Cùng nhìn lại hành trình đầy dấu ấn của LG G series trong 8 năm qua

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
4030 #1

Như TECHRUM đưa tin hôm 7/5, LG đã chính thức ra mắt LG Velvet với ngôn ngữ thiết kế mới và khép lại dòng G series (2012 - 2019) với 8 thế hệ cùng khoảng 30 biến thể khác nhau. Hôm nay, chúng ta hãy nhìn lại hành trình đầy dấu ấn trong 8 năm qua nhé!

Trong thị trường Android, LG G series nằm cùng với các thương hiệu Galaxy S, HTC One và Xperia như những biểu tượng của ngành công nghiệp di động. Giống như những cựu binh Android khác, LG chắc chắn đã có những lần lên xuống trong những năm qua.

Nhưng G series luôn có tính năng quan trọng đúng nghĩa đen của từ ''flagship''. Việc kết thúc là một quyết định không đơn giản và nó đánh dấu một chương mới trong hành trình smartphone của LG.

G đã từng "Good"

LG Optimus G ra mắt vào năm 2012, thể hiện mong muốn xâm nhập vào thị trường smartphone còn non trẻ. Đó là một trong những smartphone đầu tiên với chip Snapdragon S4 Pro tiên tiến, một minh chứng về xu hướng trở thành "người đầu tiên" đã đi theo G series trong nhiều năm.

Thiết kế này của LG chắc hẳn sẽ không quen thuộc với người dùng LG ngày nay nhưng đã mở đường cho điểm nhấn đầu tiên trong lịch sử dòng G series là mẫu LG G2 ra mắt vào năm 2013.

LG G2 tạo sự cạnh tranh với các hãng lớn và tạo tiền đề cho sự thành công ban đầu của công ty. Máy trang bị màn hình 1080p với viền được xem là rất mỏng lúc bấy giờ, camera 13 MP, quay video 60 fps với 1080p và pin 3000mAh, thể hiện những gì smartphone thực sự có thể làm.


Lịch phát hành vào tháng 9 năm đó cho phép LG G2 sử dụng chip cao cấp khác của Qualcomm nhằm thu hút sự chú ý của những người đam mê di động trên toàn thế giới.

LG đã tinh chỉnh công thức với LG G3 và cho thấy chiến lược đúng đắn của mình. Trang AndroidAuthority nhận xét G3 là điện thoại tốt nhất từ trước đến nay của LG và là một trong những điện thoạt tốt nhất năm đó nhờ vào máy ảnh, thiết kế, phần mềm và màn hình QHD đầu tiên được ra mắt.

Giữa phần cứng vững chắc của cả LG G2 và G3, LG đã tự đặt bản thân mình trở thành người dẫn đầu trong thị trường cao cấp.

Bắt đầu những cuộc thử nghiệm

Sau thành công ban đầu, thương hiệu LG G bắt đầu những cuộc thử nghiệm. LG G3 dẫn đầu xu thế với màn hình QHD và hệ thống lấy nét tự động bằng laser trong khi LG G4 tiến xa hơn với màn hình cong, hỗ trợ sạc không dây trước khi chuẩn này trở nên phổ biến và sử dụng nhiều vật liệu cho mặt lưng.

Mẫu máy này đã gây tranh cãi khi tránh dùng chip Snapdragon 810 khá nóng và thay vào đó là dùng chip Snapdragon 808 chậm hơn, khiến một số người nghi ngờ liệu có phải là flagship của LG nữa hay không. Nhưng chính vấn đề liên tục khởi động lại (boot loop) thực sự làm tổn hại đến danh tiếng của LG.

LG G4 sau cùng vẫn là một chiếc điện thoại tốt nhưng LG G5 đã đi quá ranh giới tốt đẹp giữa mộng mơ và sự điên rồ.


Vào năm ấy, nhiều người rất hào hứng với các điện thoại mô-đun như Project Ara và LG, Essential và Moto Z hop cũng đã suy nghĩ nhiều cách thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, phần linh kiện máy ảnh và âm thanh đã không mang lại trải nghiệm đột phá mới khiến cho việc thử nghiệm thất bại.

Mô-đun ấy khiến LG phải buộc lòng hi sinh phần sạc không dây và dung lượng pin khi nó vốn là hai điểm mạnh trước đây của hãng.

Tuy nhiên LG G5 cũng mở đầu xu hướng camera góc rộng và camera kép. Dù vậy, G5 không phải là một chiếc điện thoại có khả năng đánh bóng tên tuổi dòng G.

Quay về những gì tất yếu

Không cần phải nói khi LG G5 chính là một thảm họa. Mặc dù LG hứa hẹn với triết lí mô-đun, ý tưởng này đã nhanh chóng bị loại bỏ và LG G6 là sự trở lại với những điều đơn giản.

Nhưng trước khi ra mắt LG G6, LG còn ra mắt phiên bản khác của LG G5 chính là LG G5 SE và nó cũng không thu hút nhiều người sử dụng. Mẫu máy này cũng chính là sản phẩm cuối cùng được bán tại Việt Nam và từ đó chúng ta chẳng còn thấy điện thoại LG chính hãng nào nữa....


LG G6 chính là sự trở lại đáng hoan nghênh với thông số kĩ thuật tốt, thiết kế kính cùng kim loại, camera ổn và âm thanh tuyệt vời. Nhưng sau hai năm, LG đã phải vật lộn để lấy lại sức hút trước đó.

Mặc dù vậy, LG lại tiếp tục gây tranh cãi. Công ty đã trở lại với cái tên kỳ lạ LG G7 ThinQ với nhãn hiệu mới được dán nhãn ThinQ nhằm cố gắng hợp nhất thương hiệu điện thoại của mình với tủ lạnh thông minh.

Dòng G series đã có người lính mới nhưng thương hiệu phải vật lộn để tìm một nhóm người hâm mộ. Máy nhanh chóng giảm giá bán lẻ sau đó, một cú sốc cho những người dùng sớm và xu hướng sẽ tiếp tục với nhiều điện thoại LG trong tương lai.


Doanh số đã chạm đáy và LG G8 ThinQ cũng không khá khẩm hơn là bao. Trong chuỗi ngày đầy u ám, LG không tìm nổi chỗ đứng trong thị trường flagship khi bị chi phối bởi các thương hiệu cao cấp và thiết bị cầm tay giá cả phải chăng của Trung Quốc.

Trước khi kết thúc cuộc chơi, dòng G series đã để lại sản phẩm cuối cùng khi nó chính là mẫu LG G8X ThinQ với phụ kiện LG Dual Screen.

Những biết bị sau này của dòng G series được xem là khá tốt những vẫn bị đánh giá thấp. Liệu những năm tháng thử nghiệm của LG G series cuối cùng đã khiến công ty mất đi động lực thiết yếu vào thời điểm các thương hiệu Trung Quốc bắt đầu tăng cường nhận diện thương hiệu và khả năng cạnh tranh hay chăng?


Trên thực tế, việc có thêm flagship dòng V cũng đã ảnh hưởng đến dòng G và làm rối người tiêu dùng. Có lẽ vì nhận ra điều này nên LG đã chuyển dòng G thì flagship sang phân khúc cận cao cấp.

Mở đường cho LG Velvet

Sự kết thúc của thương hiệu G đánh dấu một sự thay đổi trong định hướng cho các kế hoạch di động của LG khi công ty đã quyết định dừng sản xuất dòng sản phẩm này và chuyển sang tên gọi mới.

Thay vì cạnh tranh các thông số kỹ thuật mới mẻ như xưa, LG Velvet nhắm đến các flagship trên thị trường đại chúng. Điều này tức là máy sẽ có phần cứng một mức giá thấp hơn so với các mẫu máy khác.

Mặc dù điều này có thể gây thất vọng cho những người hâm mộ của LG trong thời gian dài nhưng nó cũng mang đến những cơ hội mới. Không có sự phân tâm của công nghệ tiên tiến, LG hi vọng có thể tối ưu hóa trải nghiệm người dùng xung quanh các khái niệm cốt lõi: thời lượng pin, thiết kế và máy ảnh.


LG đã xác định chính xác khoảng trống trên thị trường khi nó nằm giữa phân khúc tầm trung và cao cấp hiện ngày càng đắt đỏ. Nhưng với mức giá gần 899,800 won (gần 17 triệu VNĐ) LG sẽ phải đối đầu với các thương hiệu như OnePlus và Xiaomi, những công ty hiểu rất rõ thị trường này.

Có lẽ chúng ta sẽ chờ vào cuối tháng 5 này hoặc muộn hơn, khi LG sẽ chính thức ra mắt LG Velvet trên toàn cầu ở một số thị trường xác định và hãy chờ xem phản ứng của thị trường ra sao để xem chiến lược mới của LG liệu sẽ đúng hướng hay lại là sai lầm thêm một lần nữa?

Dù sao đi nữa, dòng G series vẫn sẽ là những ký ức khó quên trong lòng những người yêu công nghệ nói chung và những LG Fans nói riêng. Có lẽ, những ký ức này chúng ta nên khép lại tại đây và để rồi khi nhìn lại, nó sẽ là những hồi ức đẹp đẽ nhất của một thuở huy hoàng năm ấy....



 
Sửa lần cuối:

Bún Riêu Cua

Active Member
Tham gia
24/9/17
Bài viết
401
Được thích
120
#2
Cái giá veo vét yêu không nổi. Mình đang quay lại xài LG thấy khá ưng cái bụng về thương hiệu giá cả và hiệu năng.
 

beboylqt

Member
Tham gia
12/1/16
Bài viết
37
Được thích
20
#3
Đang xài LG V50 và thấy khá hài lòng về hiệu năng trên giá thành của sản phẩm này.
 

kien22

Active Member
Tham gia
13/7/17
Bài viết
297
Được thích
33
#5
Các dòng G mình đều sở hữu, nhưng đến G3 là chạy mất dép vụ đột tử
 
Tham gia
9/8/19
Bài viết
112
Được thích
17
#6
Các dòng G mình đều sở hữu, nhưng đến G3 là chạy mất dép vụ đột tử
G3 m tưởng là vỡ mic chứ. G4 mới đột tử mà.
Thằng bạn có con G3 cày ngày cày đêm.màn thì đẹp vl..đêm nó toàn cắm sạc xong phát youtube xem, ngue quên kệ youtube phát đến sáng vác đi làm mà hơn năm vẫn sống nhăn :))))
 

beboylqt

Member
Tham gia
12/1/16
Bài viết
37
Được thích
20
#7
G3 m tưởng là vỡ mic chứ. G4 mới đột tử mà.
Thằng bạn có con G3 cày ngày cày đêm.màn thì đẹp vl..đêm nó toàn cắm sạc xong phát youtube xem, ngue quên kệ youtube phát đến sáng vác đi làm mà hơn năm vẫn sống nhăn :))))
Vậy chắc do mình xui hay sao mà dùng 2 con G3, bị đột tử cả 2, đem đi sửa thì người ta bảo đóng lại chip nhưng không bền nên cuối cùng bỏ luôn, chuyển qua dùng Samsung một thời gian, giờ mới quay lại với V50.
 
Tham gia
9/8/19
Bài viết
112
Được thích
17
#8
Vậy chắc do mình xui hay sao mà dùng 2 con G3, bị đột tử cả 2, đem đi sửa thì người ta bảo đóng lại chip nhưng không bền nên cuối cùng bỏ luôn, chuyển qua dùng Samsung một thời gian, giờ mới quay lại với V50.
G4 là 1 nước đi sai làm mà LG đếu thể lường trc được hehe
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom