Kỹ năng trong giao tiếp: Phần 3 - Khái niệm "cửa sổ Johari" và cách áp dụng

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
48115 #1

Những ấn tượng ban đầu tùy thuộc rất nhiều vào sự tương tác trong khi giao tiếp. Chúng ta thể hiện ra như thế nào thì sẽ nhận được những phản hồi tương tự từ người khác. Sự tương tác này được mô tả rõ ràng theo một mô hình gọi là "cửa sổ Johari". Để tiếp tục với phần 3 của series "kỹ năng trong giao tiếp", hôm nay mình sẽ chia sẻ về "khái niệm cửa sổ Johari và cách áp dụng" trong khi giao tiếp, giúp bạn tăng cường sự tương tác của mình tới từng cá nhân hoặc một tập thể nào đó.

Phần 3: Khái niệm cửa sổ Johari và cách áp dụng

#1: Khái niệm

Khái niệm Johari được viết tắt từ tên hai người xây dựng và phát triển là Joseph Luft và Harry Ingham, đây là một dạng mô hình giao tiếp tự bộc lộ, tự bạch và phản hồi giữa các cá thể trong một nhóm quan hệ hoặc nhóm này với nhóm khác. Trong đó:
  • Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông tin về bản thân.
  • Họ có thể tự học và hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về bản thân mình chính từ những phản hồi của người khác.
Như vậy, khi chúng ta sử dụng mô hình "cửa sổ Johari" sẽ tạo ra những mối quan hệ mang tính chất ràng buộc, giúp các cá nhân trong một nhóm thấy hiểu nhau hơn, có thể thoải mái bộc lộ bản thân, đưa ra những phản hồi tích cực với người khác và đón nhận phản hồi ngược lại. Điều quan trọng nhất khi sử dụng khái niệm này là bạn cần thể hiện một cách chân tình để tạo nên niềm tin với mọi người trong nhóm, từ đó sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt và đem đến nhiều hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

#2: Mô hình và giải thích về cửa sổ Johari

- Mô hình "cửa sổ Johari":


- Diễn giải mô hình cửa sổ Johari:

Mô hình cửa sổ Johari bao gồm 4 ô với nội dung khác nhau, trong đó mỗi cửa sổ có mối liên hệ mật thiết với nhau, thể hiện những thông tin chi tiết về cá nhân, cảm nhận, động cơ và con người.

Cửa số 1: Ô Mở

Đây là nơi bạn có thể chia sẻ thông tin một cách thoải mái, những gì mà bạn biết và mọi người cũng biết. Chúng ta nên đi theo hướng thảo luận với nhau nhiều hơn là chia sẻ!

Cửa số 2: Ô Mù

Như chúng ta đã biết, tự đánh giá về bản thân là điều rất khó, đôi khi những điều chúng ta không biết về mình nhưng lại được nhìn nhận một cách rõ nét nhất từ người khác. Ví dụ: người khác nhận thấy bạn không thích hợp với cái gì đó (việc làm, giải trí, ăn uống ...), không có năng lực hoặc không có giá trị trong một hoàn cảnh nào đó ...).

Cửa số 3: Ô Ẩn

Có lẽ đây là phần nhạy cảm nhất vã dễ gây ra những hiểu lầm trong một mối quan hệ! Việc người khác đánh giá sai về bạn hoàn toàn có thể, vì sao lại như vậy? Thứ nhất, để đánh giá người khác một cách chính xác là cả một quá trình gắn bó với nhau. Thứ hai, bản chất của mỗi người thường chỉ thể hiện ra bên ngoài 20% mà thôi.

Ví dụ: Bạn là một người vui tính, tuy nhiên lại khá rụt rè khi ở trong đám đông toàn những người lạ! Từ đó suy ra người khác chỉ nhìn nhận thấy sự rụt rè ở bạn mà bỏ qua tính cách "vui vẻ" nếu chỉ tiếp xúc qua loa hoặc đó có thể không phải là một mối quan hệ bền vững!

Cửa số 4: Ô Đóng

Dây là nơi tồn tại những đặc điểm của mỗi người (người ta gọi là tính cách thứ hai) và cả bạn và người khác đều không thể nhận biết qua vẻ bề ngoài. Quá trình này gọi là “tự bạch”, chúng ta cần cho và nhận thông tin với nhau trong khi giao tiếp bởi. Hãy chia sẻ một cách cởi mở, trao đổi thật nhiều thông tin để xây dựng niềm tin với nhau.

#3: Cách sử dụng công cụ này



Mỗi quá trình mở rộng từ cửa sổ này sang cửa sổ khác được gọi là sự phản hồi. Nói một cách dễ hiểu hơn:
  • Những thông tin bạn biết mà người khác không biết: bạn có thể chia sẻ.
  • Những thông tin bạn không biết mà người khác biết: bạn có thể học hỏi.
  • Những thông tin bạn biết và người khác cũng biết: bạn có thể thảo luận.
  • Những thông tin bạn không biết và người khác cũng không biết: bạn có thể tự bạch để khơi gợi niềm tin từ người đó.
Đối với những trường hợp trong một tập thể bất kỳ, một thành viên mới luôn luôn giữ một vị trí nhỏ trong cửa số 1: Ô mở. Bạn sẽ có rất ít thông tin để chia sẻ với người trong nhóm, vì vậy để có thể tạo ra những ấn tượng tốt, hãy chủ động lắng nghe và tiếp nhận sự phản hồi từ các thành viên trong nhóm và mở rộng sang cửa số 2: Ô mù.

Ngoài ra, thành viên trong một nhóm có thể mở rộng cửa số 1 sang các cửa sổ khác (số 2, 3, 4) bằng cách hỗ trợ nhau, chủ động chia sẻ thông tin, đóng góp ý kiến mang tính chất xây dựng.

Khi mức độ tự tin và sự tôn trọng giữa mỗi người được tăng cao, chúng ta càng dễ hiểu nhau hơn, cởi mở hơn trong mỗi mối quan hệ.

#4: Giá trị cốt lõi cần nắm

Điểm quan trọng nhất trong khái niệm "cửa sổ Johari" là bạn phải đặt mục tiêu mở rộng Ô Mở của mình và tất cả mọi người. Khi chúng ta cởi mở với người khác sẽ làm cho hiệu quả cá nhân và hiệu quả nhóm được nâng cao. Ô Mở là không gian phù hợp nhất để có thể giao tiếp một cách thoải mái, từ đó phát triển các mối quan hệ trở nên bền vững, tránh được những sự hiểu nhầm dẫn đến kết quả không mấy tốt đẹp!


(còn tiếp)

Xem thêm:
Biên tập lại: @Hải Hài Hước
Nguồn: 15 Phút, Netlog, Trabeli Edu
 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom