[Cuộc sống] Đố anh em biết: Vì sao rắn thích thè lưỡi, bồ câu tự biết đường về nhà, thuốc viên có nhiều màu sắc...

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
1384 #1

Cuộc sống vốn dĩ có nhiều điều rất thú vị, hầu như đã được "chị Google" giải đáp. Tuy nhiên, lại có những điều hiển nhiên đến mức chúng ta thường chấp nhận mà bỏ qua luôn câu hỏi vì sao. Dưới đây là 10 câu hỏi vô cùng lắt léo cho những điều tưởng chừng rất hiển nhiên ấy.

1. Rắn hay thè lưỡi ra ngoài


Lưỡi của rắn cũng có công năng như các loài động vật khác- giúp rắn nếm được các vị khác nhau. Dù vậy, loài động vật này có chiếc lưỡi nhạy hơn hẳn- giúp rắn "nghe" được cả mùi hương. Rắn thè lưỡi ra ngoài là để định hướng và săn mồi tốt hơn.

2. Sách được phát hành bìa cứng trước rồi mới đến bản bìa mềm


Nếu thường mua sách, chắc hẳn bạn đã nghe đến định nghĩa "bìa cứng" và "bìa mềm". Bìa cứng chắc chắn có giá cao hơn hẳn. Thường thì khi quyển sách mới ra đời, nhà xuất bản sẽ chỉ cho phát hành loại bìa cứng. Nguyên nhân là để thu được lợi nhuận lớn hơn từ khách hàng. Với một quyển sách mới, người dùng thường háo hức mua để đọc và thưởng thức, họ sẽ dễ dàng bỏ qua việc bản bìa cứng có giá mắc. Chưa kể, tâm lý bìa cứng giúp bảo quản sách tốt và bền hơn cũng khiến người dùng chọn phiên bản này.

Sau một thời gian ra mắt, thường là 1 năm, nhà xuất bản sẽ tung phiên bản bìa mềm với giá rẻ hơn hẳn để người dùng lựa chọn.

3. Chim bồ câu thường lúc lắc đầu khi đi bộ


Nếu để ý, bạn sẽ thấy đầu của những chú chim bồ câu chuyển động không ngừng khi chúng đi bộ. Bồ câu đi càng nhanh thì độ "đong đưa" càng mạnh. Chim bồ câu sẽ tự đẩy phần đầu của mình về phía trước, sau đó thân hình của chúng sẽ chuyển động theo. Bằng cách này, góc nhìn của bồ câu sẽ được ổn định, giúp chúng nhìn rõ hơn.

4. Tình trạng mắt đỏ khi chụp hình


Trước đây, chúng ta thường gặp tình trạng "mắt đỏ" khi chụp hình với flash. Phần màu đỏ này là ảnh phản chiếu của đèn flash lên các mạch máu trong võng mạc của chúng ta. Tuy nhiên, các loại camera kỹ thuật số hiện nay đã có cách để khử tình trạng này (thậm chí còn có filter giúp mắt to và long lanh hơn thực tế).

5. Màu trong kem đánh răng không bị hoà vào nhau

Có rất nhiều loại kem đánh răng trên thị trường hiện nay có hơn 2 màu, với mục đích thẩm mỹ, cũng như quảng cáo rằng "mỗi màu là một thành phần khác nhau để bảo vệ răng".


Người ta dùng một loại bơm áp suất cao để "dồn" kem đánh răng vào tuýp kem. Mỗi loại màu sắc khác nhau sẽ có thành phần hoá học, độ đặc khác nhau, nên các lớp màu sắc này không thể hoà trộn vào nhau. Qua đó, khi người dùng nặn kem đánh răng ra thì các màu sắc này vẫn rất tách bạch.

6. Chim bồ câu đưa thư không bị lạc

Bạn đã được đọc hoặc xem phim về chuyện các chú bồ câu đưa thư trong thời xa xưa chưa? Không những là hình ảnh lãng mạn khi hai người yêu nhau có thể trao đổi thư từ một cách nhanh nhất, chim bồ câu còn là cứu tinh trong những trận chiến thời xưa.


Loại bồ câu đưa thư có bản năng định hướng, tự biết đường về nhà. Chúng có thể định hướng nhờ vào từ trường của Trái Đất và sóng hạ âm (có tần số từ 20Hz đến 20,000Hz- tai người không nghe thấy được). Người ta huấn luyện loài chim này từ bé bằng cách đem chúng ra khỏi tổ để tự bay về, khoảng cách ngày một xa hơn để chúng dần quen với quay về từ những nơi rất xa.

7. Gấu trúc Mỹ rất thích... giặt đồ


Trên một số diễn đàn dành cho động vật tại Việt Nam, gấu trúc Mỹ/ gấu mèo (racoon) thường được gọi vui là "con giặt đồ". Ngoài tự nhiên, các nhà khoa học cũng quan sát thấy gấu trúc Mỹ đem mồi của mình (cành cây, động vật thân mềm, côn trùng...) nhúng vào nước rồi mới ăn. Dù vậy, chẳng phải loài này thích ăn uống sạch sẽ gì đâu. Đa số thức ăn của loài này thường bị dính đất cát, mà móng vuốt của chúng lại rất nhạy cảm, nên "nhúng vô nước" được xem là cách chúng tự loại bỏ những thứ có thể làm hại móng của mình.

(Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra gấu trúc Mỹ là con gì, hãy thử nhớ lại nhân vật sư phụ trong loạt phim Kungfu Panda).

8. Thuốc có nhiều màu khác nhau

Chắc hẳn bạn sẽ nhận ra điều này. Thuốc không chỉ có màu trắng, chúng có rất nhiều màu sặc sỡ. Màu sắc của thuốc sẽ do nhà sản xuất tự quy đinh và màu sắc không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.


Thực tế, màu sắc của thuốc là một "đòn tâm lý" vì đã từng có một thí nghiệm chỉ ra rằng "khách hàng tin rằng thuốc đậm màu thì tốt hơn" (mặc dù điều này không đúng).

9. Mèo luôn đáp xuống bằng chân


Nếu đã từng xem qua nhiều clip "lộn mèo", bạn sẽ nhận ra khi rơi ngửa ở bất kỳ độ cao nào, mèo cũng có thể đáp xuống bằng bốn chân một cách ngoạn mục. Để làm được điều này, xương sống của mèo rất khoẻ và linh hoạt, cho phép chúng xoay trở rất nhanh. Ngoài ra, nhờ vào hệ thống tiền đình tuyệt hảo, mèo biết cách đáp xuống một cách nhẹ nhàng mà không làm cơ thể tổn thương.

10. Chim đứng trên dây điện nhưng không bị giật

"Điện cao thế - Cấm lại gần" là biển cảnh báo mà chúng ta thường thấy khi đi trên đường. Nhưng loài chim lại đứng trên dây điện cao thế mà chẳng sao cả.


Nguyên nhân đơn giản là vì chim... đứng trên dây. Lúc này sẽ không có sự chênh lệch điện áp giữa dây điện và chim. Nhưng nếu chúng đậu một chân trên dây, và một chân dưới đất, kết quả sẽ vô cùng... khét lẹt.

Theo Bright Side.​

Xem thêm:
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom