[CS] Ai đúng, Ai sai? Người lớn hay Trẻ nhỏ?

Nắng Hạ

New Member
Tham gia
9/4/22
Bài viết
7
Được thích
1
2250 #1

Trong suốt nhiều ngày gần đây, mỗi khi cầm điện thoại xem thông tin các trang báo điện tử mạng xã hội và thậm chí là cả đài truyền hình, tin tức mình xem được nhiều nhất luôn liên quan đến việc các bạn trẻ ở độ tuổi vị thành niên tự tử. Người ta hồ hởi tranh cãi xem người sai là ai sau mỗi vụ việc. Dành khoảng một giờ đồng hồ có hơn để xem xét các bình luận thì mình nhận ra một vấn đề: hầu hết các bậc phụ huynh thì cho rằng trẻ em thiếu chín chắn còn nông nổi, số còn lại thì chủ yếu là các bạn trẻ cho rằng người lớn không hiểu, họ đang đặt quá nhiều sức nặng lên đôi vai người trẻ.

Vậy rốt cuộc ai mới là kẻ đúng người sai, với vị góc nhìn của một cô gái 23 tuổi không phải người lớn cùng chẳng còn trẻ con, tôi nghĩ vấn đề nằm ở giao điểm giữa những thế hệ.

Người lớn…!

Antoine De Saint- Exupéry tác giá cuốn sách thiếu nhi Hoàng tử bé từng viết "Người lớn nào thì thoạt tiên cũng là trẻ con. Nhưng ít người trong bọn họ nhớ được điều đó".

Mình thấy nhiều người trẻ khá đồng tình với quan điểm tương tự vậy. Cá nhân mình cũng khá đồng cảm với suy nghĩ này. Người lớn đôi khi quên mất rằng họ cũng từng là những đứa trẻ hồn nhiên vô tư, cũng từng khó chịu khi nghe ba mẹ trách mắng, cũng từng bị điểm kém, cũng từng làm rất nhiều điều ngốc nghếch trước khi là người lớn.

Có bao giờ bạn tự hỏi, để trở thành người lớn bản thân họ cũng cũng phải trải qua cả đống áp lực chưa? Nếu bạn cho rằng: ở thế hệ của bố mẹ chúng ta trước đây thì học hành có gì áp lực, được đi học là thích lắm rồi. Ở thế hệ bố mẹ chúng ta, thay vì áp lực học hành thì họ chịu nhiều áp lực áp lực hơn ở việc kiếm ăn từng bữa. Cái thời kì mà công nghệ còn chưa phát triển mạnh như bây giờ, có được công việc ổn định đã là may lắm rồi. Huống hồ, thời ông bà chúng ta nhà đông con, ăn còn chẳng đủ lấy đâu tiền mà vào đại học.


Bây giờ, khi những đứa trẻ ngày xưa ấy trở thành người lớn, họ không còn phải lo từng bữa ăn nữa. Cái họ lo nhất bây giờ chính là chúng ta- những đứa con được lo đủ từ bé. Họ vất vả kiếm tiền không phải để cho bản thân mà để những đứa con là chúng ta, được đến trường, có điện thoại thông minh như bạn bè, có máy tính để phục vụ học tập theo kịp thời đại, có xe đạp điện để đi học đỡ vất vả hơn. Mỗi ngày đi học về, tủ lạnh luôn đầy bánh kẹo, trái cây, thức uống mà bạn thích. Những bộ quần áo mà bạn mặc, đôi giày vài triệu mà bạn có cả đống chỉ để khoe với bạn bè,... Để bạn có được những thứ ấy, họ phải thức dậy mỗi sáng, lê tấm thân người lớn với cái hồn của một người từng trẻ con, làm việc hơn tám tiếng mỗi ngày, phải nghe cấp trên quát mắng, phải nhẹ nhàng với khách hàng,... Có nhiều người lớn đã phải tạm biệt ước mơ, chỉ để theo đuổi cơm áo gạo tiền chỉ để những đứa con của họ sau này không phải vất vả, được ăn được học ở điều kiện tốt nhất…Đôi khi không phải áp lực người lớn chỉ gửi gắm ước mơ bỏ ngỏ của họ lên trẻ con mà thôi!

"Người lớn cũng từng là trẻ con, nhưng người lớn không còn ai lớn hơn họ!"

Khi cậu bị bắt nạt ở trường lớp, cậu có thể chạy về nhà nhà khóc. Nhưng người bị bắt nạt họ chỉ có thể giấu đi. Khi bị bất công cậu có thể chạy về mách bố mẹ, có thể cãi lại cô giáo,...Nhưng người lớn thì không thể làm như thế bởi đối với họ số tiền nhận được mỗi tháng là rất quan trọng. Đó là tiền sữa của com, tiền thuốc ụa mẹ già đau ốm, là tiền học phí, học thêm và cả đống hoá đơn chờ được thanh toán. Là bộ quần áo cậu đang mặc, đôi giày cậu mới xỏ một lần.

Chúng ta luôn oán trách người lớn chưa từng hiểu mình, nhưng chính bản thân những đứa trẻ chưa từng một lần hỏi rằng "hôm nay bố đi làm có mệt không", "mẹ có thích chụp ảnh không" ? Chúng ta nhận được quá nhiều từ người lớn và rồi cho rằng họ có nghĩa vụ phục vụ đáp ứng chúng ta, nhưng thực sự họ chẳng có nghĩa vụ phải cho bạn mọi thứ tốt nhất như vậy. Nếu có thì điều đó xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến dù không phải cách thể hiện nào cũng được trẻ con hiểu.


Hồi mình ôn thi đại học, mình đi học từ sáng sớm đến 9-10 tối về, về nhà ăn vội cho xong bữa rồi lại học tiếp đến 1-2h sáng. Bố mẹ lúc nào cũng kêu mình học học và học. Dù mình có làm gì thì cũng không theo kịp kỳ vọng và sự trách mắng của họ. Mình từng giận bố mẹ cho đến khi mình lên đại học năm ba, khi ấy mình mới biết: bố mình đã luôn thức chờ mình học xong rồi mới ngủ, sáng luôn dậy sớm dắt xe cho mình đi học. Khi mình thấy bố cứ xem mãi một món một đồ dù chẳng đắt lắm nhưng lại đắn đo không mua, khi thấy mẹ kể bố đi làm khó khăn như thế nào..., khi mình vô tình thấy được những điều người lớn giấu đi, mình nhận ra rằng” người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều có áp lực riêng”. Thế nên, nếu có áp lực thì đó là vấn đề của bản thân chúng ta.

Trẻ em…

Ai dám bảo trẻ con không có áp lực nào! Mình còn nhớ cách đây vài năm khi mình còn học cấp 3, áp lực đại học đã đáng sợ như thế nào? Bạn bè xung quanh mình đều chăm chỉ cố gắng, thành tích học tập cũng tốt; thầy cô không ngừng nói về những người anh chị khoá trên vào được trường đại học tốt, có được công việc mong muốn, bố mẹ thì không ngừng nhắc nhở…Mọi thứ xung quanh cứ ồ ập tới, đè lên đôi vai của những đứa trẻ. Rồi chính bản thân chúng cũng tự tạo áp lực khi không muốn thua kém bạn bè. Những đôi vai nhỏ bé ấy đã phải chịu sức ép đáng sợ đến nhường nào.

Càng đáng sợ hơn khi ngày nay, mạng xã hội phát triển có quá nhiều thông tin độc hại, ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ em. Khi một đứa trẻ cần lời khuyên thì mạng xã hội lại lấy đó làm trò tiêu khiển, đàm tiếu, chỉ trích..những lời nói đáng sợ đến người lớn đôi khi còn không chịu nổi huống hồ trẻ em.

Nhưng đó không phải cái cớ để chúng ta đồng tình cho quan điểm "trẻ em tự sát vì áp lực là sự giải thoát"!


Ai cũng có áp lực của riêng mình, thứ chúng ta cần làm là giải quyết vấn đề chứ không phải giải thoát bằng cách kết thúc sinh mệnh. Bố mẹ cho chúng hình hài sự sống, nuối lớn chúng ta. Đồng ý rằng, không phải cha mẹ nào cũng yêu thương con cái đúng cách nhưng hãy hỏi những đứa trẻ mồ côi lang thang không chỗ ở, những đứa bé bị bạo hành gia đình, những em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo,... Hãy hỏi rằng: "Vì sao chúng vẫn sống ?".

"Trẻ em rồi một ngày cũng sẽ là người lớn…nhưng chí ít không phải bây giờ!"

Nếu bạn cho rằng bố mẹ áp đặt, gò bó bạn, vậy sao không thử tự nuôi sống bản thân đi. Dù bạn có áp lực đến mức trầm cảm thì hãy cãi lại cha mẹ, dũng cảm theo đuổi con đường bạn muốn mà không nhận bất cứ thứ gì từ cha mẹ,.. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, thì xin làm ơn đừng chọn cách tự tử như một kẻ ích kỷ, hèn nhát và một đứa con bất hiếu.

Bạn còn ước mơ cơ mà, bạn còn nhiều niềm vui và nếu bạn chẳng còn tha thiết gì thì hãy nghĩ "Sống để trả nợ đời" sống để trả lại công ơn ba mẹ đã sinh ra và vất và nuôi lớn bạn!

Trẻ em có rất nhiều áp lực không thể chia sẻ với gia đình nhưng đó không phải lý do để mọi người đồng cảm với hành động tự sát.

Gia đình…

Các cậu có biết vì sao gọi là gia đình không ? Mình không biết nhưng mình nghĩ là vì ở đó có nhiều hơn một thế hệ, vì ở đó mọi người yêu thương và tha thứ cho nhau.

Giữa bố mẹ và con cái sẽ luôn và luôn có những khoảng cách nhất định. Nếu không thể kéo gần khoảng cách đó thì hãy học cách thích nghi. Chúng mình là trẻ con lần đầu đến với cuộc đời, bố mẹ là người lớn nhưng chẳng còn ai lớn hơn để làm nũng mỗi khi mệt mỏi. Nếu không thể thể hiện sự yêu thương thấu hiểu một cách đúng đắn và phù hợp thì mình nghĩ tha thứ có lẽ sẽ dễ học hơn nhiều.



Quay lại với vụ việc trẻ em tự sát ai đúng ai sai? Mình nghĩ ai cũng sai mà ai cũng có cái đúng của bạn thân. Nhưng nếu cậu có ý định tự sát hãy nhớ đâu đó sẽ có ít nhất một người thấu hiếu và chia sẻ, vậy nên hãy cố gắng chờ thêm một chút xíu và đừng làm gì dại dột nha.

Cảm ơn cậu vì đã cố gắng đến tận đây!


Tác giả: Nguyễn Thanh Thảo - meo52hz
(Bài đăng trên Group Viết Lách Mỗi Ngày - GenZ)

Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:

chelamagb6

New Member
Tham gia
11/9/23
Bài viết
14
Được thích
0
#6
cả ng lớn và trẻ con cần phải thấu hiểu và sẻ chia
 
Top Bottom