Cách Tra Keo Tản Nhiệt Giúp Làm Tăng Khả Năng Tản Nhiệt Cho Hệ Thống

APC123

Member
Tham gia
11/10/21
Bài viết
146
Được thích
0
632 #1
Cách Tra Keo Tản Nhiệt Giúp Làm Tăng Khả Năng Tản Nhiệt Cho Hệ Thống


Trong một bộ PC, máy tính đồng bộ, tản nhiệt luôn là một yếu tố cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến không chỉ hiệu năng mà còn cả tuổi thọ của CPU máy tính. Khi hoạt động, CPU hiệu năng càng mạnh, tác vụ sử dụng càng nặng ( chơi game, render, chạy giả lập… ) thì lượng nhiệt tỏa ra sẽ càng cao.

Nếu lượng nhiệt quá cao thì sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra, một là Mainboard sẽ tự động giảm xung nhịp của CPU để hạ nhiệt, hoặc hai là máy tính sẽ tự tắt luôn để bảo đảm an toàn cho linh kiện bên trong. Chính bởi vậy, việc giữ cho chiếc máy tính luôn mát mẻ sẽ là chìa khóa giúp chúng ta có một trải nghiệm sử dụng máy tính mượt mà và bền bỉ nhất.



Ngoài việc trang bị một bộ tản nhiệt chất lượng, cách tra keo tản nhiệt cũng quan trọng không kém để có thể tận dụng tối đa hiệu năng tản nhiệt. Chỉ cần tra keo tản nhiệt đúng cách, các bạn đã có thể giảm nhiệt độ CPU từ 4 đến 5°C so với cách tra keo thông thường. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, cùng mình tìm hiểu qua bài viết Cách Tra Keo Tản Nhiệt Chuẩn Và Hiệu Quả Nhất ngay thôi nào!



Keo tản nhiệt là gì? Tại sao phải tra keo tản nhiệt?


Trước khi tìm hiểu về cách tra keo tản nhiệt chuẩn xác, mình nghĩ chúng ta nên tìm hiểu trước một chút về định nghĩa keo tản nhiệt nhé! Keo tản nhiệt là một dạng hợp chất lỏng được cấu tạo từ các chất có khả năng dẫn nhiệt cao.


Khi sử dụng máy tính, phần nhiệt từ CPU sinh ra về lý thuyết sẽ được truyền hoàn toàn qua bộ phận tản nhiệt nhờ bề mặt tiếp xúc của chúng, từ đó làm mát, giúp cho CPU hoạt động ổn định. Nhưng trong thực tế, bề mặt của CPU và đế kim loại của tản nhiệt không hoàn toàn tiếp xúc trực tiếp 100% với nhau mà luôn tồn tại các kẽ hở. Nếu không sử dụng keo tản nhiệt thì phần kẽ hở đó sẽ được lấp đầy bởi không khí, mà như các bạn đều biết, không khí dẫn nhiệt cực tệ dẫn đến làm giảm hiệu năng của tản nhiệt đi rất đáng kể.

Cũng chính bởi vậy, cách tra keo tản nhiệt hiệu quả nhất chính là lấp đầy khoảng trống giữa CPU và bộ phận tản nhiệt, hạn chế tối đa bọt khí. Giúp quá trình truyền tải nhiệt từ CPU tới bộ phận tản nhiệt nhanh và hiệu quả hơn.



3 dạng keo tản nhiệt thường gặp nhất



Keo tản nhiệt chứa kim loại: Đây là loại keo tản nhiệt có khả năng dẫn nhiệt rất tốt nhờ chứa những hạt kim loại siêu nhỏ, thường là nhôm, kẽm, đồng, bạc… Nhưng cũng chính bởi vậy, khi sử dụng loại keo này, các bạn nên cực kì cẩn thận không làm lem ra xung quanh bởi đặc tính dẫn điện của kim loại có thể làm chập linh kiện.
Keo tản nhiệt chứa gốm: Thành phần chứa các hạt gốm dẫn nhiệt rất tốt và cũng đặc biệt an toàn khi không dẫn điện. Khả năng dẫn nhiệt kém hơn từ 1 đến 3°C so với keo tản nhiệt kim loại. Nếu với nhu cầu sử dụng cơ bản thì mình khuyên các bạn nên chọn loại keo tản nhiệt này bởi hiệu năng tản nhiệt cũng tốt mà lại cực an tâm khi sử dụng.


Keo tản nhiệt chứa silicon: Loại keo tản nhiệt thường chỉ chứa silicon và kẽm, hay được đi kèm theo stock của tản nhiệt. Hiệu quả tản nhiệt kém hơn nhiều so với 2 dạng keo tản kể trên.


Sau khi đã tìm hiểu cơ bản về tác dụng cũng như tính chất của các loại keo tản nhiệt, chúng ta hãy cùng đến với chủ đề chính của bài viết ngày hôm nay nhé!



Cách tra keo tản nhiệt chuẩn và hiệu quả nhất

Bước 1: Vệ sinh bề mặt tiếp xúc


Bước khởi đầu cực kì quan trọng nhưng cũng thường bị rất nhiều bạn quên hoặc thậm chí là bỏ qua. Sau khi sử dụng, lớp keo trên bề mặt tiếp xúc của CPU và bộ tản nhiệt sẽ bị khô và tạo thành mảng bám hạn chế hiệu năng tản nhiệt. Nên việc đầu tiên cần phải làm khi tra keo tản nhiệt là vệ sinh sạch sẽ lớp keo tản nhiệt cũ trước khi tra lớp keo mới.



Các bạn có thể sử dụng tăm bông, khăn giấy hoặc một tấm vải mềm sau đó thấm một chút dung dịch cồn hoặc Axeton rồi nhẹ nhàng lau sạch lớp keo trên bề mặt CPU cũng như phần đáy tản của tản nhiệt. Chú ý hạn chế chạm tay tới bề mặt tiếp xúc của CPU và tản nhiệt bởi lớp dầu trên tay có thể bám lại và hạn chế khả năng dẫn nhiệt. Với bề mặt tiếp xúc của tản nhiệt, các bạn nên lau nhiều lần để sáng bóng trở lại nhé!


Bước 2: Tra lớp keo tản nhiệt mới


Công đoạn quan trọng làm đau đầu rất nhiều anh em bởi không biết làm cách nào để hiệu quả nhất. Ở bước này, điều chúng ta cần đạt được là làm sao có một lớp kem mỏng và đều giữa bề mặt tiếp xúc của CPU với tản nhiệt. Không nên quá thừa và chắc chắn không được quá thiếu. Vậy để mình bật mí cho các bạn cách hoàn hảo nhất nhé!

Các kiểu tra keo tản nhiệt thường gặp:

Một chấm ở giữa



5 chấm xung quanh



3 đường thẳng



Đường chéo chữ X



Tự trải mịn


Như các bạn có thể thấy, trong tất cả các cách tra keo trên, cách giúp cho bề mặt tiếp xúc được trải đều keo nhất chính là cách tra keo theo đường chéo chữ X. Cách tra keo này dễ thực hiện nhất, giúp bề mặt tiếp xúc được trải đều keo và hạn chế tối đa các bọt khí xuất hiện. Với các cách khác, muốn bề mặt tiếp xúc được trải đều, các bạn phải sử dụng nhiều keo tản nhiệt hơn, đồng nghĩa với việc nhiều khả năng keo sẽ bị tràn ra bên ngoài hơn, đặc biệt nguy hiểm với các loại keo tản nhiệt có chứa kim loại.


Mình đặc biệt khuyên các bạn không nên tự trải mịn keo tản nhiệt như ở cuối cùng dù là bằng tay hoặc các vật cứng, vừa dễ dính dầu, vừa có khả năng làm bị xước và để lại rất nhiều bọt khí trên bề mặt tiếp xúc. Vừa mất công mà lại cho hiệu năng tản nhiệt kém, chẳng tội gì mà làm theo phải không các bạn?




Bao lâu thì nên thay keo tản nhiệt một lần?


Thời gian hoàn hảo nhất để thay keo tản nhiệt với mình là 6 tháng một lần. Lúc đó, lớp keo tản nhiệt không phải quá cũ để cần phải thay nhưng chắc chắn cũng không còn giữ được chất lượng tản nhiệt như lúc ban đầu. Lớp keo lúc này sẽ không quá khô khiến bạn phải mệt nhọc lau chùi và thời điểm thay thế 6 tháng một lần cũng khá dễ nhớ, nói chung đây là khoảng thời gian hợp thiên thời địa lợi để thay cho chiếc CPU của bạn một lớp keo tản nhiệt mới sau một thời gian dài hoạt động chăm chỉ.

Nhưng, do tùy vào điều kiện môi trường mà lớp keo tản nhiệt có thể nhanh lão hóa hơn, nếu các bạn thấy chiếc máy tính của mình thường xuyên hoạt động với mức nhiệt trên 80°C thì tin mình đi, chiếc CPU của bạn đang đòi thay keo tản nhiệt rồi đấy. Đây là chìa khóa để giúp chiếc máy tính có một hiệu năng ổn định cùng tuổi thọ mạnh mẽ nên cùng đừng lười biếng để luôn có cho mình một trải nghiệm sử dụng hoàn hảo nhất nhé!
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom