Kế toán kho là gì? Công việc của kế toán kho

Tham gia
7/8/22
Bài viết
50
Được thích
0
137 #1
Ngành kế toán có rất nhiều vị trí khác nhau như nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán thuế,v.v. Trong đó, kế toán kho là một bộ phận không thể thiếu của phòng kế toán. Vậy, kế toán kho là gì? Công việc của kế toán kho cụ thể là như thế nào? Bài viết sau đây của Finjobs sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về kế toán kho.
Mục lục
1. Kế toán kho là gì?
Kế toán kho (tiếng Anh là Warehouse Accountant) là nhân sự làm việc thường xuyên trong kho hàng, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quá trình nhập xuất hàng hóa và kiểm soát lượng hàng tồn trong kho. Ngoài ra, kế toán kho cũng chịu trách nhiệm xuất giấy tờ, các loại chứng từ cho hàng hóa và đảm bảo chất lượng, số lượng nhằm hạn chế việc thất thoát hàng hóa.
2. Nhiệm vụ của kế toán kho
Trong suốt quá trình xuất, nhập hàng hóa từ kho, nhân viên kế toán kho sẽ có trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động và ghi chép lại các số liệu, chứng từ hàng hóa và sau đó báo cáo cho cấp trên. Tiếp theo, kế toán kho sẽ tiến hành thống kê số lượng, kiểm tra và phân loại để biết được hạn sử dụng của hàng hóa, từ đó có phương án xử lý hàng tồn trước khi hết hạn, tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp.
-> Xem thêm: Công việc của kế toán
3. Công việc của kế toán kho
Công việc của kế toán kho có phần khác biệt so với các vị trí khác trong bộ phận kế toán:
  • Thực hiện kiểm soát và theo dõi hàng hoá: công việc của kế toán kho sẽ kiểm kê và xác nhận số lượng hàng và giao nhận hoá đơn. Đồng thời cập nhật tình hình hàng hoá mỗi khi xuất hàng từ kho và nhập hàng từ các đơn vị phân phối.
  • Lập phiếu xuất- nhập kho: Trong quá trình nhập, xuất hàng hóa, hóa đơn hàng hóa cần phải được lưu trữ lại để cung cấp việc đối chứng sau này. Vậy nên, công việc của kế toán kho là phải ghi chép những số liệu liên quan một cách cụ thể và lưu giữ cẩn thận những chứng từ nhập, xuất hàng hóa.
  • Hạch toán doanh thu và kê khai thuế cho doanh nghiệp: trong quá trình xuất nhập khẩu, công việc của kế toán kho phải hạch toán doanh thu, giá vốn hàng hoá, công nợ và vật tư theo quy định. Bên cạnh đó, kế toán kho cũng cần kê khai thuế đầu vào, đầu ra của hàng hóa nguyên vật liệu, đảm bảo đóng thuế đúng như mức quy định của Nhà nước.
  • Lập các báo cáo hàng tồn kho: công việc của kế toán kho là lập các báo cáo tồn kho và nhập xuất tồn. Đếm số lượng hàng tồn thực tế trong kho để so sánh và đối chiếu với dữ liệu được cập nhật trên hệ thống quản lý hàng. Khi so sánh, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào của số lượng hàng, cần lập báo cáo với quản lý để giải quyết.
  • Những công việc khác: Ngoài những công việc trên, kế toán kho còn có thể đưa ra những đề xuất, kiến nghị nâng cấp hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
4. Những lưu ý để làm tốt công việc của kế toán kho
Công việc kế toán kho chịu trách nhiệm rất nhiều việc khác nhau. Do đó, sẽ có những sơ xuất xảy ra khi làm việc mà khó có thể tránh khỏi. Để hạn chế và giảm thiểu các tình huống rủi ro, kế toán kho cần lưu ý một số chi tiết:
1 Quá trình xuất nhập hàng
Trong quá trình xuất nhập hàng, kế toán kho cần kiểm tra các chứng từ hoặc hóa đơn về hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng và độ chính xác của các giấy tờ. Đồng thời, thực hiện công tác chuyển giao các hoá đơn đến các bộ phận có liên quan để lưu trữ và báo cáo.
2 Kiểm kê số lượng hàng tồn kho:
Để tránh nhầm lẫn giữa các loại hàng và hạn sử dụng, kế toán kho luôn phải ghi chú phiếu xuất nhập cho từng kệ chứa hàng và cập nhật trên các phần mềm số lượng hàng tồn kho, đảm bảo định mức tồn kho tối thiểu cũng như việc này sẽ giúp kế toán kho tiết kiệm thời gian khi cần các thông tin liên quan đến từng loại.
3 Khi thực hiện mua hoặc đặt hàng:
Thực hiện các thủ tục đặt hàng của kho theo kế hoạch định kỳ. Kế toán kho sẽ trực tiếp theo dõi quá trình nhập hàng và kiểm tra đầy đủ các thông trên các giấy tờ nhằm tránh các rủi ro không đáng có. Lưu ý số lượng hàng trên các phiếu ghi chú kệ hàng để đôn đốc mua hàng đảm bảo không dưới định mức tối thiểu tồn kho.
4. Phân loại và sắp xếp hàng hóa:
Kế toán kho cần trực tiếp theo dõi quá trình phân loại và sắp xếp các loại hàng hoá một cách hợp lý tránh để hàng hoá bị ướt hoặc đổ vỡ. Lập các sơ đồ kệ chứa hàng kho để dễ quản lý và có đủ không gian dự trữ hàng khi cần thiết.
5 Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho:
Mặc dù có thể linh hoạt sắp xếp hàng hóa trong kho nhưng vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc của nhà sản xuất để đảm bảo giữ được chất lượng cho hàng hóa.
6 Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy:
Việc kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy PCCC là điều tối quan trọng vì hàng hóa là tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp. Vậy nên, kế toán kho cần tuân thủ tuyệt đối việc này.
Để làm một kế toán kho chuyên nghiệp, ngoài việc cần nâng cao các kỹ năng của bản thân, bạn cũng nên liên tục cập nhật và học hỏi các kiến thức chuyên môn để có nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến trong sự nghiệp.
Finsider Finjobs
Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín
Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!
Tham gia chương trình chữa CV miễn phí tại đây!
-> Xem thêm:
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom