Cùng chờ đón sự kiện Nhật thực cuối cùng của thập kỉ vào 26/12/2019 tới đây

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
2007 #1

Mùa Giáng Sinh và lễ hội năm nay, các bạn và tất cả người dân ở Châu Á sẽ cùng nhau chứng kiến lần nhật thực cuối cùng của thập niên này với tổng thời gian lên đến 5 tiếng 39 phút.

Theo đó, sự kiện nhật thực lần này sẽ là Nhật thực hình khuyên, nhưng ở Việt Nam chỉ quan sát được Nhật thực một phần với tỷ lệ che khuất cao nhất đạt 70% do chúng ta nằm ngoài rìa phần mặt trời bị che khuất gần như hoàn toàn.


Ảnh: Lịch trình vị trí và thời gian Nhật thực hình khuyên vào 26/12/2019 (Fred Espenak/NASA)
Trong năm 2019 vừa qua, những người quan sát bầu trời ở một vài địa điểm được chọn trên Trái đất đã có hai lần xem Nhật thực, một sự kiện thiên thể trong đó mặt trăng xuất hiện trong một thời gian ngắn che khuất mặt trời. Đây là sự kiện thứ ba và cũng là cuối cùng của năm sẽ xảy ra ở châu Á, châu Phi và Úc.

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.


Ảnh: Quá trình xảy ra hiện tượng Nhật thực (NASA)
Trong lúc Nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với Nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Lần nhật thực hình khuyên này sẽ bắt đầu từ Ả rập Xê út, di chuyển qua Nam Ấn Độ, Bắc Sri Lanka, một phần Ấn Độ Dương và Indonesia trước khi kết thúc ở Thái Bình Dương. Pha nhật thực một phần sẽ xuất hiện ở hầu hết châu Á và miền Bắc Úc.


Ảnh: Bảng thời gian bắt đầu, cực đại và kết thúc tại 1 số khu vực chính (Fred Espenak/NASA)
Tại Việt Nam, 1 số khu vực xem được Nhật thực một phần với tỷ lệ che khuất như sau: Cà Mau: 70%, Cần Thơ: 66%, TP.HCM: 63%, Đà Lạt: 60%, Qui Nhơn: 54%, Đà Nẵng: 48%, Đồng Hới: 44%, Thanh Hóa: 38%, Hải Phòng: 36%, Hà Nội: 36%, Hà Giang: 32%.

Thời gian bắt đầu sự kiện thiên văn đầy thú vị sẽ diễn ra như sau:
  • Bắt đầu: 10:34.
  • Cực đại: 12:17.
  • Kết thúc: 14:00.
Nhật thực là một hiện tượng thiên văn thú vị, xảy ra khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời trên bầu trời. Thế nhưng, đừng thử một lần chơi lớn khi nhìn nhật thực chằm chằm bằng mắt vì ánh sáng Mặt Trời sẽ khiến ta làm bạn với bóng đêm.

Để quan sát nhật thực an toàn, hãy ngắm nhật thực qua kính thợ hàn loại số 14 trở lên (có bán tại các tiệm cơ khí lớn), đĩa mềm máy tính không bị trầy xước (gấp 2 hoặc 3 lớp có thể sử dụng tương đối an toàn nhưng cho chất lượng ảnh không tốt).

Các kính thiên văn và ống nhòm khi được che chắn cẩn thận phim lọc Mặt Trời chuyên dụng ở đầu ống kính có thể sử dụng để quan sát nhật thực.


Ảnh: Một loại kính thiên văn dùng để quan sát Nhật thực (Eclipse Glasses)

Các bạn cũng hãy thử phương pháp quan sát gián tiếp sau đây:
  • Dùng chậu nước pha mực: Sử dụng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh Mặt Trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản xạ. Mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói.
  • Phương pháp quan sát qua màn chắn: Tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ thủng lên 1 tấm giấy trắng đặt ở dưới.
Ngoài ra, các câu lạc bộ thiên văn ở các thành phố lớn có tổ chức quan sát bằng thiết bị chuyên dụng.
  • Tại Hà Nội: Công viên Giao Lưu, 232 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm.
  • Tại Đà Nẵng: Công viên Biển Đông, Sơn Trà.
  • Tại TP.HCM: Bến Bạch Đằng, Quận 1 và Nhà Văn hóa Sinh viên, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, Thủ Đức.
Xem thêm:


Theo SpaceFtvh.​
 
Sửa lần cuối:

Dr.H2

New Member
Tham gia
16/6/18
Bài viết
8
Được thích
3
#2
Hình minh họa sai quá rồi. Nhiều bài viết lỗi quá
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom