[Engadget] Đánh giá Intel Compute Stick (2016) chạy Intel Atom

TR04

New Member
Tham gia
15/4/14
Bài viết
0
Được thích
1,637
3966 #1

Intel Compute Stick là mẫu máy tính siêu nhỏ gọn, tính di động cao nhưng vẫn đáp ứng khá đầy đủ tính năng của một chiếc PC thực thụ. Sau đây, mời các bạn đến với bài đánh giá chiếc Compute Stick phiên bản 2016 được thực hiện bởi chuyên trang công nghệ Engadget.

1. Thiết kế


Intel Compute Stick (2016) có một thiết kế đẹp hơn thế hệ cũ với việc bo cong ở các góc cạnh cũng như các lỗ nhỏ dành cho việc tản nhiệt cũng được làm tinh tế và chi tiết hơn. Tất nhiên, Compute Stick vẫn giữ những nét rất đặc trưng của mình: cực kì nhỏ gọn như một chiếc USB, có thể đặt vừa ở những không gian hẹp nhất.


Với phiên bản mới, Intel đã trang bị 2 cổng USB (1 cổng trong đó là USB 3.0), từ đó bạn có thể dễ dàng kết nối cùng lúc vừa bàn phím và chuột chứ không như trước đây (chỉ có 1 cổng).


Ngoài ra, Compute Stick (2016) vẫn sở hữu một khe thẻ nhớ mở rộng microSD lên đến 128GB và một cổng kết nối micro-USB kiêm cổng nguồn của thiết bị.


Thiết bị vẫn cần đến một nguồn điện gắn ngoài để có thể hoạt động được, điều này góp phần làm giảm tính di động cho Compute Stick.


Cổng HDMI vẫn đóng vai trò chủ đạo trên Compute Stick (2016) trong việc giúp máy kết nối với các thiết bị ngoại vi như màn hình máy tính, TV...

2. Hiệu năng


Việc thiết lập sử dụng Compute Stick (2016) rất đơn giản. Bạn chỉ cần cắm thiết bị vào màn hình máy tính, TV (có hỗ trợ HDMI), kết nối dây nguồn, bàn phím và chuột. Như vậy, Compute Stick (2016) đã sẵn sàng phục vụ bạn với thời gian khởi động rất nhanh. (Lần đầu khởi động, thiết bị sẽ cài đặt Windows 10 trong khoảng 4 phút).

Với bài test hiệu năng đầu tiên là YouTune trên trình duyệt Edge, Compute Stick (2016) dễ dàng chạy được các đoạn video độ phân giải Full-HD mà không gặp bất cứ khó khăn nào, tuy chỉ hơi giật một tí giữa thao tác thu nhỏ và phóng to màn hình.


Với video độ phân giải 4K, rất bất ngờ khi Compute Stick (2016) vẫn xử lý ở mức chấp nhận được, khá mượt mà và không gặp phải tình trạng bị đơ. Tất nhiên, khi xem phim 4K, bộ vi xử lý Intel Atom Z8300 của máy phải hoạt động hết công suất vốn có.

Tiếp theo, so với phiên bản đầu, Compute Stick (2016) có tốc độ tải về dữ liệu nhanh hơn hẳn do được trang bị 2 ăng ten thu sóng và chuẩn Wi-Fi 802.11ac.

Sau YouTube, Compute Stick (2016) được trang Engadget cho thử nghiệm khả năng đa tác vụ với việc mở nhiều thẻ Web, nhiều ứng dụng chạy ngầm cùng một lúc. Tuy nhiên, một lần nữa chiếc USB "tí hon" của chúng ta đã có thể xử lý khá tốt - không quá nhanh nhưng không đến mức chậm gây khó chịu như phiên bản đầu tiên.

Một điểm trừ khá đáng tiếc trên Compute Stick (2016) là việc vẫn chỉ được Intel trang bị thanh RAM 2GB - quá ít ỏi để mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất. Hy vọng ở các phiên bản tiếp theo, Compute Stick sẽ có tùy chọn RAM cao hơn (tối thiểu là 4GB).

Khả năng chơi game của Compute Stick (2016) cũng được cải thiện đáng kể. Một số tựa game như: Hotline Miami 2, Undertale được máy xử lý khá mượt mà trong khi Compute Stick đời đầu không thể làm được.


Một vấn đề có thể làm bạn khó chịu với Compute Stick (2016) là tiếng quạt tản nhiệt kêu khá to nếu máy hoạt động với công suất lớn (điển hình như lúc đó benchmark). Tuy nhiên, trong điều kiện sử dụng thông thường, thiết bị chạy khá êm.


Nhìn chung, nếu xét trên tiêu chí một thiết bị giải trí gia đình và công việc văn phòng, Compute Stick (2016) hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình với phần cứng ở mức khá nhưng vẫn giữ được kích thước nhỏ gọn.

3. Kết luận


Intel Compute Stick (2016) có một mức giá khá rẻ so với hiệu năng mà máy mang lại. Cụ thể với 159 USD (~3,5 triệu đồng) chúng ta sẽ có một bộ chip xử lý Intel Atom x5-Z8300 xung nhịp 1,44GHz, RAM 2GB, bộ nhớ trong SSD 32GB và chạy HDH Windows 10 Home (32-bit).

Dĩ nhiên vẫn còn 2 phiên bản mạnh hơn sử dụng Core M3 và M5 với mức giá 399$ và 499$, hy vọng chúng ta sẽ có bài đánh giá sớm trong thời gian tới.

[parsehtml]
<style type="text/css">
.tg {border-collapse:collapse;border-spacing:0;border-color:#999;}
.tg td{font-family:Arial, sans-serif;font-size:14px;padding:10px 5px;border-style:solid;border-width:1px;overflow:hidden;word-break:normal;border-color:#999;color:#444;background-color:#F7FDFA;}
.tg th{font-family:Arial, sans-serif;font-size:14px;font-weight:normal;padding:10px 5px;border-style:solid;border-width:1px;overflow:hidden;word-break:normal;border-color:#999;color:#fff;background-color:#26ADE4;}
.tg .tg-vn4c{background-color:#D2E4FC}
</style>
<table align="center" class="tg">
<tr>
<th class="tg-031e">Điểm mạnh</th>
<th class="tg-031e">Điểm yếu</th>
</tr>
<tr>
<td class="tg-031e">Đủ mạnh cho các tác vụ văn phòng, giải trí</td>
<td class="tg-vn4c">RAM 2GB là quá ít cho nhu cầu đa nhiệm</td>
</tr>
<tr>
<td class="tg-031e">Giá cả phải chăng so với hiệu năng mang lại</td>
<td class="tg-vn4c">Vẫn cần phải kết nối với Adapter sạc </td>
</tr>
<tr>
<td class="tg-031e">Nhỏ, gọn và tiện lợi</td>
<td class="tg-vn4c">Quạt tản nhiệt kêu to khi hoạt động hết công suất</td>
</tr>
</table>
[/parsehtml]
Nguồn: Engadget
 
Last edited by a moderator:

liemstar

Well-Known Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
554
Được thích
279
#2
cái điểm yếu vẫn cần kết nối sạc hơi vô lý. không có điện thì sao mà chạy. stick nhỏ thế kia sao mà trang bị pin được mà không dùng nguồn điện
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom