Giặt khử khuẩn tại bệnh viện: Có khử được khuẩn?

khoadh

New Member
Tham gia
31/5/16
Bài viết
43
Được thích
0
3192 #1
PN - Đồ vải sử dụng trong y tế là nguồn chứa vi khuẩn gây bệnh nên quy trình giặt cũng phải đảm bảo diệt sạch vi khuẩn. Nghiên cứu về "Mức độ ô nhiễm đồ vải và hiệu quả một số quy trình giặt khử khuẩn đồ vải" thực hiện tại BV Bạch Mai, Hà Nội của TS-BS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn - BV Bạch Mai, cho thấy: cứ 1cm2 đồ vải bẩn trước khi giặt có 4,7 triệu vi khuẩn.



Ảnh minh họa

Bác sĩ, bệnh nhân đều... ngại! Anh Dương Ngọc Hùng (30 tuổi, Q.5), một bệnh nhân tại Khoa Răng - Hàm - Mặt, BV Nhân Dân 115 nói: "Số lượng quần áo của BV quá nhiều, chắc chắn phải được giặt bằng máy, làm sao tránh khỏi những vết ố không thể tẩy sạch, nên đạt sáu - bảy điểm, trên trung bình là tốt lắm rồi". Nhưng, không phải ai cũng "dễ tính" như anh Hùng.


Nhiều bệnh nhân chỉ mặc quần áo BV vào những giờ bác sĩ đi khám hoặc kiểm tra, còn lại là mặc quần áo của mình. Anh Nguyễn Văn Đen (49 tuổi, một bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội tiết - BV Q.Thủ Đức) giải thích: "Mặc quần áo BV cứ như quần áo của người khác, tôi có cảm giác... ớn ớn". Một BS nam ở BV 115 cho biết: áo blouse của tôi - áo mặc để khám bệnh trong BV, cũng là một nguồn tiếp xúc với các loại bệnh tật nên tôi không bao giờ mang về nhà, cũng không bỏ vào đồ giặt của BV, mà "nhờ" mấy chị điều dưỡng giặt với giá 7.000đ/bộ. Đắt chút nhưng an tâm.



Quần áo dơ của bệnh nhân


Đồ vải bẩn của BV 115, sau khi thu gom tập trung tại phòng giặt của BV chờ phân loại trước khi giặt Nhà giặt BV Q.Thủ Đức trang bị bốn máy giặt công nghiệp loại 13kg. Hai máy dành cho quần áo Khoa Nhiễm, một máy giặt quần áo của bệnh nhân bình thường, một dành riêng cho quần áo BS. Dù rộng rãi nhưng lúc nào khu nhà này cũng "nồng nặc" mùi javel và mùi của những chậu ngâm đồ vải ngập đầy máu đỏ.


Quy trình sử dụng hóa chất giặt - dung dịch khử khuẩn của nhà giặt này cũng khá đơn giản. Đối với đồ vải sạch, mức độ nhiễm thấp (đồ vải không dính dịch tiết, hoặc dính ít dịch tiết), nồng độ javel sử dụng là 0,05%, tương đương 12,5ml javel/lít nước. Còn với những đồ vải dính nhiều dịch tiết, máu, nồng độ javel là 0,1% (tương đương 25ml/lít nước).




Tương tự, đồ vải dơ tại nhà giặt BV Nhân Dân 115 cũng được ngâm như thế. Đồ vải ở Khoa Nhiễm, đồ vải sau những ca mổ, đồ vải dính dịch tiết - máu của bệnh nhân được ngâm xử lý javel 10% trong 60 phút. Sau đó, xả bỏ dung dịch ngâm khử khuẩn, cho vào máy giặt với xà phòng và hóa chất. Tuy nhiên, do lượng quần áo "lưu thông" trong ngày quá lớn: 1.500 - 2.000kg đồ vải các loại cần phải giặt, phục vụ cho khoảng 50 ca mổ/ngày với khoảng 1.600 bệnh nhân - nên BV Nhân Dân 115 đã hợp đồng với một đơn vị chuyên giặt những đồ vải nhiễm bẩn (dính máu, dịch tiết của bệnh nhân, drap, quần áo phẫu thuật viên... các sant mổ).


Sạch tới đâu? Thử 40 mẫu đồ vải bẩn tại BV Bạch Mai, các chuyên gia đã phân lập được 13 chủng vi khuẩn, trong đó e. coli, acinetobacter và ent. cloaceae xuất hiện với tần suất cao. Tiếp đến pseudomonas, klebsiella, enterobacteriacea. Đáng lo ngại là những vi khuẩn này đều là những tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và đa kháng kháng sinh mạnh.




Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn của BV này, BS Nguyễn Thị Lệ Hồng và Trưởng phòng Vật tư thiết bị y tế, kỹ sư Quách Tuấn Khải - đều khẳng định: "Chúng tôi giám sát chất lượng của đồ vải thông qua phản ánh của điều dưỡng trưởng từng khoa. Khoa Chống nhiễm khuẩn còn tiến hành kiểm tra định kỳ và nhận thấy, chỉ cần đáp ứng đúng các quy trình từ khâu thu gom - vận chuyển - xử lý - đóng gói, đồ vải sẽ bảo đảm sạch...". Dù vậy, TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng: "Quy trình giặt của các BV này chưa đúng.


Nếu BV giặt bằng máy, tốt nhất là ngâm khử khuẩn đồ vải ngay trong máy giặt, hoặc bổ sung thêm hóa chất khử khuẩn trong khi giặt, không cần ngâm một giờ với nồng độ 10%, để tránh hỏng đồ vải. Việc xả vải khỏi những chậu ngâm có thể khiến máu, mủ, dịch tiết, vấy bẩn ra môi trường xung quanh trong quá trình thực hiện. Các nhiễm khuẩn nghề nghiệp do xử lý vải bẩn không đúng quy trình còn gây các bệnh: sốt Q, nhiễm salmonella, nhiễm nấm, viêm gan A, ghẻ... Vì vậy, xử lý và lưu giữ đồ vải hợp vệ sinh cũng là một biện pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong BV".


Cũng theo TS Hùng, chi phí xây dựng, vận hành một hệ thống xử lý nước thải trong quy trình giặt đồ vải của BV là rất cao, nhưng hiện nay ở nhiều nơi, chi phí giặt quần áo BV khoảng 4.000đ - 5.000đ/kg, bằng với giá giặt quần áo giặt ở khách sạn, dù quy trình giặt quần áo BV hoàn toàn khác hẳn. Vì thế, tôi cũng không dám chắc quần áo BV... "sạch" tới đâu?.

Tham khỏa nhà giặt chống nhễm khuẩn Bệnh Viện Quốc Tế


 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom