2723
#1

Nhiều người lớn tuổi vẫn giữ liên lạc với gia đình và bạn bè trong thời gian phong toả bằng cách sử dụng điện thoại, cuộc gọi video và các hình thức liên lạc trưc tuyến khác. Zoom, câu lạc bộ sách trực tuyến và những câu chuyện thông qua hình thức trước khi đi ngủ với các cháu đã giúp nhiều người thoát khỏi sự cô lập.
Nhưng theo nghiên cứu được chỉ ra trong số những nghiên cứu đầu tiên đánh giá một cách tương đối các tương tác xã hội giữa các gia đình và về tinh thần trong thời kì này cho thấy nhiều người lớn tuổi đã trải qua sự gia tăng về mặt cô đơn và rối loạn sức khỏe tâm thần lâu dài do chuyển sang theo hình thức xã hội hóa trực tuyến so với những người đã trải qua dịch bệnh của riêng bản thân.

"Chúng tôi đã kì vọng rằng việc gặp gỡ trực tuyến sẽ tốt hơn là việc cô lập hoàn toàn nhưng điều đó dường như không đúng với trường hợp của những người lớn tuổi", anh cho biết thêm.
Anh Hu cho biết vấn đề là những người lớn tuổi không quen với công nghệ và cảm thấy căng thẳng khi học cách sử dụng. Nhưng ngay cả những người quen thuộc với công nghệ cũng thường nhận thấy việc sử dụng rộng rãi các phương tiện này quá mức sẽ gây căng thẳng đến mức gây hại cho sức khỏe tinh thần hơn là chỉ đơn giản đối phó với sự cô lập và cô đơn.

"Không chỉ sự cô đơn trở nên tồi tệ hơn khi gặp gỡ trực tuyến mà còn là sức khỏe tâm thần nói chung: những người này dễ trầm cảm hơn, cô lập hơn và cảm thấy không hạnh phúc hơn do kết quả trực tiếp của việc sử dụng hình thức gặp gỡ trực tuyến", anh cho biết.
Bản báo cáo mang tên COVID-19, Liên hệ giữa các gia đình và Sức khỏe tinh thần của Người lớn tuổi ở Mỹ và Anh đã phân tích dữ liệu quốc gia từ cuộc khảo sát của Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội, do Hội đồng Nghiên cứu Xã hội COVID-19 tài trợ và Hội đồng nghiên cứu Sức khỏe và Hưu trí của Mỹ.

"Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho thiên tai", anh cho biết. "Chúng ta cần trang bị cho những người lớn tuổi năng lực về mặt kĩ thuật số để có thể sử dụng được công nghệ trong lần tiếp theo khi một thảm họa như thế này xảy ra".
Các phát hiện đã chỉ ra những hạn chế của một tương lai chỉ có sự kĩ thuật số và hứa hẹn về tương lai được nâng cao về mặt kĩ thuật số nhằm đối phó với tình trạng già hóa dân số trong dài hạn, anh Hu cho biết thêm.

Caroline Abrahams, giám đốc từ thiện tại Age UK, hoan nghênh báo cáo này. "Chúng tôi biết môi trường trực tuyến có thể làm trầm trọng thêm những cảm giác không có thực với những người thân yêu", cô nói.
"Do đó, điều cần thiết là chính phủ phải biến việc ngăn ngừa và giải quyết sự cô đơn trở thành ưu tiên chính sách hàng đầu, được hỗ trợ với nguồn vốn phù hợp. Không quá khó để chỉ ra rằng trong những trường hợp xấu nhất, sự cô đơn có thể giết chết theo nghĩa là làm suy giảm khả năng phục hồi trước các mối đe dọa sức khỏe, cũng như khiến những người lớn tuổi ở tuổi xế chiều mất hết hi vọng, vì vậy họ thiếu lí do để tiếp tục giữ vững tinh thần".

Nhưng ông cũng nghi ngờ rằng: "Chúng tôi biết rằng ngay cả đối với những người đang trực tuyến, việc thiếu kĩ năng và sự tự tin có thể ngăn cản mọi người sử dụng Internet theo cách họ muốn".
Nghiên cứu trước đây của Centre for Ageing Better cho thấy rằng kể từ sau dịch bệnh, đã có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng công nghệ kĩ thuật số ở những người từ 50-70 tuổi đã thực hiện việc trực tuyến.

Ông Vernon cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra rằng một số người ngoại tuyến cảm thấy khó kết nối với gia đình, bạn bè và hàng xóm trong thời kì dịch bệnh và ngay cả những người trực tuyến cho rằng công nghệ không thể bù đắp cho việc bỏ lỡ các tương tác xã hội thực tế".
Xem thêm:
Theo The Guardian.
Last edited by a moderator: