[Cuộc sống] "Minh oan" cho Thời Đại Trung Cổ: Mất vệ sinh, đai trinh tiết, săn phù thủy, mông muội...

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
1503 #1

Thời Đại Trung Cổ (còn gọi là Trung Đại) diễn ra từ thế kỷ thứ 5 đến khoảng thế kỷ 15. Thời kỳ này thường được xem là giai đoạn "tăm tối" của châu Âu với những cuộc chiến tranh triền miên giữa các lãnh chúa, các cuộc thập tự chinh, những vụ săn và giết hại phù thủy, và người dân Trung Cổ vô cùng lạc hậu, mông muội, sống mất vệ sinh... Nhưng có thật là như vậy?

Quay trở lại một chút với lịch sử, ngay sau Trung Đại là Thời Kỳ Phục Hưng- là giai đoạn châu Âu phát triển vô cùng rực rỡ với những huyền thoại về sự hùng mạnh của các quốc gia như Pháp, Anh, Phổ... và những tên tuổi như Leonardo DaVinci, Michelangelo, Raffael, Copernicus, Shakespears, Cervantes, ... Nghệ thuật lên ngôi tại châu Âu dưới sự bảo trợ của các gia đình hoàng tộc giàu có nên người ta càng nghĩ ra thời kỳ Trung Cổ trước đó vô cùng tối tăm, thậm chí có phần bí ẩn với sự xuất hiện của pháp thuật và phù thủy. Kỳ thực, rất nhiều những lời đồn đoán sai về Trung Cổ lại xuất phát từ sự tô vẽ của các tác giả thuộc... Thời Kỳ Phục Hưng.

Đến nay, Thời Đại Trung Cổ vẫn còn "mang tiếng" vì những thêu dệt của người đời sau.

1. "Trái đất phẳng như cái dĩa vậy"

Đây là một kiểu "nhét chữ vào mồm" dân Trung Cổ. Đúng là họ có tin như vậy thật, nhưng chỉ xuất hiện ở khu vực Bắc Âu mà thôi. Khi các nhà truyền giáo Đạo Thiên Chúa đến đây, tư tưởng của người dân vùng này cũng đã thay đổi.


Tại phần còn lại của châu Âu và khu vực Địa Trung Hải, những người ai được học hành sẽ nhận được dạy rằng "Trái Đất hình cầu". Bằng chứng là rất nhiều các ghi chép, bản vẽ bản đồ từ thời kỳ này đã thể hiện như vậy.

2. Columbus muốn chứng minh Trái Đất hình cầu

Không. Không hề. Người dân đã được dạy Trái Đất hình cầu thì Columbus việc gì phải chứng minh nữa.

Chuyến hành trình vĩ đại của ông thực chất là nhằm 2 mục đích: 1/ Chứng mình rằng thế giới rộng lớn hơn những điều mà người châu Âu bấy giờ biết đến, và 2/ Ông muốn tìm đường đến Ấn Độ nhanh hơn để mua gia vị về châu Âu với giá thấp hơn.


Trước đây, khi muốn đến Ấn Độ và chưa có kênh đào Suez vắt ngang Ai Cập, dân châu Âu phải vòng xuống Địa Trung Hải, bọc qua bờ biển phía Tây Châu Phi, vòng xuống phía nam châu Phi rồi lại lội ngược lên, băng qua Ấn Độ Dương để đến với vùng đất hương liệu. Columbus nghĩ rằng khi đi về phía Tây thì đường đến Ân Độ sẽ rút ngắn lại.

Kết quả, ông tìm ra châu Mỹ và nhầm lẫn khi gọi thổ dân ở đây là "người Ấn" (India).

3. Binh lính Viking đội nón có sừng

Viking là dân tộc thiện chiến tại Bắc Âu, là tổ tiên của các nước Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan... hiện nay. Người Viking thường được mô tả là đội nón có sừng khi ra trận (bạn có thể thấy chi tiết này trong truyện Asterix & Obelix hoặc các phim đề tài Viking). Dù vậy, đây chỉ là chi tiết thêu dệt không đúng sự thật.


Việc gắn sừng vào nón khiến nón sẽ nặng nề hơn và khó xoay chuyển, thậm chí còn cản trở khâu chiến đấu của binh lính. Lần lại theo những ghi chép, người ta phát hiện rằng chính các họa sỹ Viking đã "vẽ vời" thêm các chi tiết này, và việc này chỉ bắt đầu từ... thế kỷ 19- Tức là Thời Kỳ Cận Đại.

4. Các ông chồng quý tộc bắt vợ đeo đai trinh tiết

Tại Thời Đại Trung Cổ, các nhà quý tộc thường xuyên phải ra trận vì lời kêu gọi thập tự chinh. Những lần vắng nhà nhiều năm khiến các quý ông lo lắng cô vợ (dĩ nhiên là rất xinh đẹp) của mình sẽ ngoại tình. Và thế là trước khi lên đường, họ đeo cái đai trinh tiết cho vợ để không ai có thể thay thế mình làm nhiệm vụ chăn gối với các tiểu thư.


Có nhiều mô tả ghê rợn về thứ quần lót kim loại này, kiểu như là nó làm bằng sắt không thể mở được, nó... có răng, nó rất bén, và nó kín mít... Kỳ thực, đai trinh tiết là do mấy ông... nhà văn tiểu thuyết tình cảm nghĩ ra sau này và "gieo tiếng ác" cho đàn ông Trung Cổ.

5. Người ta chỉ thọ có... 30 năm

Bệnh dịch hạch là điều gieo rắc nỗi sợ, đã khiến hàng triệu người Trung Cổ qua đời. Thêm vào đó, tỷ lệ trẻ em chết cũng rất cao trong thời kỳ này. Và dĩ nhiên, thập tự chinh liên miên cũng khiến người ta tử ẹo sớm.


Nhưng như thế không có nghĩa là người của Thời Đại Trung Cổ chỉ có thể sống tới 30 tuổi. Ghi chép cho thấy rất nhiều người vẫn sống đến tuổi 60-70.

6. Dân Trung Cổ lười tắm

Nghe nhiều về "huyền thoại" lâu đài không có nhà vệ sinh và những câu chuyện về những người có cơ thể ghẻ lở lê lết trên đường phố Trung Cổ, khiến chúng ta hiểu lầm về việc "ăn ở mất vệ sinh" của người dân thời kỳ này.


Dĩ nhiên là so với hiện tại thì họ không thể sạch sẽ như chúng ta được (khi mà ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm phát triển kinh khủng). Tuy nhiên thì dù là ở tầng lớp nào của Thời Trung Cổ thì người dân vẫn có thể tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh sạch sẽ và những người hôi thối sẽ bị tẩy chay. Trong thời đại này, người ta đã biết đến xà phòng. Những nhà làm xà phòng nổi tiếng còn có chuỗi phân phối rộng khắp tại các thành phố lớn.

7. Phụ nữ không có tiếng nói

Các tác phẩm văn học viết về phụ nữ của Trung Đại thường mô tả họ là những người không thể phản kháng, không làm được việc gì và chỉ chờ lớn và được gả đi cho gia đình khác.


Thực tế thì phụ nữ Trung Cổ đúng là phải chịu cảnh hôn nhân sắp đặt và cũng không có nhiều sự tự do như thời hiện đại. Nhưng không có nghĩa họ là những kẻ vô dụng ăn không ngồi rồi. Những ghi ghép cho thấy phụ nữ vẫn ra mặt để giúp đỡ bố, anh trai hoặc chồng trong công việc buôn bán, quản lý. Họ cũng được quyền thừa kế, mua bất động sản và chăm sóc trực tiếp cho gia đình.

8. Người Trung Cổ ăn bốc

Lời đồn "không dao muỗng nĩa" là không đúng. Nĩa đã xuất hiện tại đế quốc Byzantine từ thế kỷ thứ 6. Nước Ý cũng bắt đầu sử dụng các dụng cụ ăn uống từ thế kỷ thứ 11.


9. Nhà thờ kìm hãm sự phát triển của khoa học

Chúng ta thường nghe kể câu chuyện về Galileo đã phải đấu tranh với nhà thờ và đành cúi đầu thừa nhận "Trái Đất không quay quanh Mặt trời" để không phải bị lên dàn hỏa thiêu do những tư tưởng dị giáo. Kỳ thực, đây là cuộc đối đầu giữa Galileo và phe Chống Cải Cách.


Rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc của Trung Cổ xuất thân từ nhà thờ, nơi họ được tiếp nhận những kiến thức và thực hành khoa học. Chưa có bằng chứng nào cho thấy nhà thờ cho một người ham học hỏi khoa học lên dàn hỏa thiêu.

10. Hàng triệu phụ nữ lên dàn hỏa thiêu vì bị nghi là phù thủy

Đây là một trong những đề tài thường được nhắc đến trong các tác phẩm về Trung Cổ. Trong đó một cô gái ngây thơ, xinh đẹp hóa ra lại là phù thủy lần khuất trong cộng đồng. Và vì thái độ ghê sợ các phù thủy, nhà nước Trung Cổ liên tiếp thực hiện các vụ bắt bớ và đẩy hàng triệu phụ nữ lên dàn hóa thiêu mà không qua xét xử.


Và chi tiết này, hóa ra rất được yêu thích trong các tả phẩm văn học ra mắt trong... thế kỷ 16 và 17.

11. Quyền ngủ với... vợ của chư hầu trong ngày cưới

Quốc gia chư hầu được hiểu là "đàn em" của một quốc gia khác và nhận được sự bảo trợ về kinh tế lẫn chính trị. Một trong những tin đồn sai trái nhất về Thời Trung Cổ là lãnh đạo quốc gia đàn anh có quyền... ngủ với cô dâu của chư hầu trong ngày cưới ("Right of the first night"- Quyền của đêm đầu tiên- tức đêm tân hôn).


Chưa có bất kỳ bằng chứng nào để xác thực tin đồn này. Các sử gia giải thích tin đồn này như sau: các ghi chép của Thời Trung Cổ được diễn dịch qua nhiều thứ tiếng khác nhau, dẫn đến những nội dung sai sự thực- trong đó có nội dung về "Quyền của đêm đầu tiên."

12. Hiệp sỹ luôn là những tay trượng nghĩa và cư xử lịch thiệp

Hẳn bạn đã nghe những câu chuyện về hiệp sỹ, như Robin Hood hoặc các chàng hiệp sỹ của vua Athur với tinh thần chiến đấu cao ngút, không tham lam, trượng nghĩa trên đường hành hiệp, và đôi khi còn rất sát gái vì những hành động lãng mạn.


Thực tế thì hiệp sỹ cũng ra trận, cũng lên đường phục vụ Thập Tự Chinh, chém giết lẫn nhau để phụng sự quốc gia. Hiệp sỹ thực tế có lối cư xử cục súc, giết người như ngóe và gây nên rất nhiều tội ác trong suốt chiều dài lịch sử.

Theo Brightside.​

 
Top Bottom