Em yêu khoa học: Bạn có biết Lửa là gì?

cyanogen_

New Member
Tham gia
4/7/16
Bài viết
117
Được thích
125
9692 #1


Lửa có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, ứng dụng vào rất rất nhiều lĩnh vực và nó vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại, song định nghĩa lửa là gì thì khá là "khoai". Tại sao lửa lại nóng, tại sao lửa có màu sắc khác nhau? Qua bài viết này, mình mong muốn sẽ chia sẻ một chút hiểu biết về lửa đến các bạn, hãy cùng suy nghĩ và cùng trả lời các câu hỏi nhé!!

1. Sự hình thành ngọn lửa và Tam giác lửa

Trước tiên, chúng ta cần biết rằng lửa là một trong các sản phẩm của phản ứng cháy giữa vật liệu cháy với chất oxi hóa (hay còn gọi là phản ứng oxi hóa nhanh chóng vật liệu cháy và tỏa nhiệt). Tuy nhiên, để vật liệu cháy có thể cháy được, ta cần cung cấp cho chúng một lượng nhiệt đủ lớn.

Ví dụ như khi ta bật hộp quẹt, tia lửa đóng vai trò xúc tác, giúp đốt cháy hỗn hợp khí ga và oxi; với que diêm, phản ứng hóa học xảy ra giữa hỗn hợp lưu huỳnh và kali clorat (đầu que diêm) với phốt pho đỏ (tẩm trên giấy quẹt) khi chúng ma sát với nhau, phản ứng này tỏa nhiệt và giúp đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và kali clorat ban đầu... Vậy, sự hình thành ngọn lửa có nguồn gốc hóa học và để có lửa, chúng ta cần vật liệu cháy kết hợp với chất oxi hóa được tiếp xúc với một nguồn nhiệt đủ lớn, ba yếu tố trên tạo nên Tam giác lửa.

Quá trình oxi hóa phải đủ nhanh để tạo ra một phản ứng dây chuyền duy trì ngọn lửa, và ngọn lửa chỉ có thể duy trì khi có đủ các điều kiện trên. Chính từ đó, chúng ta có nhiều cách dập lửa khác nhau tùy vào từng trường hợp, như dùng bình CO2 hoặc nước để giảm nhiệt độ đám cháy, trùm chăn ướt lên đám cháy nhằm giảm cung cấp oxi đám cháy... Tuy nhiên, đừng bao giờ dập đám cháy xăng, dầu,... bằng nước nhé các bạn, các chất trên nhẹ hơn nên sẽ nổi lên và cháy lan ra nhanh chóng theo dòng nước.
  • Lưu ý: Trong bài này chúng ta sẽ xét đến lửa trên Trái Đất thôi (mình nói vậy vì biết chắc sẽ có bạn hỏi sao Mặt Trời không có oxi mà vẫn cháy? Vì "sự cháy" của Mặt Trời do phản ứng nhiệt hạch gây ra, về bản chất hóa học, vật lý thì nó khác hẳn phản ứng cháy ở Trái Đất).
2. Màu sắc của ngọn lửa

Tại sao lửa lại có các màu sắc khác nhau? Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này như nhiệt độ, ánh sáng môi trường... Tuy nhiên, yếu tố chính tạo nên màu sắc khác nhau nằm ở vật liệu cháy. Các vật liệu cháy "sạch" như gas, xăng, cồn... thường cho ngọn lửa màu xanh dương nhạt. Các loại khác như dầu hỏa cho ngọn lửa đỏ cam kèm khói đen, gỗ mục cho ngọn lửa màu cam kèm khói trắng... Khói được tạo ra do trong vật liệu cháy lẫn các tạp chất (có thể ở dạng hơi, các hạt rắn...) Các chất khác nhau khi cháy tạo ra dãy quang phổ khác nhau, lợi dụng đặc tính này, người ta đã tạo nên pháo hoa với nhiều màu sắc rực rỡ. Các bạn có thể tham khảo hình bên dưới.


Nếu muốn xem màu sắc ngọn lửa, tốt nhất bạn hãy vào phòng tối và thử nghiệm. Tuy nhiên đừng ở lâu quá nhé, sự cháy sẽ hút hết oxi và thải ra các chất độc hại đấy!!!

3. Tại sao lửa lại phát sáng?

Như đã nói phía trên, lửa là sản phẩm của quá trình oxi hóa nhanh chóng vật liệu cháy và tỏa nhiệt. Một hiện tượng có tên "Bức xạ vật đen" làm cho tất cả các vật thể phát sáng có màu dựa vào nhiệt độ của nó. Tuy nhiên, để phát sáng một cách rõ ràng, chúng ta cần nhiều hơn 37 độ C. Một mẫu kim loại nóng chảy hay dung nham núi lửa có lẽ giúp ta dễ dàng hơn để nhìn thấy ánh sáng chúng phát ra.

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến màu sắc ngọn lửa (như đã nói ở trên), bạn chỉ cần bật hộp quẹt lên và nhận ra rằng ngọn lửa bé nhỏ ấy cũng có 2 màu, xanh nhạt bên dưới và màu vàng ở bên trên. Sự khác nhau này do nhiệt độ cháy của gas phía bên dưới cao hơn so với phần trên đỉnh ngọn lửa, vi diệu không nào?!


4.Hình dáng của lửa


Hình dáng ngọn lửa thông thường mà bạn thấy được tạo nên bởi trọng lực. Khi đốt một cây nến, ngọn lửa tạo ra hơi nóng bốc lên trên, chính hơi nóng này tạo thành một dòng khí đối lưu hình thành nên hình dạng ngọn lửa mà bạn hay thấy. Nếu đốt một ngọn nến khác ở môi trường không trọng lực, ngọn lửa sẽ tỏa tròn đều xung quanh, không theo bất kỳ một hướng nào cả.


Một số thủ thuật và thí nghiệm với lửa cực kỳ thú vị dành cho các bạn:

Nếu các bạn thích những bài viết dạng này, mình sẽ tiếp tục thực hiện. Mình rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ mọi người!

cyanogen_
Tham khảo Wikipidia, 10IFsOfficialSubTeam
 
Last edited by a moderator:

Ryankog

Administrator
Tham gia
6/4/16
Bài viết
4,237
Được thích
4,574
#5
@Keeper em sửa rồi a, chắc tại yêu mẹ gồng quá nên thấy mẹ đẹp :3
 
Tham gia
3/1/16
Bài viết
8
Được thích
12
#6
Cảm ơn bài viết của bạn, lửa là một hiện tượng quen thuộc với toàn nhân loại nhưng khá không nhiều người biết rõ về nó. Rất mong sẽ có những bài viết mang nhiều tính kiến thức như này.
 

nqvinh94

New Member
Tham gia
2/9/14
Bài viết
21
Được thích
10
#8
Đọc đến cuối bài muốn share phải kéo lên lại đầu bài. Đề nghị thêm cái nút share dưới đít bài viết :amazed:
 
Tham gia
14/10/16
Bài viết
32
Được thích
2
#12
Khi đốt một cây nến, ngọn lửa tạo ra hơi nóng bốc lên trên, chính hơi nóng này tạo thành một dòng khí đối lưu hình thành nên hình dạng ngọn lửa mà bạn hay thấy
 

han22

New Member
Tham gia
8/4/17
Bài viết
347
Được thích
39
#13
Lửa là một thứ quen thuộc mà thật sự là chẳng biết gì về nó cả
 

NhatTran

New Member
Tham gia
2/7/15
Bài viết
2
Được thích
2
#15
Quá trình oxi hóa phải đủ nhanh để tạo ra một phản ứng dây chuyền duy trì ngọn lửa, và ngọn lửa chỉ có thể duy trì khi không có đủ các điều kiện trên.
Câu này sai sai :))))
 

mr0913044000

Active Member
Tham gia
27/11/16
Bài viết
238
Được thích
147
#16
Mong add có thêm nhiều bài viết giá trị như bài viết này...
Nên lấy tiêu đề chung là yêu khoa học thôi, còn "Em yêu khoa học" không phù hợp với tất cả mọi người.
 
Tham gia
7/1/17
Bài viết
194
Được thích
8
#19
Cảm ơn bài viết của bạn, lửa là một hiện tượng quen thuộc với toàn nhân loại nhưng khá không nhiều người biết rõ về nó.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom