[Cuộc sống] 8 bí mật của ngành hàng không ít người biết: Cửa lên bên trái, Cánh máy bay cong, Cấm phi công để râu...

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
2007 #1

Máy bay được xem là phương tiện di chuyển an toàn nhất hiện nay. Không những vậy, "đi máy bay" còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với di chuyển bằng đường bộ hay đường thuỷ. Từ lâu, ngành hàng không đã có khá nhiều bí mật thú vị. Bài viết sau sẽ bật mí 8 thắc mắc thường gặp về máy bay.

1. Cửa sổ máy bay có hình tròn

Chiếc máy bay thương mại đầu tiên trên thế giới là de Havilland Comet, cất cánh vào đầu những năm 1950. Lúc này, cửa sổ trên thân máy bay có dạng hình vuông. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, chiếc may bay này vỡ tan thành nhiều mảnh khi đang bay trên trời. Vài tháng sau, thêm 2 chiếc máy bay nữa gặp tai nạn.


Các kỹ sư bắt đầu xem xét kỹ lại đến từng con ốc vít trên máy bay và phát hiện ra nguyên nhân là do cửa sổ hình vuông. Áp suất không khí sẽ dồn vào góc kính, mà như chúng ta cũng biết, áp suất khi bay sẽ tăng cao hơn áp suất dưới mặt đất khiến cửa kính vỡ vụn và ảnh hưởng đến toàn bộ máy bay, gây nên nhiều vụ tai nạn khiến hàng trăm người chết. Thiết kế cửa sổ tròn sẽ giúp phân tán đều áp suất không khí, tăng độ bền cho các ô cửa và các chuyến bay cũng an toàn hơn.

2. Đầu cánh máy bay có thiết kế cong

Khi bay, áp suất không khí bên trên cánh sẽ thấp hơn phần bên dưới cánh. Áp suất cũng sẽ phân bổ không đều trên cánh máy bay, cụ thể là phần cánh ngoài sẽ chịu nhiều áp lực hơn. Và máy bay sẽ có khuynh hướng di chuyển từ vùng áp cao về áp thấp. Các thiết kế cánh may bay cũ dạng thẳng sẽ dễ bị nhiễu động khi bay hơn.


Chỉ với cải tiến nhỏ là uốn cong phần đầu cánh máy bay lên trên giúp áp suất không khí phân bổ đều hơn trên bề mặt cánh, bài toán này đã được giải. Cùng với lượng nhiên liệu như trước đây, máy bay ngày nay có thể bay được xa hơn, tiết kiệm chi phí hơn cho hành trình. Thêm vào đó, cách thiết kế này cũng giúp tăng độ bền cho cánh máy bay, cũng như giúp hành khách cảm thấy dễ chịu hơn hẳn.

3. Máy bay có nhiều hình dáng mũi khác nhau

Nếu để ý, bạn sẽ để ý các loại phi cơ chiến đấu sẽ có một chiếc mũi "dài và nhọn hoắt", còn máy bay thương mại, dân sự sẽ có mũi tròn. Theo nguyên tắc khí động học, một chiếc "mũi nhọn" sẽ giúp máy bay có tốc độ cao hơn. Nhưng đối với máy bay thương mại, mũi máy bay quá dài sẽ cản tầm nhìn của phi công và khiến xảy ra tai nạn.


Concorde từng là máy bay thương mại đạt vận tốc trung bình là Mach 2.02 (hơn gấp đôi tốc độ âm thanh)

Vào những năm 60, các kỹ sư Nga từng tạo ra chiếc máy bay thương mại có tốc độ vượt trội so với thời bấy giờ với phần mũi có thể "bẻ lên bẻ xuống". Khi hạ cánh và cất cánh, phần mũi nhọn của máy bay sẽ chúc xuống để phi công có tầm nhìn tốt hơn. Sau đó, mũi máy bay sẽ hướng lên, qua đó góp phần giảm sức cản của gió để có tốc độ tốt nhất.

4. Lý do máy bay thường có màu trắng

Khi mới xuất xưởng, máy bay thường có màu trắng. Điều này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Giúp giảm hấp thụ nhiệt: Chúng ta cũng biết, màu trắng là màu cản nhiệt tốt nhất. Thân máy bay màu trắng sẽ giúp khoang hành khách không bị nóng, cũng như an toàn cho hành lý mang theo.
- Rẻ: Sơn màu trắng luôn rẻ hơn các màu khác.
- Tránh va chạm với chim: Khi bay vào ban ngày, màu trắng có khả năng phản xạ lại ánh sáng mặt trời rất tốt, phần nào giúp các loài có cánh nhận biết từ xa để tránh (bạn cũng biết khi hai vật thể đi với vận tốc lớn ở chiều ngược nhau mà va chạm thì hậu quả kinh khủng như thế nào).


- Giúp dễ nhận ra các vết nứt, rạn, lõm... trên thân máy bay để có thể sửa chửa, bảo dưỡng kịp thời.

Dù vậy, sẽ rất nhàm chán nếu tất cả các máy bay trên thế giới đều có màu trắng đúng không? Khi đó các hãng hàng không cũng sẽ khó mà gây ấn tượng được với khách hàng của mình. Và biết đâu lại có chuyện "lên lộn máy bay" không chừng.

5. Cửa lên bên trái thân máy bay

Gần như tất cả các máy bay thương mại hiện nay đều có cửa lên bên thân trái. Hiện nay có 3 cách giải thích cho chi tiết này:


- Cửa bên phải vốn để bốc dỡ hàng hoá. Và để an toàn cho hành khách thì cửa lên xuống phải ở bên trái.
- Đây vốn là "truyền thống" từ thời di chuyển bằng tàu: hành khách luôn lên tàu từ phía bên trái.
- Vị trí ngồi của cơ trưởng là phía bên trái trong khoang lái. Cửa lên bên trái sẽ giúp cơ trưởng quan sát tốt, đảm bảo máy bay có vị trí thuận tiện khi hạ cánh để hành khách xuống một cách dễ dàng nhất.

6. Vì sao một vài chiếc máy bay có hình thù rất kỳ cục?

Đa phần các thiết kế máy bay sẽ được mô phỏng theo hình dáng của một số loài chim khi đang bay. Tuy nhiên, vẫn có một số thiết kế khá là... kỳ cục.


Chắc hẳn bạn đã nghe về "máy bay tàng hình"? Hiểu nôm na thì bạn có thể thấy nó "rõ mồn một". Nhưng một khi máy bay tàng hình đã cất cánh thì không radar hay bất kỳ hệ thống theo dõi nào có thể "bắt" được. Điều này một phần nhờ vào hình dáng của chúng.

Dĩ nhiên, máy bay thương mại thì không được phép "tàng hình" và phải "xin phép đàng hoàng" khi bay ngang qua bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào.


Ngoài ra, trên thế giới cũng có những loại máy bay vận tải "ú na ú nần" với khoang chứa hàng siêu to khổng lồ.


7. Khoang máy bay nhỏ nhỏ vậy mà nhìn rất rộng là do đâu?

Bằng cách bố trí đèn và một số chi tiết uốn cong trong khoang máy bay, các nhà thiết kế máy bay đã đem lại cảm giác "rộng hơn" cho hành khách. Cách sắp xếp và bố trí khoang chứa hàng trên đầu so với trần máy bay cũng là một mẹo nhỏ giúp cho không gian bên trong khoang hành khách có vẻ "nở" ra.


Cách bố trí này cũng phần nào đem lại cảm giác dễ chịu hơn cho một số hành khách có nỗi sợ không gian hẹp, hoặc mắc chứng hoang tưởng bị giam cầm.

8. Phi công không được phép để râu

Không phải là điều bắt buộc trên toàn thế giới, nhưng có rất nhiều hãng hàng không yêu cầu cơ trưởng và cơ phó của mình không được để râu.


Lý do rất đơn giản: Lỡ may có sự cố xảy ra khiến áp suất trong khoang thay đổi, tổ lái buộc phải đeo mặt nạ dưỡng khí thì râu sẽ khiến phần tiếp xúc giữa mặt nạ và người dùng bị hở, không hoạt động tốt. Mà bạn biết đó, đây là tình huống khẩn cấp và tổ lái buộc phải đeo mặt nạ nhanh nhất có thể để làm chủ máy bay, ổn tình hình.

Bonus: Vì sao máy bay không có ghế đứng?

Thực tế thì máy bay không phải là một phương tiện di chuyển có giá rẻ lắm. Bạn nghĩ sao nếu đã phải bỏ ra một số tiền kha khá mà còn phải đứng suốt cả (mấy) tiếng đồng hồ? "Thà đi tàu thuyền hay đi xe còn được nằm/ ngồi còn dễ chịu hơn" đúng không?


Dù vậy, đã từng có một công ty của Ý nêu ý tưởng "ghế đứng" cho máy bay, giúp tiết kiệm khoảng 50% giá vé (nhưng có lẽ chỉ hợp với những chuyến bay dưới 2 tiếng).

Anh em TECHRUM nghĩ sao về những thông tin này? Cùng để lại comment nhé.

Theo Brightside.​

 

netanhhuy

New Member
Tham gia
27/3/20
Bài viết
5
Được thích
1
#2
Tui khoái cái ghế đứng rồi đó nha
 

leewu

Member
Tham gia
23/7/14
Bài viết
78
Được thích
29
#3
Phần cách cong và cửa lên bên trái không chính xác, nghe chủ thớt
Phần mũi máy bay gật gù là sai bét, chỉ có duy nhất máy bay Concorde của châu Âu (là cái máy bay trong hình minh họa) có cái mũi gật gù vì nó là máy bay siêu thanh, tốc độ nhanh như máy bay chiến đấu, nếu mũi tròn thì gặp lực cản lớn, phải làm mũi nhọn thì dài quá, cản tầm nhìn phi công khi cất hạ cánh. Vậy nên khi ở trên mặt đất, mũi máy bay hạ xuống để phi công có thể nhìn dễ hơn. Máy bay của Liên Xô thời ấy chỉ làm cái mũi quặp chứ không nâng hạ được
 

huyvipasna

New Member
Tham gia
23/12/18
Bài viết
10
Được thích
0
#4
Phần cách cong và cửa lên bên trái không chính xác, nghe chủ thớt
Phần mũi máy bay gật gù là sai bét, chỉ có duy nhất máy bay Concorde của châu Âu (là cái máy bay trong hình minh họa) có cái mũi gật gù vì nó là máy bay siêu thanh, tốc độ nhanh như máy bay chiến đấu, nếu mũi tròn thì gặp lực cản lớn, phải làm mũi nhọn thì dài quá, cản tầm nhìn phi công khi cất hạ cánh. Vậy nên khi ở trên mặt đất, mũi máy bay hạ xuống để phi công có thể nhìn dễ hơn. Máy bay của Liên Xô thời ấy chỉ làm cái mũi quặp chứ không nâng hạ được
máy bay Tu-144 đã làm mũi nâng hạ từ đầu nhé, đây là 1 hình ảnh rõ nét nhất cho bác

 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom