Chiêm ngưỡng quá trình "dậy thì" của điện thoại sau 80 năm qua 9 cột mốc quan trọng

gauheo0401

Moderator
Staff member
Tham gia
16/5/17
Bài viết
336
Được thích
358
1850 #1

Năm 1876, nhà phát minh Alexander Graham Bell đã được cấp bằng sáng chế với chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới. Thiết bị cồng kềnh với ống nghe cong và tai nghe được nối bằng dây dẫn. Hoàn toàn khác biệt so với smartphone ngày nay.

Trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của iPhone vào ngày 29 tháng 6 cũng là dịp để nhìn lại chặng đường phát triển về thiết kế của chiếc điện thoại sau 80 năm. Bảo tàng Cooper Hewitt gần đây đã số hóa hơn 200.000 mặt hàng trong bộ sưu tập của họ, một trong số đó ghi lại các điện thoại này đã lỗi thời và hiện nằm trong kho lưu trữ. Hãy chiêm ngưỡng một số chiếc điện thoại dưới đây để hiểu rõ thêm về "màn lột xác ngoạn mục" này nhé.

Trong những năm 1930, nhà thiết kế nổi tiếng Henry Dreyfuss đã tạo ra sản phẩm mà nhiều người xem là chiếc điện thoại hiện đại đầu tiên: Model 302. Thiết kế của chiếc điện thoại này rất khác biệt so với các mẫu mã trước đó với chuông nằm trong điện thoại thay vì tách biệt và tay cầm nằm ngang. Người dùng có thể nói chuyện và lắng nghe cùng lúc trên thanh tay cầm.


Sau Model 302, hãng AT & T nhận ra rằng họ có thể buôn bán điện thoại cho mọi người. Giá đỡ hình vuông truyền thống đã được thay bằng đế mỏng hơn đi cùng touchpad. Với tên gọi Trimline, thiết bị này lần đầu tiên được sản xuất bởi công ty điện thoại vào năm 1965. Các nút "*" và "#" cũng được thêm vào.


Vào những năm 1960, điện thoại thậm chí được cải tiến với kích thước nhỏ hơn. Cricket Cricket được tạo ra bởi các nhà thiết kế người Ý Marco Zanuso và Richard Sapper, có thể gập lại, giúp nó hoàn toàn khác biệt so với điện thoại khác vào thời điểm đó. Hình dáng vỏ sò cũng đã gợi lên nhiều ý tưởng cho thiết kế của chiếc điện thoại nắp gập hiện đại.


Trước 1977, hãng AT & T giành độc quyền về thiết kế điện thoại ở Hoa Kỳ. Nhưng một năm sau đó, Tòa án tối cao đã bỏ điều khoản ngăn cản mọi người mua và thiết kế chiếc điện thoại dành cho riêng họ. Quyết định này cùng với việc Bell Company ngưng đầu tư vào AT & T đã mang lại những mẫu thiết kế điện thoại sáng tạo, bao gồm cả những chiếc Beocom đời 80 dưới đây.


Vào đầu những năm 1980, một số công ty thử nghiệm với điện thoại thiết kế cao cấp hơn. Điển hình cho dòng thử nghiệm này là chiếc điện thoại Enorme dạng hộp, điềm báo cho một loạt mẫu mã điện thoại phổ biến sắp tới với nhiều hình dạng và màu sắc.


Trong suốt thập niên 80, những chiếc điện thoại không dây ra đời. Hình ảnh dưới đây là một thiết kế điện thoại không dây của nhà thiết kế người Anh John Stoddard được gọi là Dancall 5000.


Những năm 90 sau đó, điện thoại bắt đầu thu gọn nhiều hơn. Và chiếc điện thoại Talisman ra đời năm 1994 là thiết bị có khả năng sạc pin bằng giá đỡ đi kèm hiện đại nhất lúc bấy giờ.


Hai năm sau đó, hãng Motorola tung ra StarTAC, chiếc điện thoại nắp gập màu xám có kích thước nhỏ gồm một màn hình hiển thị và các phím bấm. Sau đó là thời kỳ hoàng kim của những chiếc điện thoại mà ngày nay chúng ta gọi là "feature phone".


Nhắc tới điện thoại ngày nay không thể không nghĩ tới siêu phẩm iPhone, chiếc smartphone ra mắt đầu tiên vào năm 2007 của ông lớn Apple. iPhone đã có những bước chuyển mình ngoạn mục khi biến đổi chiếc điện thoại cồng kềnh thành chiếc smartphone nhỏ bé. Mặc dù các điện thoại màn hình cảm ứng khác đã có từ trước đó, nhưng giao diện, kiểu dáng đẹp của iPhone đã "cách mạng hóa" thiết kế của điện thoại di động.


Cho đến nay, thiết kế này nhìn chung vẫn chưa thay đổi nhiều. Nhưng các hãng sản xuất đang rất cố gắng để tạo ra một sản phẩm ấn tượng và tách mình ra khỏi những smartphone "na ná" nhau trên thị trường, hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta có thể thấy thêm một bước chuyển lớn nữa của ngành công nghiệp điện thoại.

Xem thêm:
Nguồn: Businessinsider
 
Last edited by a moderator:

Chaffee

Well-Known Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
1,838
Được thích
1,196
#2
vậy 1 loạt các thiết bị trước đó đâu?
Màn hình màu? Camera? Ứng dụng?
Nhảy thẳng lên iPhone để tăng tầm đột phá à?:doubt:
 
Top Bottom