẩy mạnh được doanh thu bắt buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; chất lượng đội ngũ bán hàng; bao bì đóng gói hay đơn giản là chất lượng giao hàng sẽ khiến khách hàng muốn tiếp tục quay lại tiếp tục tiêu dùng sản phẩm. Bán được hàng đã khó nhưng làm cách giữ được chân khách hàng còn khó hơn.

Thứ tư, tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng. Tỉ lệ chuyển đổi mua hàng ở đây được hiểu chính là số lượng khách hàng từ có không có nhu cầu chuyển qua có nhu cầu mua hàng; từ có nhu cầu mua hàng chuyển qua mua hàng. Khi đó, số lượng đơn hàng sẽ tự động tăng lên, kéo theo doanh thu khách hàng sẽ tăng. Muốn nâng cao tỉ lệ chuyển đổi mua hàng thì nhân viên bán hàng đóng vai trò rất lớn. Những người làm sale cần được đào tạo, hướng dẫn bài bản để thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Tiếp cận khách hàng một cách khéo léo, khai thác mong muốn và nhu cầu, đưa ra những chính sách hay chương trình ưu đãi để thúc đẩy hành vi mua hàng.

Thứ năm, tăng giá trị đơn hàng cũng như tăng số lần khách hàng quay lại tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Trong bán hàng, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hình thức bán hàng theo combo, gói ưu đãi tặng kèm, thẻ thành viên, miễn phí vận chuyển... để tạo cho khách hàng cảm nhận thấy mua càng nhiều thì giá chia ra sẽ càng rẻ, đây chính là cách đơn giản để làm tăng giá trị đơn hàng mà các doanh nghiệp đang sử dụng. Tăng giá trị đơn hàng càng cao thì doanh thu nhận về cũng tăng lên, sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp cũng được nhanh hơn.

Doanh nghiệp cần tạo được một tệp khách hàng thân thiết, họ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí tiếp cận khách hàng mới, chi phí tiếp cận. Số lượng khách hàng quay lại càng nhiều kéo theo doanh thu của doanh nghiệp tăng mạnh. Để đảm bảo khách hàng quay lại thì doanh nghiệp phải làm cho khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt nhất, tạo cảm giá thân quen và muốn quay lại mua hàng.

Thứ sáu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Đã kinh doanh thì chắc chắc sẽ có cạnh tranh, khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chúng ta sẽ có thể so sánh về giá, chất lượng sản phẩm, trải nghiệm của khách hàng để biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh. Thông qua nghiên cứu đối thủ, doanh nghiệp sẽ học hỏi được những cái mà đối thủ đang làm tốt, khắc phục những điểm đối thủ chưa làm được để chiếm lĩnh ưu thế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có những điều chỉnh chất lượng sản phẩm, sản lượng cung ứng sao cho hợp lý.


Tính toán và quản lý doanh thu là một khía cạnh quan trọng không thể bỏ qua trong kinh doanh. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Chúc bạn kinh doanh thành công!
 

Theo dõi Youtube

MSI Pulsating Power

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom