[Cơ bản] Kernel trên Android là gì ?

Boy Milano

Hắc Mỹ Nhân
Tham gia
6/4/14
Bài viết
554
Được thích
734
32201 #1

Tiếp theo chuổi bài cơ bản dành cho người dùng mới trên Android. Mình xin được tiếp tục với một thành phần cực kỳ quan trọng của Android, đó chính là Kernel. Chắc hẳn bạn đã nghe thuật ngữ này khá nhiều kể từ khi bạn bắt đầu tìm hiểu về Android, nhưng bạn vẫn chưa biết chính xác Kernel là gì và tác dụng của Kernel như thế nào trên Android. Nếu bạn muốn biết, xin mời tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.

Kernel là gì

Android là hệ điều hành sử dụng nhân Linux, nhưng không phải chính là nhân để chạy hệ điều hành Linux của các thiết bị chạy Linux. Có rất nhiều mã lập trình của Android sử dụng rất riêng so với hệ thống Linux, ví dụ như kernel của Google’s Android sử dụng có chế độ làm việc riêng của nó. Hệ thống lập trình OEMs là ngôn ngữ chủ đạo để viết nên hệ thống cho Kernel, bởi vì nó là phương tiện dùng để lập trình các hệ thống driver cho các phần cứng khác cho các phiên bản khác nhau của Android Kernel. Điều quan trọng của Kernel là kiểm soát và điều khiển phần cứng, hiểu một cách đơn giản, Kernel chính là một mối nối và là “thông dịch viên” giữa phần cứng và phần mềm.

Khi phần mềm cần phần cứng làm một việc gì đó, nó sẽ gửi yêu cần tới bộ vi xử lý và nó sẽ nói “các bạn nói bất cứ cái gì, chúng tôi sẽ đáp ứng cái đó”. Từ trình điều khiển độ sáng màn hình, mức âm lượng, hiệu suất tốc độ của thiết bị, điều khiển xung nhịp CPU. Ngay cả việc bạn di chuyển con trỏ chuột hay ngón tay của bạn lướt trên màn hình cảm ứng… tất cả đều được kiểm soát bởi kernel.

Đôi khi hệ thống và Kernel không chỉ nhận được những thông tin từ những những dòng lệnh được đưa vào từ màn hình cảm ứng, nó cũng có thể nhận tín hiệu từ một thiết bị khác bằng cách này hay cách khác, Bluetooth chẳng hạn.

Nghe có vẻ phức tạp, nên mình có thể tóm gọn như sau:
  • Kernel được gọi là hạt nhân của hệ điều hành Android
  • Đáp ứng lại các hoạt động của bạn trên smartphone, là cầu nối giữa phần mềm và phần cứng(ví dụ: tăng âm lượng bằng phím cứng, khóa màn hình bằng nút cứng, chạm vào màn hình)
  • Giúp Android hiểu các kết nối vật lý bên ngoài ( ví dụ : bạn cắm cáp kết nối với máy tính ,cắm chuột, usb, hay bàn phím). Do đó có nhiều smartphone không sử dụng được USB OTG là do kernel chưa hỗ trợ bạn làm việc đó.



Vậy Stock Kernel là gì ?


Stock Kernel chính là Kernel mà nhà sản xuất thiết bị viết ra dành riêng cho thiết bị đó. Stock Kernel là cầu nối giữa phần cứng của thiết bị và phần mền trên chính thiết bị đó mà nhà sản xuất đã lập trình sẵn. Nếu thay đổi Stock Kernel không phù hợp, hoặc trong quá trình Update Stock ROM xẩy ra lỗi về Kernel thì thiết bị gần như không thể hoạt động.

Custom Kernel


Giống như Stock Kernel, Custom Kernel cũng được viết ra dành riêng cho một thiết bị. Nhưng sự khác biệt đó là Custom Kernel được viết ra bởi các lập trình viên hoặc người dùng chứ không phải chính nhà sản xuất thiết bị viết ra. Mỗi một Custom Kernel thường không có tính năng giống nhau nhưng mục đích chung là để tối ưu hóa hệ thống phần cứng thiết bị. Custom Kernel phổ biến hiện nay như Franco kernel, infamous kernel...

Thông thường, các tính năng mà Custom Kernel thường có như sau :
  • Custom kernel cho phép bạn điều khiển được xung nhịp CPU, GPU do đó cho phép bạn quản lí xung nhịp tốt hơn (giảm xung khi sleep máy, tăng xung khi bật máy) do đó thời lượng pin sẽ tốt hơn.
  • Làm tăng âm lượng loa, cho phép mở khóa mà không chạm đến phím cứng....
  • Đi kèm với nhiều phần mềm mà developer cung cấp, cho phép can thiệp vào máy sâu hơn. Nâng cao điểm benchmark của thiết bị.
Boy Milano
Techrum.vn
 
Last edited by a moderator:

DIEP TRI

New Member
Tham gia
14/7/14
Bài viết
9
Được thích
15
#2
Bài viết gọn, dễ hiểu. Cám ơn tác giả.
 

aboyit

Active Member
Tham gia
16/12/16
Bài viết
871
Được thích
85
#3
giờ thì ae đã nắm rõ nên tìm ken nào ngon thì flash vào tiết kiệm pin hay tăng tốc cpu
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom