Cuộc đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo chỉ mới bắt đầu...

Hải Đại Bàng

Thất nghiệp
Staff member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
6,324
Được thích
11,511
1857 #1

Mỗi một ngày, chúng ta tạo ra 2,5 tỷ tỷ byte dữ liệu (tức là có đến 18 con số “0” ở đằng sau). Ngạc nhiên hơn, 90% số dữ liệu của con người mới chỉ được tạo ra trong vòng 2 năm vừa rồi. Tại sao lại như vậy?

Sự phát triển của các thiết bị có khả năng thu và ghi nhận dữ liệu

Mặc dù doanh số điện thoại thông minh trên toàn thế giới đã tăng lên đến gần 350 triệu chỉ riêng trong quý 1 năm 2016 (số liệu từ Gartner), và với hàng tỷ người dùng smartphone mỗi một năm, số lượng hình ảnh, video, post lên hàng ngày cũng đã nhiều khổng lồ. Tuy nhiên, nếu chỉ nói mỗi điện thoại thông minh thôi thì có vẻ là chưa đủ. Các thiết bị có khả năng ghi nhận dữ liệu cũng càng ngày càng phát triển, như cảm biến hình ảnh, cảm biến dữ liệu, cảm biến cho các thiết bị thông tin.

Khi tất cả những gì cũng ta thực hiện mỗi ngày đều tạo ra dữ liệu, sẽ cần một bộ máy phân thích các dữ liệu đó để có thể nhận diện các hoạt động lặp đi lặp lại và học hỏi từ nó.

Đấy là một phần rất nhỏ của trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng lớn hơn của trí tuệ nhân tạo đấy là làm thế nào có thể giải quyết các vấn đề lớn như giáo dục, y tế, hay thậm chí là an ninh xã hội.

Tám lĩnh vực lớn về trí tuệ nhân tạo đang được quan tâm

Vượt qua cuộc sống thường ngày của mỗi người, tám lĩnh vực sau đang được cách mạng hoá bởi trí tuệ nhân tạo:

Giao thông vận tải: Không quá lạ lẫm với những công ty lớn như Telsa hay Google về các dự án xe tự lái, ngành giao thông vận tải còn được cách mạng hoá rất nhiều trong việc quản trị giao thông đường phố, dự đoán dòng người và giảm tránh ùn tắc.
  1. Giao thông vận tải: Không quá lạ lẫm với những công ty lớn như Telsa hay Google về các dự án xe tự lái, ngành giao thông vận tải còn được cách mạng hoá rất nhiều trong việc quản trị giao thông đường phố, dự đoán dòng người và giảm tránh ùn tắc.
  2. Robot dịch vụ: dần dần, robot sẽ thay thế con người trong việc cung cấp các dịch vụ, thậm chí còn thực hiện công việc chăm sóc và cảnh báo tại nhà.
  3. Y tế: Những công ty lớn nhất hiện nay đang tập trung vào lĩnh vực dự đoán tình hình y tế, thu thập dữ liệu lớn hơn về các dịch bệnh, và phát triển robot có thể thay thế bác sĩ trong một số hoạt động như phẫu thuật chẳng hạn.
  4. Giáo dục: thật khó để từ bỏ yếu tố con người trong giáo dục, tuy nhiên trí tuệ nhân tạo lại đang tìm cách phân tích dữ liệu học trực tuyến giúp năng cao hiệu quả học và cá nhân hoá quá trình học tập của từng người.
  5. Cộng đồng yếu thế: được triển khai trên diện rộng, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang giúp các quốc gia dự đoán về tình hình dịch bệnh, hạn hán hay lũ lụt, hay mở rộng tiếp cận tài chính cho người nghèo.
  6. An ninh xã hội: chính những hoạt động giám sát, hay các thiết bị cá nhân đang thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động an ninh xã hội. Bằng việc phân tích các dữ liệu, cảnh sát có thể dự đoán và ngăn chặn được các hoạt động khủng bố.
  7. Nhân sự: Không ngạc nhiên cho lắm khi nhiều công việc với kỹ năng thấp sẽ được thay thế bởi máy móc. Điều này khiến cho việc ngần ngại ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở một số nơi.
  8. Giải trí: một lúc nào đó, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi truyện, thơ, nhạc, thậm chí cả phim ảnh cũng được xây dựng bởi trí tuệ nhân tạo.
Các công ty lớn đang đi đầu về trí tuệ nhân tạo

Không ngạc nhiên cho lắm khi top 20 công ty hàng đầu hiện nay về trí tuệ nhân tạo lại đến từ các công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới như Facebook, Google, Apple, Amazon hay IBM. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư lớn đang liên tục đổ tiền vào các công ty trí tuệ nhân tạo. Bằng chứng là chỉ riêng trong quý 1 năm 2016, đã có hơn 600 triệu USD được đầu tư vào hơn 140 công ty AI. Đây vẫn chỉ là số liệu được công bố.



Từ năm 2011 đến nay, có đến 30 thương vụ nổi bật về mua bán sát nhập trong mảng trí tuệ nhân tạo, một số số đó là PredictionIO được mua lại bởi Salesforces.

Một trong số những đồng sáng lập và là COO của PredictioIO, ông Thomas Stone, sẽ có mặt tại HATCH! FAIR 2016 vào ngày 7-8 tháng 10 tại thành phố Hồ Chí Minh để chia sẻ nhiều hơn về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, chương trình còn có sự tham dự của ông Teck Chia, một trong số những nhân viên đầu tiên tại Facebook, cũng là nhà đầu tư trực tiếp vào các công ty như Uber hay Snapchat. Ông hiện đang tập trung vào việc đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Lần sang công tác tại Việt Nam, Teck Chia sẽ làm việc với các nhóm khởi nghiệp thuộc chương trình HATCH! BATTLE để cố vấn và hỗ trợ thêm.

Chương trình sẽ được diễn ra vào ngày 7/10 - 8/10 tại Grand Place, thành phố Hồ Chí Minh. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng truy cập HATCH! FAIR - Vietnam Start-up Conference & Exhibition - HATCH! FAIR 2016 INVISIBLE TECHNOLOGY hoặc email đến [email protected]
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom