Chỉ 1 “Explainer Video” sẽ bằng 100 “Nhân Viên Kinh Doanh”?

Tham gia
31/8/17
Bài viết
101
Được thích
4
2355 #1
Sao có thể?

Vâng, trước khi trả lời …

Chúng ta hãy xem xét,

Nếu có 10 nhân viên bán hàng tập trung nghe kế hoạch tiếp thị và truyền đạt thông điệp ý nghĩa của công ty, và sau đó họ sẽ đi giải thích và tư vấn cho Khách Hàng.

Thì bạn có chắc chắn rằng tất cả 10 nhân viên bán hàng sẽ truyền đạt lại vấn đề 1 cách tốt nhất?

Có thể 10 nhân viên bán hàng trên, thì có 5 người trong số họ lắng nghe đầy đủ và chỉ có 3 người truyền đạt được đầy đủ thông tin đến khách hàng.

Vì thế, Explainer Video sẽ giúp truyền đạt thông điệp của sản phẩm một cách đầy đủ và rõ ràng mà không kém phần hấp dẫn

Hiện nay, có đến 54% tỉ lệ người dùng online nhằm mục đich xem video, tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng tăng hơn 24 lần khi dùng video quảng cáo thay cho hình ảnh quảng cáo. Mặt khác, các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tối ưu giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình đến người dùng. Đó chính là lúc Explainer Video ra đời.

Explainer Videos là gì?

Explainer Videos là dạng video ngắn ( từ 6s – 3p ) sử dụng âm thanh kết hợp hình ảnh vui nhột bắt mắt, tạo ấn tượng cho người xem nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm hoặc truyền tải thông điệp ý nghĩa đến mọi người. Các video này thường được nằm ở các Fanpage, Youtube channel, Landing page hay bài mô tả các Sản phẩm nổi bật của Công Ty… làm tăng tỉ lệ tương tác lên hơn 144%.

Vì sao Marketing Online cần có Explainer Video(Video giải thích)?

Nếu ngày trước, bộ phận marketing thường phải đau đầu giải thích dịch vụ bằng câu chữ, mô hình khô khan trên website thì với explainer video, tất cả sẽ được trình bày một cách sinh động, súc tích hơn nhưng vẫn đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian của người dùng.

Mục đích chính của Explainer Video là để giải thích sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Explainer Video là một cách tuyệt vời để quảng bá và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn, đồng thời tăng tương tác và xây dựng lòng tin với công chúng của bạn, nó cô động và xúc tích nhất những gì về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Những nội dung của Explainer video bao gồm:

- Bạn là ai?

- Bạn làm gì?

- Sản phẩm của bạn là gì?

- Điểm mạnh là gì?

Và tất cả phải thật đơn giản, ngắn gọn, vui vẻ, có tính giải trí.

Một doanh nghiệp đầu tư vào Explainer Videos, nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh không chỉ bởi họ đang áp dụng một cách quảng cáo sáng tạo mà còn bởi khách hàng yêu thích câu chuyện hay trong mỗi video đó.

Explainer Video gồm những loại nào?

Dưới đây là 9 loại video nổi bật:

1. Live Action:

Là video hành động(không phải hoạt hình). Sử dụng nhân vật là người thật để họ tương tác với sản phẩm.



2. Whiteboard Video:
Loại Video này ghi lại quá trình vẽ/viết những ý tưởng, khái niệm hoặc đặc tính sản phẩm/dịch vụ lên bảng trắng, thường thì sẽ được chỉnh tốc độ lên nhiều lần và được lồng tiếng hết sức chân thật.



2. Whiteboard Video:


Loại Video này ghi lại quá trình vẽ/viết những ý tưởng, khái niệm hoặc đặc tính sản phẩm/dịch vụ lên bảng trắng, thường thì sẽ được chỉnh tốc độ lên nhiều lần và được lồng tiếng rất chân thật.

3. 2D video

Là video chỉ dùng định dạng 2D. Giống như việc bạn vẽ hình ảnh trên một tờ giấy, tuy nhiên phải phô bày được các khía cạnh khác nhau của 1 sản phẩm để tạo được sự thích thú cho người xem.

4. 3D video

Video này sẽ dung định dạng mô hình 3D giúp giải quyết các vấn đề về hiển thị chân thật hơn các góc cạnh của 1 sản phẩm đến người dùng.

5. Stopmotion Video

Loại hình Stop Motion (thuật ngữ để chỉ những đoạn Video được dựng nên bởi các hình ảnh chụp tĩnh), và được biết đến dựa trên cách thức làm phim truyền thống. Bản chất của loại hình này là những tấm ảnh (ở trạng thái tĩnh) được chụp liên tiếp rồi xử lý trên bàn dựng chuyên dụng để tạo thành một đoạn phim như thật để tiếp cận người xem (ở trạng thái động).

6. Kinetic typography

Loại video này chỉ sử dụng âm thanh và các hiệu ứng chữ kết hợp với biểu tượng đơn giản. Thường dùng để tạo ra 1 câu chuyện chân thật.


7. Infographic Video

Video Infographic cũng dùng hình ảnh để trình bày thông tin nhưng ở hình thức đồ họa động (motion graphic) hay animation. Ưu điểm của Video Infographic là sự hấp dẫn về hình ảnh, âm thanh cũng như những hiệu ứng chuyển động đẹp mắt giúp truyền tải thông tin một cách sinh động hấp dẫn.


8. Testimonial Video
Là loại video mà khách hàng sẽ trình bày(Review) cảm nhận về những điểm tốt, tích cực cho thương hiệu, sản phẩm của bạn. Loại video này rất hiệu quả trong việc sử dụng yếu tố tâm lí đám đông, truyền miệng.

9. Screencast Video
Video có giọng nói lôi cuốn với 1 sản phẩm thực tế, thường ghi lại quá trình hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm công nghệ nào đó trên desktop.

Các lợi ích của Explainer Video cho website của bạn
Nếu Video được làm tốt, Explainer Video sẽ mang lại vô số lợi ích, như sau:

- Gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.

- Tăng khả năng giao tiếp với khách hàng.

- Khuyến khích khách hàng mua lại, mua nữa, mua hoài, mua mãi...

- Có khả năng viral và tăng nhận diện thương hiệu.

Explainer Video hoạt động tốt nhất trên trang đích (langding page). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu các trang langding page có video, sẽ gia tăng 80% tỷ lệ chuyển đổi.

Với email, con số chuyển đổi cũng đáng ngạc nhiên, chèn video vào email có thể:

- Tỷ lệ mở: 19%.

- Tỷ lệ nhấp chuột: 65%.

- Giảm khả năng unsubscribers: 26%.

Đối với SEO, việc chèn video có chất lượng cao trên trang web có thể tăng gấp 53 lần việc hiển thị ở trang đầu kết quả tìm kiếm Google.

- 93% doanh nghiệp sử dụng Explainer Video cho rằng nó giúp gia tăng tỷ lệ hiểu biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

- 36% doanh nghiệp nhận được ít yêu cầu hỗ trợ từ nhân viên hơn do có Explainer Video.

- 45% doanh nghiệp nói rằng họ có dùng Explainer Video ở trang chủ website.

Sử dụng Explainer Video cho phễu chuyển đổi

Có 4 giai đoạn cơ bản trong phễu mà bạn có thể áp dụng Explainer Video

Giai đoạn nhận thức thương hiệu ( Awareness)
Với những ai chưa biết, hoặc chỉ mới biết về thương hiệu của bạn. Có thể do vô tình họ xem được video của bạn trên Youtube, hoặc 1 người bạn nào đó share cho họ.

Hoặc cũng có thể là họ thấy trên các kênh quảng cáo Facebook.

Thì giai đoạn này Explainer Video của bạn cần phải giới thiệu thiệu tổng thể về doanh nghiệp, cũng những gì doanh nghiệp có thể làm để giải quyết nỗi đau khách hàng.

Có thể là một video chi tiết về sản phẩm, đây là bước đầu tiên đưa họ vào phễu.

Ví Dụ về TeraApp:


Giai đoạn quan tâm ( Interest)
Ở giai đoạn này, bạn đã gây được sự chú ý, khách hàng đã biết đến bạn và sản phẩm của bạn là gì. Và bạn có thể tập trung cụ thể đi chi tiết vào 1/danh mục sản phẩm chứ không chỉ giới thiệu tính năng đơn thuần như giai đoạn nhận thức thương hiệu.

Nhưng nói về cái gì bây giờ?

Đánh giá sản phẩm, giới thiệu, điểm mạnh là những nội dung có thể dùng ở giai đoạn này. Hãy tạo ra nhiều kết nối có cảm xúc đến với khách hàng.

Giai đoạn khuyến khích ra quyết định
Đây là lúc khách hàng gần với nút MUA nhất. Hãy làm họ hứng thú với những gì mà họ đang quan tâm. Lúc này, hãy đưa các video với định dạng chất lượng cao và hình ảnh trực quan, mọi tính năng và lợi ích đều phải được trình bày rõ ràng.

Giai đoạn hành động
Giai đoạn này cần phải có sự tác động mạnh từ các video, hình ảnh và hành động. Nhấn vào điểm mạnh của sản phẩm.

Nếu muốn làm tốt Explainer video, bãn hãy hiểu rõ quy trình 6 bước dưới đây nhé:

Quy Trình 6 Bước Tạo Explainer Video hoàn hảo?
1. Suy nghĩ, lên ý tưởng và cách thực hiện: càng nhiều ý tưởng và phương án càng tốt, hãy thể hiện sự sáng tạo. Đây là bước cơ bản để khai thác những vấn đề tiếp theo.

2. Lên kịch bản và cốt truyện: Hãy thu hẹp lại bằng việc chọn ra những ý tưởng khả thi để lên kịch bản phân cảnh. Các phân cảnh là quá trình quay từng cảnh riêng biệt( để hiển thị các tính năng của sản phẩm) để giúp người xem hình dung ra được sản phẩm ở phân cảnh cuối.

3. Styling: Bắt đầu vào quy trình sản xuất Video, các bạn sẽ vẽ ra câu chuyện nói về sản phẩm của bạn 1 cách logic giúp lôi cuốn người xem. Nếu hài lòng thì sẽ tiến hành thực hiện.

4. Người lồng tiếng: Giọng nói được lồng vào có thể làm video hay hơn hoặc dở tệ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng tiếp nhận, đôi khi làm người xem phân tâm, mất tập trung.

5. Đồ họa: Chi phí cho đồ họa có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thể loại mà bạn muốn.

6. Hiệu ứng âm thanh: Chọn đúng giai điệu cho kịch bản của bạn cũng quan trọng không kém. Nếu Video là 1 món ăn ngon thì âm thanh chèn vào video được xem là gia vị, âm thanh quá tệ cũng có thể khiến người xem tắt nó đi.

Các bước làm Video giải thích (Explainer)?
Bước 1: Kịch bản
Kịch bản là bước quan trọng nhất trong việc tạo một video giải thích tốt. Video giải thích của bạn có thể có đồ họa xuất sắc, thuyết minh hấp dẫn,… không có nghĩa là nó không cần một kịch bản chặt chẽ và thống nhất.
Kịch bản là cái mà bạn sẽ phải dành phần lớn sự quan tâm và tập trung của bạn vào nó. Tốt nhất là bạn nên viết kịch bản video giải thích cho chính công ty bạn, vì chỉ có bạn là người hiểu rõ nhất những mối quan tâm của khách hàng mục tiêu và các điểm đau nhức mà công ty bạn đang gặp phải, hơn bất cứ ai và hơn bất cứ chuyên gia nào.
Điều gì đặc biệt trong dịch vụ hay sản phẩm của công ty bạn mà khách hàng tiềm năng quan tâm? Điều gì làm họ nhầm lẫn?… Nếu bạn chưa sẵn sàng thực hiện những nghiên cứu để trả lời các câu hỏi tương tự như vậy, thì hãy khảo sát ngay khách hàng và liệt kê ra tất cả những gì cần thiết trước khi bắt đầu lên kịch bản


Thứ tự của kịch bản:

· 1. Giới thiệu sơ lược sản phẩm để biết nó là gì?

· 2. Giới thiệu các vấn đề

· 3. Trả lời các vấn đề bằng giải pháp của bạn (thông qua sản phẩm và dịch vụ)

· 4. Kêu gọi hành động (ví dụ: đăng ký thử nghiệm miễn phí bằng cách nhấn vào đây!)

· 5. Phát sóng tín hiệu tin cậy của bạn (ví dụ như khách hàng nổi tiếng, giải thưởng…)

Thực hành kịch bản

· Thời lượng ngắn – 90 giây hoặc ít hơn

· Thông điệp chính và các đề xuất giá trị nên ở trong 30 giây đầu tiên. Không để người xem tự đặt câu hỏi.

· Nói sử dụng ngôi thứ hai, “Bạn” và “Của Bạn”

· Sử dụng ngôn ngữ đơn giản – không xua đuổi người xem bằng các thuật ngữ chuyên ngành gây khó hiểu.

· Luôn ghi nhớ giai điệu bạn muốn sử dụng trong video giải thích. Đa số các video này chọn phong cách giản dị với âm điệu đàm thoại.

· Cố gắng pha một chút hài hước – video có pha một chút cười tinh tế sẽ tạo cho người xem cảm giác thú vị hơn.

Bước 2: Thu âm – Lồng tiếng
Khi bạn có kịch bản, bạn cần thu âm lời thoại để đảm bảo rằng nội dung âm thanh của bạn đã đầy đủ, hấp dẫn, thu hút người nghe, ngay cả khi chưa có một hình ảnh nào xuất hiện cho video của bạn.

Bước 3: Sản xuất video giải thích
Đơn giản nhất bạn có thể lấy bất cứ một chiệc điện thoại nào có chức năng quay phim để tự thực hiện một video giải thích cho chính bạn. Đó có thể là một khởi đầu tốt cho bước marketing đầu tiên. Hoặc các bạn có thể gửi hỗ trợ vào email [email protected], mình sẽ giúp các bạn sắp xếp quy trình kịch bản và dụng cụ để xây dựng được video explainer hiệu quả cũng như Template After Effect mẫu hoàn toàn miễn phí.

Bước 4: Nhạc và hiệu ứng âm thanh
Tại sao video giải thích tăng được lượng người dùng? Chính bởi vì “mắt thấy, tai nghe” đem lại sự hiệu quả thiết thực nhất cho mọi sản phẩm trên thế giới không phân biệt lớn nhỏ. Nhạc và hiệu ứng âm thanh chính là gia vị trong Video Explainer.

Bước 5: Hãy hưởng thụ những lợi ích mà video giải thích đem lại cho bạn
· Tăng số lượng tương tác

· Tăng ranking SEO – 70% tìm kiếm ở top đều bao gồm video trong đó.

· Giữ chân người xem lâu hơn

· Tạo cho người dùng dễ share Facebook, Twitter…

· Đặt thêm video giải thích vào các môi trường khác – ví dụ: trong các proposal, email, chữ ký điện tử… để tăng tính tương thích cho quảng cáo này.

Một số ví dụ về Explainer Video của những thương hiệu nổi tiếng
1. Biaggi
Một video hướng dẫn sử dụng sản phẩm đơn giản và lợi ích về sản phẩm mà Khách hàng sẽ mua:


2. Tommy John
Sử dụng câu chữ và hình ảnh minh họa sống động, kèm theo lời hứa từ thương hiệu của họ:


3. The Human Solution
Khi bạn bán 1 sản phẩm gì đó hơi đặc biệt, ví dụ như bàn làm việc đứng. Thì video mô tả lại quá trình sử dụng có tác động tốt nhất, đây là 1 ví dụ tuyệt vời của Explainer Video:


4. New Chapter Vitamins and Supplements
Không tốn quá nhiều tiền, chỉ với 1 chiếc máy quay, vài hiệu ứng video đơn giản là bạn có thể tăng tỷ lệ tương tác và chuyển đổi rồi:


Thêm vài lưu ý để tăng thêm chuyển đổi cho video:
- Nếu không chuyên, hãy thuê 1 chuyên gia.

- Độ dài video khoảng 1 phút, nếu thêm không nên quá 3 phút.

- Tập trung vào những điểm mạnh, lợi ích của sản phẩm trước, chứ đừng nên nói những tính năng mới mẻ.

- Cho mọi người biết họ có thể truy cập vào đâu để biết thêm thông tin hoặc mua sản phẩm.

- Không làm nội dung trước để thu hút đối tượng khách hàng, mà hãy tìm nỗi đau của khách hàng, sau đó mới lên nội dung.

- Hãy lồng 1 tí vui nhộn vào video( âm thanh, lời thoại hoặc kịch bản).

Nếu bạn vẫn không tin video có thể đem đến những điều tuyệt vời, thì hãy nhớ rằng:

Youtube là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 trên thế giới

Chúc các bạn thành công!!!

Liên hệ với chúng tôi:

· TeraApp.Net – Nền Tảng Tạo Ứng Dụng Di Động Miễn Phí Trong 10 Phút

· Website : Tạo ứng dụng di động cho doanh nghiệp trong 10 phút |TeraApp

· Hotline: 0903 327 780 - 0903 786 808

· Email: [email protected]

· Fanpage TeraApp: - TeraApp

· Youtube TeraApp:
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom