[Cuộc sống] Đi làm hoài không thấy được tăng lương? Coi chừng bạn thuộc 1 trong 6 nhóm sau

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
2800 #1

Lương là một chuyện rất… nhạy cảm khi chúng ta trưởng thành. Nếu thấy xung quanh được tăng lương ầm ầm mà mình thì vẫn dẫm chân tại chỗ, bạn hãy thử nhìn lại xem mình có thuộc 1 trong 6 nhóm người sau không nhé.


1. Nhiều chuyện

Rất nhiều người không phân biệt được hai khái niệm “giao tiếp tốt" và “nhiều chuyện". Thời gian của bạn ở nơi làm việc là để… làm việc, không phải để tán chuyện linh tinh đến người này hay người khác. Những nhà lãnh đạo sẽ không có thiện cảm với các cá nhân “hay chuyện" và thích đi kể cho càng nhiều người biết càng tốt.

Vì sao ư? Nhiều chuyện chứng tỏ bạn không biết kiểm soát bản thân, không thể giữ bí mật, và không đảm đương được những công việc yêu cầu trách nhiệm cao. Nghĩa là bạn không được tín nhiệm và dĩ nhiên là khó mà được tăng lương.

2. Cam chịu

Sếp giao gì cũng nhận, nhưng khi gặp rắc rối trong quá trình triển khai thì lại âm thầm chịu đựng và làm hỏng việc. Nhiều lần như vậy, bạn không phải là một người đáng thương nữa, mà sẽ là một nhân viên không hoàn thành KPI nhiều lần liên tiếp.



Vì thế, hãy nhớ câu “cố quá thì quá cố"- đừng nhận nhiều hơn khả năng của chính mình, và nhớ đề nghị được hỗ trợ trong trường hợp không thể kịp tiến độ nhé.

3. Phản ứng tiêu cực

Liên tục phản bác ý kiến của đồng nghiệp và cấp trên mà không đưa ra được một đề nghị xuất sắc hơn, càm ràm những chuyện vặt vãnh từ ngày này qua tháng nọ… Bạn đang khiến hình ảnh của mình xấu đi trong mắt cấp trên.


Liệu với một thái độ tiêu cực như thế, cấp trên có yên tâm giao cho bạn làm đại diện công ty đi gặp gỡ khách hàng, hay trao cho bạn quyền hạn để xử lý một vấn đề nội bộ nào đó? Không, chắc chắn là không.

4. Đổ thừa

Nếu bạn muốn đứng vào hàng ngũ những nhân viên xuất sắc, đừng quên bạn phải biết cách dũng cảm nhận lỗi, cũng như nhìn nhận những điểm yếu của mình để làm tốt hơn nữa.

Tất cả những “tại, bị, em tưởng…” của một nhân viên thích đóng vai nạn nhân đều không nằm trong từ điển của các nhà lãnh đạo.

5. Tính khí thất thường

Dĩ nhiên, bất kỳ công việc nào cũng có thể gây stress, nhưng liên tục không kiểm soát được tính khí và hành vi là điều khó chấp nhận được ở người trưởng thành. Một nhân viên thích gây sự với đồng nghiệp và khách hàng sẽ là một ngòi nổ chậm trong công ty. Những người có tính khí thất thường không những khó thăng chức, mà còn có thể bị loại khỏi tập thể.


6. Tài lanh

Luôn tự học hỏi các kiến thức mới để không bị tụt hậu trong nghề nghiệp là một việc tốt. Nhưng nếu bạn dùng kiến thức của mình để bắt lỗi đồng nghiệp những chuyện vặt vãnh, hoặc thể hiện kiến thức, ý tưởng của mình một cách rỗng tuếch sẽ khiến cấp trên nghĩ rằng bạn là một đứa trẻ con đang khoe mình tài giỏi.


Hãy khiêm tốn với những hiểu biết của mình, bạn sẽ nhận ra còn rất nhiều điều hay để được những người xung quanh chỉ bảo thêm.


Năm 2019 sắp kết thúc rồi. Bạn chuẩn bị được tăng lương chưa? Thử thay đổi theo hướng tích cực hơn nữa, để có một năm 2020 tuyệt vời nhé. Techrum chúc bạn thành công!


Xem thêm:
 

no1223469

Active Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
449
Được thích
157
#2
"Cam chịu" thật đúng quá mà. Công thì thuộc người - cocc(con ông cháu cha) , tội thuộc mình - ndah(nhân dân anh hùng) . Nên có làm hết sức, thì ng khác nhận. Haizzz
 

leminhhp90

Active Member
Tham gia
5/1/18
Bài viết
311
Được thích
69
#3
May quá, mỗi khi tăng lương thì mình cũng được tăng 1000vnd nên vẫn may
 
Tham gia
10/8/16
Bài viết
65
Được thích
46
#4
Rất nhiều người không phân biệt được hai khái niệm “giao tiếp tốt" và “nhiều chuyện". Thời gian của bạn ở nơi làm việc là để… làm việc, không phải để tán chuyện linh tinh đến người này hay người khác.
 

sonnguyen12

New Member
Tham gia
14/6/18
Bài viết
26
Được thích
3
#5
làm như nào nhận đồng lương như thế thôi con đòi hỏi j nữa
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom