Chiến lược phát triển App Store của Apple không thay đổi kể từ năm 2008 đến nay

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
781 #1

Theo bài tóm tắt lịch sử phát triển App Store đăng tải trên trang tin CNBC hôm 05/9 vừa qua, chiến lược của Apple đối với cửa hàng ứng dụng này không thay đổi kể từ năm 2008 đến nay. Mặc dù công ty có bổ sung thêm nhiều bộ quy tắc mới, nhưng dường như chỉ được áp dụng để đối phó với các vấn đề liên quan đến chống độc quyền kinh doanh mà "táo cắn dở" đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Trang tin CNBC lập luận rằng, chiến lược của Apple chủ yếu chống lại các mối đe dọa chống độc quyền tại một thời điểm nhất định, thông qua những thay đổi nhỏ và bộ quy tắc mới áp dụng trên App Store.

"Trong vài tuần qua, Apple đã thực hiện một số thay đổi đối với các quy tắc trên App Store, cho phép một lượng lớn các công ty tiếp cận mức hoa hồng thấp hơn hoặc tránh hoàn toàn việc cắt giảm từ 15% đến 30% phí bắt buộc.
Nhưng thay nhượng bộ một cách đúng nghĩa trong cách tiếp cận của Apple với chính sách trên App Store, khi được xem xét lại lịch sử phát triển cửa hàng ứng dụng này, những thay đổi về quy tắc mới là sự kế thừa của chiến lược từ năm 2008.
Trước đây, Apple đã thực hiện những thay đổi nhỏ với phần "hướng dẫn", một tài liệu dài 13.000 từ cho biết những gì ứng dụng có thể làm và không thể làm, đồng thời bảo vệ lợi ích cốt lõi của công ty khi Apple có quyền xác định phần mềm nào được phép hoạt động trên iPhone và thiết lập các điều khoản tài chính riêng cho các nhà phát triển đó [...]
Apple đã khắc phục các trường hợp ngoại lệ đối với khoản phí 30% bắt buộc, cho phép các nhà sản xuất phần mềm có khả năng kháng cáo hoặc kiến nghị về các quy tắc của mình, đồng thời thay đổi một số quy tắc đơn lẻ để đáp lại các vụ kiện hoặc sử chú ý từ giới truyền thông."



Trong bản tóm tắt lịch sử chiến lược phát triển App Store, CNBC liệt kê một số thời điểm Apple áp dụng các thay đổi về quy tắc nhằm đối phó với việc chống độc quyền, bao gồm:

Năm 2009: Apple không chấp nhận Google Voice trên nền tảng của mình và đã bị FCC điều tra
  • Ban đầu công ty lập luận rằng họ có quyền từ chối cả ứng dụng riêng lẻ và toàn bộ danh mục có liên quan, nhưng sau đó đã nhượng bộ và phê duyệt ứng dụng này vào năm 2010.
Năm 2011: Apple yêu cầu thanh toán trong ứng dụng cho các đơn hàng kỹ thuật số, đồng thời tạo ra bộ "quy tắc dành cho người xem"
  • Vào tháng 2, Apple yêu cầu các ứng dụng như Kindle cung cấp dịch vụ mua nội dung trong ứng dụng và giá phải phù hợp với mức quy định theo từng khu vực. Vào tháng 6, chính sách này đã bị đảo ngược "không có yêu cầu cung cấp mua hàng trong ứng dụng và nếu một công ty nào làm như vậy, họ có thể chuyển cho khách hàng chi phí mà Apple cắt giảm 30%"
Năm 2016: Apple giảm mức phí đăng ký cho năm thứ 2 xuống còn 15%
  • Spotify đã "thác thức" Apple về khoản phí hoa hồng 30% đối với việc đăng ký trong ứng dụng, sau đó "táo cắn dở" đã giảm mức nhận xuống 15% kể từ năm thứ 2 trở đi.
Năm 2019: Apple hỗ trợ các ứng dụng giúp phụ huynh kiểm soát trẻ em và giới thiệu về quy trình kháng nghị mới.
  • Apple đã đảo ngược một số chính sách của mình đối với ứng dụng giúp phụ huynh kiểm soát trẻ em của bên thứ ba và phải đối mặt với nhiều đơn kiếu lại liên tục sau đó. Để đối phó với vấn đề này, công ty nhanh chóng áp dụng quy trình khiếu nại mới dành cho các nhà phát triển.
Năm 2020: Apple giảm mức phí bắt buộc xuống 15% cho các công ty và nhà phát triển ứng dụng nhỏ lẻ.
  • Đây là sự thay đổi lớn nhất của Apple khi giảm mức hoa hồng từ 30% xuống 15% cho 98% các nhà phát triển và công ty sản xuất phần mềm nhỏ lẻ. Tuy nhiên điều này chỉ diễn ra sau khi "táo cắn dở" có khả năng thua trong một vụ kiện liên quan đến phí hoa hồng trên App Store.
Nhiều tài liệu khác từ một bản thỏa thuận diễn ra trong năm nay cho thấy rằng, việc thành lập Chương trình Doanh nghiệm nhỏ được tạo ra nhằm chống lại một vụ kiện tập thể khác! Gần đây nhất là Apple giảm 15% phí đăng ký cho các ứng dụng tin tức giam gia Apple News, đồng thời cho phép các nhà phát triển hướng người dùng đến hệ thống thanh toán khác ngoài App Store.

Theo quan điểm từ trang 9to5mac, quy định chống độc quyền là mối đe dọa lớn nhất đối với Apple và công ty sẽ "nhẹ nhõm hơn" nếu thực hiện những thay đổi đúng nghĩa về các khoản phí bắt buộc của mình thay vì chỉ áp dụng chúng như một hình thức để đối phó!

Vào tuần trước, một đạo luật đã được thông qua tại Hàn Quốc nhằm chấm dứt nạn độc quyền nền tảng thanh toán trên App Store, nhượng bộ để giải quyết một vụ kiện chống độc quyền khác ở Nhật Bản và mở một cửa hàng mới ở Ấn Độ.

Xem thêm:


TECHRUM.VN / THEO: 9TO5MAC
(Xem tin nhanh trên Telegram)
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom