Death metal: âm nhạc gieo cảm hứng cho niềm vui chứ không phải bạo lực

Tham gia
5/3/19
Bài viết
72
Được thích
1
297 #1
“Tôi có 1 ước muốn duy nhất từ khi sinh ra, là để cho thân xác mình bị xé nát…”
Lời nhạc của bài “Eaten” đến từ Bloodbath thực sự không cần phải khiến người nghe tưởng thượng nhiều. Tuy nhiên bài hát này, hay cả những lời nhạc độc địa từ các dòng nhạc khác nữa, hoàn toàn không hề cổ xúy bạo lực. Đây cũng chính là nhận định cuối cùng của Phòng Âm nhạc trường Đại học Macquarie, nơi đã sử dụng track này cho bài thử nghiệm tâm lý của mình.
Thử nghiệm tâm lý này phát hiện rằng fan của thể loại death metal đa số đều là những người rất tốt tính. Theo giáo sư Bill Thompson nhận định: “Họ sẽ chẳng bao giờ làm hại ai cả”. Ông cũng bàn thêm: “Có 1 số người thích nghe những bài nhạc buồn và điều này làm tôi cảm thấy khó hiểu. Vì sao họ, hay bất cứ ai khác, lại muốn tự làm mình trở nên buồn bã? Câu hỏi này cũng áp dụng cho những người thích nghe các dòng nhạc mang tính thù nghịch và bạo lực. Chúng tôi nhận ra rằng thứ bạo lực mà truyền thông thường nhắc đến chính là một vấn đề xã hội đang rất nhức nhối. Đó là lý do vì sao chúng tôi muốn thực hiện nghiên cứu này”.


Thử nghiệm được thực hiện trên những người tình nguyện trong đó 1 số là fan của thể loại death metal. 32 fan và 48 người khác (không phải fan) được nghe death metal và nhạc pop trong khi nhìn những hình ảnh không mấy đẹp đẽ. Trưởng nhóm nghiên cứu Yanan Sun giải thích rằng điều này nhằm theo dõi cái cách mà bộ não người tham gia thử nghiệm nhận biết các khung cảnh bạo lực, đồng thời cùng lúc so sánh độ nhạy cảm của não đối với từng bài nhạc nền được phát.
Ngoài track “Eaten” của Bloodbath, nhóm nghiên cứu còn sử dụng thêm 1 track khác hoàn toàn trái ngược, đó là “Happy” của Pharrell Williams. Ngưởi thử nghiệm được nghe lần lượt “Happy” và “Eaten” qua tai nghe, đồng thời được xem các hình ảnh khác nhau ở mỗi bên mắt. Một hình là cảnh bạo lực, còn hình kia là cảnh thơ mộng yên bình. Theo tiến sỹ Yanan Sun, hầu hết mọi người khi được xem cùng lúc 2 hình ảnh yên bình và bạo lực, họ sẽ chú ý đến hình ảnh bạo lực nhiều hơn.
Giáo sư Thompson nói: “Bộ não sẽ cố gắng ghi nhận lại hình ảnh bạo lực đó vì nó là mối đe dọa. Nếu fan của những thể loại nhạc bạo lực không nhạy cảm với bạo lực, họ sẽ không vô thức chú ý đến hình ảnh bạo lực. Tuy vậy kết quả thử nghiệm cho thấy các fan vẫn có sự chú ý cao độ tương tự như những người không phải là fan”.


Ban nhạc Bloodbath nghĩ gì khi bài hát của họ được sử dụng để thử nghiệm?
“Chúng tôi thấy không có vấn đề gì cả” giọng ca chính của Bloodbath là Nick Holmes cho biết. “Ca từ của bài hát chỉ là viết vui thế thôi, gống như 1 bộ phim kinh dị của thập niên ’80 vậy. Theo tôi, các fan death metal đều là những người rất hiểu biết. Nghe death metal là sở thích của họ chứ không phải là từ ảnh hưởng gì hết. Cũng có thể họ là người ghiền những bộ phim kinh dị và muốn tái hiện lại chúng trong đầu mình”.
Thử nghiệm này có ý nghĩa gì?
Giáo sư Thompson nói rằng thử nghiệm trên nhằm giúp các bậc phụ huynh hay các nhóm tôn giáo yên tâm hơn về các thể loại âm nhạc bạo lực. Nếu 1 người không nhạy cảm với bạo lực, khi nhìn thấy cảnh tượng bạo lực trước mắt họ sẽ không quan tâm và làm ngơ thay vì giúp đỡ. Không như các trò chơi hay những bộ phim nhiều khi mang tính bạo lực quá cao, death metal chỉ truyền sự hứng khởi và cảm giác mạnh mẽ cho người nghe mà thôi”.
Nick Holmes cũng cho biết anh thích nghe những bài hát có thể truyền tải nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Anh nói thêm: “Tôi không sáng tác bài Eaten đâu, tuy nhiên tôi sẽ rất vui nếu fan nào đó nghe nó và tưởng tượng rằng mình đang bị 1 tên ăn thịt người ngấu nghiến”.
Nguồn: bbc ( AudioPsycho dịch)
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom