HƯỚNG DẪN VỀ NHIẾP ẢNH CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

NLinh

Member
Tham gia
11/9/19
Bài viết
79
Được thích
6
543 #1
Mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh, chúng ta đều cảm thấy có quá nhiều kiến thức để tìm hiểu và ghi nhớ. Đặc biệt, đối với những ai đang bắt đầu bước vào thế giới nhiếp ảnh, đôi khi bạn sẽ phải đối mặt với “khối” lý thuyết khô khan, nhàm chán.

Để quá trình tìm hiểu về nhiếp ảnh của bạn trở nên đơn giản hơn, Tròn House sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh qua bài viết dưới đây dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất hình ảnh nhé!
  • Exposure (Sự phơi sáng)
Đối với những người mới bắt đầu chụp ảnh, exposure chính là chìa khóa để tạo ra một bức ảnh đẹp. Tìm hiểu về cách thức hoạt động của exposure sẽ giúp bạn kiểm soát máy ảnh và chụp ảnh tốt hơn.
Khẩu độ (Aperture), Tốc độ màn trập (Shutter Speed) và ISO là ba yếu tố kết hợp để tạo ra độ phơi sáng. Các yếu tố trên còn có thể gây ra sự thay đổi về độ sâu trường ảnh (Depth of Field) và chuyển động mờ (Motion Blur).
  • Aperture: Mức độ mở của khẩu độ ống kính. Ống kính mở càng lớn thì ánh sáng vào sensor (cảm biến) càng nhiều và ảnh càng sáng hơn.

  • Shutter Speed: Thời gian mở cửa trập máy ảnh. Thời gian mở dài, ánh sáng vào nhiều, ảnh sẽ sáng hơn.

  • ISO: Mức độ nhạy của sensor với ánh sáng. ISO càng cao thì sensor càng bắt được nhiều ánh sáng trong cùng 1 khoảng thời gian.

Vì vậy, khi chúng ta thay đổi 1 trong 3 yếu tố này thì các yếu tố khác cũng cần phải thay đổi theo để giữ nguyên được exposure của bức ảnh. Ví dụ, khi tăng ISO gấp đôi và giữ nguyên Aperture, bạn cần giảm Shutter Speed đi một nửa.
Đối với những ai đang làm quen với máy ảnh, Tròn House gợi ý bạn nên để máy ảnh ở Manual Mode, và tập thay đổi các thông số trên, tự so sánh để hiểu rõ hơn.

  • Aperture (Khẩu độ của ống kính)
Ánh sáng vào cảm biến (sensor) càng nhiều thì ảnh càng sáng và ngược lại. Do đó, khẩu độ là yếu tố giúp kiểm soát được lượng ánh sáng vào máy ảnh vừa đủ để có được bức ảnh đẹp. Khẩu độ là một loạt các lá thép nằm ngay trong ống kính. Các lá thép này có thể co vào và mở ra tương ứng với việc cho phép ánh sáng vào nhiều hay ít trong cùng 1 khoảng thời gian.

Khẩu độ được ký hiệu là F/X (trong đó: X là độ mở của ống kính được ghi bằng con số cụ thể, ví dụ F/2; F/1.8; F/4…). Giá trị của X càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn.
Ví dụ, F/2 sẽ lớn hơn F/4. F ở đây là 1F. Để dễ hiểu hơn, 1F/2 = 0.5 sẽ lớn hơn 1F/4 = 0.25.

Khẩu độ lớn thì ánh sáng đi vào cảm biến nhiều hơn, giúp hình ảnh đỡ bị nhiễu hạt và rung, mờ khi thiếu sáng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng nên mở khẩu độ tối đa bởi một số ống kính không nét căng tại khẩu độ lớn nhất.

  • Shutter Speed (Tốc độ màn trập)
Ánh sáng sau khi đi qua lá khẩu độ (Aperture) thì sẽ tới gặp màn trập (Shutter). Màn trập là một bộ phận có thể đóng vào mở ra, từ đó cho phép ánh sáng đi vào sensor. Màn trập có thể mở và đóng lại nhanh hoặc chậm tương đương với việc để cho ánh sáng vào sensor nhiều hay ít, ảnh chúng ta sẽ tối và sáng tương ứng. Khi cửa trập mở và đóng nhanh, điều này có nghĩa là tốc độ chụp nhanh và ngược lại.

Các chỉ số chỉ tốc độ màn trập là con số tỷ lệ so với 1 giây. Ví dụ, 500 nghĩa là 1/500 giây. Chẳng hạn, khi chụp ảnh trẻ em đang chạy nhảy, nếu tốc độ màn trập bạn để thấp hơn 1/100 giây thì sẽ có những đường vệt dài cho chuyển động mà máy chưa bắt nét hết do tốc độ chụp quá thấp.

Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã “note” lại những bài học cơ bản về nhiếp ảnh chưa? Nếu bạn mong muốn sở hữu những bức ảnh đẹp, hãy liên hệ Tròn House ngay nhé!
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom