Du học nghề ở Đức được trợ cấp đào tạo bao nhiêu?

huyhanh99

New Member
Tham gia
26/2/18
Bài viết
12
Được thích
0
396 #1
Người du học nghề đức sẽ được trả khoản trợ cấp đào tạo, và tăng lên hằng năm khi quá trình đào tạo nghề của họ tiến bộ. Với Đạo luật dạy nghề mới của Đức, lần đầu tiên mức trợ cấp đào tạo tối thiểu đã được quy định.
Nếu bạn muốn tìm việc làm ở Đức, nền kinh tế số 1 châu Âu, quốc gia rất mạnh về khoa học kỹ thuật, một lựa chọn tốt nhất là tham gia một chương trình đào tạo nghề kép. Các chương trình đào tạo này thường kéo dài từ hai năm đến ba năm rưỡi. Các chương trình này kết hợp giảng dạy tại các trường học với đào tạo thực tế tại một công ty. Vì loại chương trình đào tạo nghề này bao gồm hai phần nên được gọi là đào tạo nghề “kép” (Duale Ausbildung).
Bạn phải có khả năng nói tiếng Đức, vì ngôn ngữ của các chương trình học và giao tiếp hàng ngày trong công ty là tiếng Đức. Hơn nữa, các kỳ thi bạn dự kiến sẽ vượt qua để hoàn thành chương trình được đưa ra bằng tiếng Đức. Mức độ thông thạo tiếng Đức cần thiết tùy thuộc vào loại hình đào tạo nghề mà bạn đã chọn. Sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo nghề, xem như bạn đặt một bước quan trọng để xây dựng sự nghiệp ở Đức.
Vừa học, vừa kiếm tiền
Tại Đức, sinh viên theo học chương trình đào tạo nghề kép sẽ được nhận tiền trợ cấp đào tạo hằng tháng từ công ty mà họ làm việc. Số tiền bạn kiếm được phụ thuộc vào nghề nghiệp, công ty và tiểu bang mà bạn sống. Trong năm đào tạo thứ hai và thứ ba, bạn thường kiếm được nhiều hơn một chút so với năm đầu tiên. Trung bình một thực tập sinh kiếm được khoảng 900 - 1.000 euro/tháng. Tùy thuộc vào nghề nghiệp và khu vực, mức lương của bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Một phần tiền công của bạn sẽ được công ty tự động trích ra để đóng bảo xã hội. Nếu bạn kiếm được hơn 9.000 Euro mỗi năm, thu nhập của bạn sẽ phải chịu thuế thu nhập.
Thỏa ước tập thể được ưu tiên
Mức trợ cấp đào tạo tối thiểu hằng tháng, quy định trong Điều 17, là một phần của Đạo luật dạy nghề (BBiG) ở Đức, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Theo Điều 17 của BBiG, mức trợ cấp đào tạo cho đào tạo nghề bắt đầu từ 1/1/2020 là 515 euro/tháng trong năm đầu tiên đào tạo. Từ năm thứ hai, mức trợ cấp tăng 18% so với năm đầu tiên. Từ năm thứ ba, tăng 35% so với năm đầu tiên. Đối với những nghề có thời gian đào tạo là 4 năm thì mức trợ cấp của năm cuối cùng, tăng 40% so với năm đầu tiên. BBiG cũng quy định, từ năm 2021 mức trợ cấp đào tạo trong năm đầu tiên sẽ tăng lên 550 euro/tháng. Từ năm 2022, tăng lên 585 euro/tháng. Từ năm 2023, tăng lên 620 euro/tháng. Tuy nhiên, trong Điều 17 cũng chỉ ra rằng các công ty có thể giảm mức trợ cấp đào tạo nếu có một thỏa ước tập thể áp dụng quy định mức thù lao thấp hơn cho thực tập sinh. Điều 17 quy định rằng, ngay cả khi thỏa ước tập thể đã hết hiệu lực, quy chế trả công của nó vẫn tiếp tục được coi là phù hợp “cho đến khi được thay thế bằng thỏa ước tập thể mới hoặc thay thế”. Do đó, mức trợ cấp đào tạo tối thiểu BBiG, chỉ áp dụng cho các công ty mà người lao động không được trả lương theo thỏa ước tập thể.
Khi luật định như vậy, nó tuân theo quyền tự chủ thương lượng tập thể đã được duy trì từ lâu ở Cộng hòa Liên bang Đức, theo đó thu nhập được xác định thông qua các cuộc đàm phán độc lập giữa công đoàn và hiệp hội người sử dụng lao động. Các thỏa ước tập thể thường quy định không chỉ tiền lương mà còn cả phụ cấp đào tạo.
Trợ cấp thường cao trong thỏa ước tập thể
Như đã đề cập, mức trợ cấp quy định của BBiG không áp dụng cho các thực tập sinh làm việc trong các công ty có thỏa ước tập thể. Thay vào đó, tiền trợ cấp đào tạo của họ dựa trên thỏa ước tập thể áp dụng cho họ. Một số thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động chỉ áp dụng cho người lao động ở các công ty riêng lẻ; một số thỏa thuận áp dụng cho toàn bộ ngành công nghiệp; và còn những điều khác liên quan đến các ngành, nhưng chỉ áp dụng ở một số bang… Vì vậy, có rất nhiều thỏa ước tập thể khác nhau, do đó không có “mức lương tiêu chuẩn” cho thực tập sinh. Tuy nhiên, điều đáng mừng cho người học nghề: Những người được đào tạo trong một công ty có thỏa ước tập thể, trong hầu hết các trường hợp sẽ nhận được nhiều tiền hơn mức trợ cấp đào tạo tối thiểu theo BBiG. Theo nghiên cứu của Viện Đào tạo nghề Liên bang, trợ cấp đào tạo vào năm 2018 trong năm đầu tiên đào tạo trung bình là 830 euro/tháng (phía Tây Đức), và 780 euro/tháng (phía Đông Đức) ( ). Trợ cấp cho năm đào tạo thứ ba là trung bình 1.000 euro (phía Tây) và 934 euro (phía Đông).
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom