Kiến thức cơ bản về chụp ảnh trên Windows Phone

TR02

New Member
Tham gia
9/2/14
Bài viết
0
Được thích
5,971
20271 #1
Mình trình cũng cùi bắp nhưng cũng muốn chia sẻ 1 tí kinh nguyệm cho anh em, nhờ thím nào vào bổ sung nếu thấy có gì chưa đúng nhé. Hy vọng ít gạch đá. Mình xin tổng hợp lại từ một số bài viết để chia sẻ với ae. Bài viết ko thể tránh khỏi thiếu xót, hy vọng mọi người thẳng thắn góp ý.

Bài 1: Trước khi bắt tay vào chụp ảnh trên Windows Phone

Trước khi làm gì bạn cũng nên tìm hiểu cơ bản về thiết bị/tính năng mình sắp sửa dùng. Bài này mình xin dành một số giới thiệu về camera của các thiết bị Windows Phone với các bạn.

Tìm hiểu về Camera của máy

Mỗi máy ảnh của mỗi máy đều khác nhau. Một số máy ảnh sẽ có khả năng chụp ảnh sáng hơn, một số tối hơn cũng như cho chất lượng ảnh khác nhau, cách duy nhất để bạn có thể bắt đầu chụp được kết quả tốt nhất với máy ảnh của bạn là thực hành sử dụng nó thường xuyên. Trên WPV, hiện nay có hội chụp ảnh, các bạn có thể tham gia hội này để học hỏi.

Camera mặc định của Windows Phone sẽ có giao diện như hình dưới:


Các tính năng và các nút cơ bản của camera mặc định bao gồm (theo thứ tự):
  • Nút mũi tên trái: ở phía trên bên trái của màn hình, bạn có thể vuốt sang bên phải hoặc nhấn nút này để xem lại các hình ảnh bạn vừa chụp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Nút ...: Ở phía trên bên phải của màn hình bạn sẽ nhận thấy có 3 dấu chấm, nhấn các dấu chấm sẽ mở rộng trình đơn cho phép bạn có thể truy cập tuỳ chỉnh các khả năng chụp ảnh và quay video.
  • Chuyển sang chế độ quay video/chụp ảnh: Nhấn biểu tượng này sẽ chuyển chế độ máy ảnh của bạn từ chụp ảnh (mặc định) để sang video và ngược lại.
  • Camera trước: Nếu điện thoại của bạn có một camera trước thì bạn có thể nhấn nút này để chuyển ống kính sang trước. Bấm nó một lần nữa để chuyển sang kính ngắm phía sau (mặc định).
  • Chế độ đèn flash - Có 3 chế độ đèn flash là đèn flash tắt, đèn flash bật tự động.
  • Lenses: Biểu tượng mũi tên hai chiều sẽ mang đến những ống kính. Đây là những ứng dụng nhỏ mà có chức năng chụp ảnh khác nhau tuỳ mục đích của ứng đó.
Nếu bạn thấy hình ảnh chụp của mình trông sắc nét hoàn hảo khi bạn đang tập trung vào một chủ đề và sau khi hình ảnh được thực hiện, mọi thứ dường như bị làm mờ thì lý do là vì Windows Phone lưu một bản xem trước với độ phân giải thấp của hình ảnh bạn chụp để bạn có thể phóng to và vuốt xung quanh. Độ phân giải thấp giúp cho hiệu suất của khả năng xem được cao, nhưng tiếc là điều này có nghĩa là bạn đang nhìn thấy một ảnh chất lượng thấp, hình ảnh bị mờ hơn so với hình ảnh bạn vừa chụp thực sự. Nếu bạn muốn xem ảnh của bạn với chất lượng thật sự của nó, bạn có thể xem trên một màn hình máy tính hoặc cài đặt các ứng dụng xem hình ảnh HD ví dụ như HD Photo Viewer app

Đặt sự kỳ vọng vào camera của bạn

Chúng ta sẽ đi vào nói về cách chụp trong bài viết sau, đầu tiên, bạn cần phải hiểu điểm mạnh và điểm yếu của máy ảnh của bạn để có một hình ảnh đẹp với nó. Cho dù bạn muốn chụp những hình ảnh đẹp nhưng lại dùng một thiết bị với camera kém thì bạn sẽ không có được một bức ảnh như mong muốn. Điều này có nghĩa là bạn phải biết giới hạn máy ảnh của bạn và để chúng trong tâm trí khi bạn chụp ảnh.

Khẩu độ và giá trị F?

Nhiều bạn cũng như mình khi tìm hiểu đến kỹ thuật chụp ảnh thường nghe đến thuật ngữ "Aperture" (Khẩu độ) và giá trị F. Bạn cần hiểu một số cơ bản về thuật ngữ này trước khi muốn chụp các bức ảnh tốt.

Khẩu độ là đường kính của độ mở ống kính, với các máy ảnh DSLR khẩu độ có thể thay đổi bằng Lens, nhưng trên điện thoại của chúng ta, nó có khẩu độ cố định. Vớ đường kính của khẩu độ càng lớn, ánh sáng đến bộ cảm biến sẽ càng nhiều.


Khẩu độ là kích cỡ của lỗ trong ống kính khi chụp ảnh. Nó được đo bằng F-Stop, di chuyển từ F-Stop đến giá trị tiếp theo tăng gấp đôi (hoặc một nửa) lượng ánh sáng nhận được thông qua ống kính của bạn. Chúng ta không thể kiểm soát kích thước của khẩu độ máy ảnh của chúng ta bởi vì chúng cố định trên điện thoại. Dưới đây là danh sách F-Stop trên các thiết bị Windows Phone phổ biến hiện nay:
  • HTC 8x: f/2.0
  • HTC 8s: f/2.8
  • Nokia Lumia 1020: f/2.2
  • Nokia Lumia 928: f/2.0
  • Nokia Lumia 925: f/2.0
  • Nokia Lumia 920: f/2.0
  • Nokia Lumia 820: f/2.2
  • Nokia Lumia 720: f/1.9
  • Nokia Lumia 620: f/2.4
  • Nokia Lumia 520: f/2.4
Vì vậy, điều này có nghĩa gì cho bạn? Tất cả các điện thoại WP hiện nay có một f-stop chạy từ 1.9 đến 2.8. Nói chung: giá trị càng nhỏ hơn thì khẩu độ càng lớn. Hãy nhớ rằng, một ống kính "nhanh" là một ống kính trong đó có độ mở tối đa lớn - có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng điện thoại của chúng ta trong nhiều tình huống.

Khẩu độ càng lớn, máy ảnh của bạn sẽ chụp ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng vì một độ mở ống kính lớn hơn sẽ cho phép nhiều ánh sáng đi vào hơn. Nó cũng có nghĩa là có đường kính lớn hơn sẽ cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn để "đóng băng" hình ảnh của bạn để cho chất lượng sắc nét và chi tiết hơn.

Độ dài tiêu cự và Độ sâu trường ảnh

Vậy, điện thoại của chúng ta được xây dựng để chụp ảnh trong các tình huống thế nào và sẽ ảnh hưởng đến các ảnh chụp thế nào?

Chiều dài tiêu cự: Đây là khoảng cách giữa ống kính và cảm biến của máy ảnh. Đối với điện thoại của chúng ta, khoảng cách nằm vào giữa 20-35mm, ví dụ, một chiếc điện thoại như 920 có độ dài tiêu cự 26mm. Khoảng cách giữa ống kính và cảm biến ngắn có nghĩa là máy ảnh của bạn có một góc nhìn rộng.

Độ sâu trường ảnh: Đây là khoảng cách mà các đối tượng được tập trung. Đôi khi bạn sẽ muốn một cái gì đó đứng gần với bạn để dễ lấy nét (như một bức chân dung), và đôi khi bạn sẽ muốn một cái gì đó xa để được lấy nét (như chụp cảnh). Độ mở của ống kính xác định bạn có thể tập trung vào đối tượng ở gần và xa như thế nào.

Thường điện thoại của chúng ta có khẩu độ F1.9-2.8 điều này có nghĩa là điện thoại của chúng ta được thiết kế để xử lý các đối tượng gần thực sự tốt. Bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng sẽ cho bạn biết rằng bạn cần phải có một khẩu độ nhỏ hơn như 8.0 (nhớ rằng: f/8.0 có lỗ nhỏ hơn so với f/2.0) để có thể nắm bắt chi tiết xa hơn, như bạn mong muốn trong bức ảnh chụp cảnh dưới đây. Đây là lý do tại sao chúng ta không thể mong đợi các thiết bị điện thoại của chúng ta có thế bắt các hình ảnh rõ nét của các đối tượng trên đường chân trời, với một khẩu độ cố định như vậy, chúng không được thiết kế để chụp ảnh với cự ly tầm trung-xa.


Có thể thấy đây là hạn chế hoặc 'yếu điểm' của camera trên điện thoại. Ống kính trên bất kỳ điện thoại máy ảnh ngày nay, cho dù là 920, 928,...đều có cảm biến nhỏ và ống kính khẩu độ cố định, vì vậy chúng không thể chụp các bức ảnh với cự ly xa.

Lấy nét: Chạm-để-chụp hay Nút chụp ảnh?

Trên WP, nếu bạn bấm xuống một nửa hành trình của nút camera thì bạn sẽ tập trung vào bất cứ thứ gì nằm ở trung tâm của khung hình. Một khi bạn nghe tiếng bíp, có nghĩa nó đã xác nhận và bạn cần nhấn nút chụp hết hành trình còn lại để chụp ảnh.

Nếu bạn muốn tập trung vào một khu vực cụ thể của màn hình, bạn có thể tap vào một phần của màn hình và bạn sẽ thấy một biểu tượng tập trung xuất hiện xung quanh khu vực bạn đang chạm. Điện thoại của bạn sẽ tập trung vào khu vực đó thay vì ở trung tâm của khung hình. Điều này đặc biệt tốt khi bạn có nhiều yếu tố trong ảnh và bạn chỉ muốn tập trung vào một trong số chúng.

Có thể cho rằng, điện thoại sẽ chụp ảnh sắc nét hơn một chút nếu bạn chạm vào màn hình vì không có quá nhiều chuyển động trong ảnh. Nhưng trên các điện thoại như 920 với khả năng ổn định hình ảnh quang học thì điều này không phải là vấn đề quá nhiều.

Cảm biến máy ảnh

Trên máy ảnh điện thoại của chúng ta thường không có một màn trập vật lý cho phép ánh sáng đi qua trong một thời gian nhất định, vì vậy cảm biến của chúng ta thường được dùng đến trong khoảng thời gian điện thoại xác định cảm biến cần ánh sáng để chụp hình.

Điều này có thể có nghĩa là một dòng điện được truyền qua các bộ cảm biến, cho phép nó nhận và xử lý ánh sáng, ít nhất là 1/250 của một giây hoặc hơn. Điện thoại của chúng ta sử dụng một thứ gọi là cảm biến Back Side Illuminated (BSI), mà bạn có thể đọc thêm bằng cách nhấn vào đây. Khi chúng ta đang nói về cảm biến, lớn hơn chắc chắn tốt hơn. Các cảm biến của bạn lớn hơn, các bóng bán dẫn nhiều hơn trên cảm biến của bạn và bóng bán dẫn lớn hơn sẽ giảm ít độ nhiễu và thu thập ánh sáng tốt hơn trong cùng một lượng thời gian.


Cảm biến máy ảnh được so sánh với chuyển động máy ảnh 35mm đã trở thành tiêu chuẩn mà hầu hết các hệ thống máy ảnh SLR đều dùng. Nếu chúng ta xem xét bộ cảm biến 35mm "full frame" là chuẩn, các cảm biến trong các máy Lumia/HTC thế hệ hiện tại là 1/3" hoặc nhỏ hơn. Đó là phần màu vàng ở giữa trong ảnh trên. Tiếp theo, khi bạn nhìn lại ảnh bạn vừa chụp trên điện thoại của mình và bắt đầu phàn nàn có quá nhiều hạt, hãy nhớ, một phần của máy ảnh của bạn thực sự xử lý ánh sáng nhỏ hơn kích thước của phần "màu hồng" trên hình.

Okay, vậy điều này ảnh hưởng gì đến chúng ta? Khi cảm biến của bạn được 'bật' để nắm bắt ánh sáng, nó đo ánh sáng của cảnh của bạn, đó là một giá trị cụ thể, được đo bằng bóng bán dẫn riêng trên cảm biến. Giá trị này sau đó được xử lý và chuyển sang thông tin số, điện thoại của chúng ta chỉ thực sự tốt khi xử lý thông tin này với cự ly gần và trung bình nhưng với cự ly xa hơn bạn sẽ nhận thấy một chút hạt.

Vậy, bạn không nên quá kỳ vọng mình sẽ chụp được các bức ảnh rõ nét ở cự ly quá xa, nếu thực sự bạn muốn thế, bạn nên chuyển sang một máy ảnh chuyên dụng.
 
Last edited by a moderator:

TR02

New Member
Tham gia
9/2/14
Bài viết
0
Được thích
5,971
#2
Bài 2: Kỹ thuật chụp ảnh và bố cục
Bài 1 chúng ta đã làm quen với các khái niệm cơ bản để chụp ảnh trên Windows Phone và trong bài này chúng ta sẽ đi qua một chút về kỹ thuật chụp ảnh.

Đứng tại chỗ, cố định máy

Giữ điện thoại của bạn bằng hai tay. Một để giữ điện thoại ổn định và một để nhấn nút (hoặc chạm màn hình), nếu thấy vẫn bị mờ nét, bạn có thể đưa khuỷu tay cố định trên ngực của mình.


Ngoài ra, bạn có thể dùng các điểm tựa khác như bàn, mặt phẳng, tường,...để cố định máy. Ngoài ra, trên thực tế chúng ta có thể dùng phụ kiện tripod để giữ máy cố định khi chụp ảnh, phụ kiện này còn giúp cho chúng ta có khả năng quan sát tốt nhất khi chụp ảnh trên điện thoại.

Hãy luôn suy nghĩ trong đầu: Dừng bước - Đứng yên - Tập trung.

Làm sạch ống kính

Đó là đầu tiên nên làm trước khi chụp ảnh nhưng thường là điều chúng ta nhớ đến sau đó. Điện thoại của chúng ta là luôn luôn nằm trong tay và dấu vân tay ở khắp mọi nơi. Trước khi bạn chụp ảnh, sử dụng ống tay áo hoặc khăn mềm để vệ sinh và chắc chắn rằng nó không có bụi bẩn/dấu vân tay trên ống kính.

Chú ý đến Đối tượng và Ánh sáng của bạn

Nếu bạn đang cố gắng để có một tấm ảnh của một vật đang chuyển động, hãy cố gắng để làm cho nó ngừng di chuyển. Bên cạnh đó, ánh sáng sẽ đóng vai trò quan trọng để làm cho hình ảnh của bạn sắc nét hơn.

Chụp ảnh với ánh sáng nhiều hơn sẽ nâng cao chất lượng ảnh. Ánh sáng rất quan trọng, ngay cả vào ban đêm, nếu bạn muốn có một bức ảnh phong cảnh, hãy cố gắng chụp nó khi mặt trời chưa xuống hoàn toàn.

Nếu bạn muốn chụp chế độ chân dung, tránh mặt trời trên quá cao mà nên chọn những ngày nhiều mây hoặc nơi có bóng mát mở. Tìm kiếm nguồn ánh sáng tốt đôi khi quan trọng hơn hơn việc tìm kiếm một cái gì đó thú vị để chụp.

Tiến đến gần hơn đối tượng

WP có thể phóng to hình ảnh bằng cách sử dụng ngón tay của bạn trên màn hình. Cảm biến máy ảnh trên điện thoại thường khá nhỏ, đặc biệt là khi so sánh với các máy ảnh DSLR, vì vậy, kỹ thuật phóng to vào một hình ảnh thường được thực hiện bằng tay trên màn hình và sẽ làm suy giảm chất lượng của hình ảnh bạn chụp. Chúng ta có thể kiểm chứng nó nếu bạn thử zoom vào một vật với khoảng cách nhất định khi chụp ảnh.

Nếu bạn muốn có một hình ảnh chất lượng tốt, hãy cố gắng tiến gần đến vật thể và di chuyển máy ảnh của bạn gần hơn với chủ đề mà bạn đang cố gắng để chụp ảnh. Bạn sẽ có thể phóng to hình ảnh bằng cách crop nó nếu bạn muốn và nó sẽ không bị tình trạng vỡ hạt như khi bạn zoom và chụp.

Không nhất thiết phải giữ tất cả ảnh

Bạn có quyền chụp bao nhiêu ảnh tùy thích từ nhiều góc độ khác nhau mà bạn có thể thực hiện, nhưng một khi bạn kết thúc, bạn nên xem lại các bức ảnh và chọn một số trong những bức tốt nhất mà bạn nghĩ rằng phù hợp với thời điểm chụp. Ví dụ như bạn sẽ không thực sự cần tất cả hình ảnh của bữa ăn của một bữa tiệc mà chỉ giữ một hoặc hai hình ảnh với thời điểm mà bạn thấy đáng nhớ và xóa phần còn lại.

Quy tắc một phần ba

Hầu hết các ứng dụng máy ảnh sẽ có tuỳ chọn chia khung mà bạn có thể bật hoặc tắt, nó sẽ chia màn hình thành một loạt các đường thẳng và ngang. Máy ảnh của Windows Phone 8 mặc định không có tính năng này tại thời điểm hiện tại, nhưng tôi tin nó sẽ được thêm vào sau này.


Vậy, bạn sẽ chụp thế nào với quy tắc này. Cơ bản nhất chúng ta có thể hiểu rằng các giao điểm tại các đường thẳng và ngang (4 giao điểm, ko tính các góc ngoài) là những điểm đặt bố cục tốt nhất chúng ta có thể nghĩ đến để có những bức ảnh đẹp. Quy tắc này được áp dụng trong cả kỹ thuật chụp DSLR và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì bạn có thể Google thêm về nó.

Nắm được quy tắc này sẽ giúp bạn có được nhiều bức ảnh với bố cục đẹp và vừa ý hơn là chỉ ngắm và chụp thông thường. Ngoài quy tắc một phần ba, có một số quy tắc khác như đặt bố cục đối xứng, nằm giữa hoặc phá cách,...Tuy nhiên với những người chỉ mới tìm hiểu căn bản thì nguyên tắc này có thể áp dụng dễ hơn.

Một số thứ khác để xem xét:
  • Sử dụng các đường cong và đường hội tụ
  • Sử dụng không gian tích cực và tiêu cực
  • Xem nền của ảnh, nếu nền của ảnh gây sự sao lãng cho chủ đề thì bạn nên tránh
  • Thử nghiệm với khung ảnh của bạn bằng cách đặt đối tượng trong khung chủ đề chính để cung cấp cho một cảm giác chiều sâu cho bức ảnh của bạn như cửa sổ, gương và cửa ra vào thường rất tốt cho việc này.
Hãy suy nghĩ về góc độ

Hãy dành một chút thời gian để có một ý tưởng trong đầu bạn về những gì bạn muốn chụp trước khi bạn bắt đầu. Lựa chọn bóng tối và ánh sáng? Bạn có muốn cố gắng truyền đạt một cảm giác tâm trạng? Hoặc bạn chỉ quan tâm đến việc chụp ảnh món tráng miệng của mình?

Sau khi nghĩ xong, bạn sẽ cần chọn góc chụp. Bạn không cần phải luôn chụp ảnh từ trên cao xuống, hãy thử chụp xung quanh với góc độ nông, chụp ảnh từ thấp lên cao...Ngoài ra, hãy thử ngắm nhìn cảnh thành phố từ cửa sổ tầng hai hoặc thậm chí thứ ba thay vì ở dưới đường phố. Hãy nhớ rằng bạn có thể di chuyển xung quanh chủ đề của bạn, bạn không cần phải đứng yên một chỗ.
 

TR02

New Member
Tham gia
9/2/14
Bài viết
0
Được thích
5,971
#3
Bài 3 - Tuỳ chỉnh chụp ảnh trên Windows Phone

Nếu bạn muốn thực sự bước vào chụp ảnh và nhiếp ảnh nói chung, một số điểm bạn sẽ phải chú ý và tìm hiểu chính xác những chi tiết của menu cài đặt của thiết bị đó và đây lý do tại sao bạn cần phải xem bài này trước khi bạn chụp ảnh.


Menu chụp ảnh của trình Camera mặc định

Windows Phone tuỳ theo máy sẽ có các tuỳ chọn khác nhau, ở đây, mình sẽ đi qua một số tuỳ chọn chúng ta thường thấy trên các thiết bị hiện tại. Bạn nên xem qua từng mục để hiểu mục đích của nó.

Scenes (cảnh)

Đây là những thiết lập tự động trước, đã được lập trình sẵn trong máy ảnh của bạn, thường dùng khi bạn muốn chụp ảnh với cảnh vật mình muốn. Bao gồm:
  • Tự động (mặc định): Hãy để máy ảnh điện thoại của bạn quyết định thiết lập cảnh thích hợp nhất cho bức ảnh mà bạn đang sắp chụp.
  • Close-up (cận cảnh): Chế độ này sẽ cho phép bạn lấy nét vào đối tượng rất gần với ống kính. Còn được gọi là chụp ảnh macro.
  • Chụp đêm: Sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn so với bình thường, chế độ này được thiết kế để chụp ảnh phong cảnh vào ban đêm. Thường chúng ta nên dùng tripod để tránh bị rung tay khi chụp ở chế độ này.
  • Chân dung Ban đêm: Chế độ này được thiết kế để chụp ảnh của một người nào đó vào ban đêm, sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn để cho nhiều ánh sáng hơn và sử dụng đèn flash. Thường chúng ta nên dùng tripod để tránh bị rung tay khi chụp ở chế độ này.
  • Thể thao: Điều này phù hợp để có hình ảnh của một đối tượng chuyển động nhanh và tốt nhất là sử dụng chế độ này khi bạn đã có rất nhiều ánh sáng.
  • Ngược sáng: Chế độ này sẽ loại bỏ bóng tối khi ánh sáng đến từ phía sau một chủ đề, hoặc nếu chủ đề của bạn trong bóng râm. Đèn flash nên được dùng để lấp đầy ánh sáng bị ngược khi chụp.
Thường người dùng mới làm quen sẽ dùng hai chế độ chụp Tự động và Close-up để chụp ảnh, bạn có thể thử các chế độ khác nhau để có trải nghiệm của riêng mình.

ISO

Về cơ bản, con số ISO (ví dụ như 100, 200, 400, 800...) càng cao, độ nhạy cảm với ánh sáng cảm biến sẽ càng nhiều. Thực tế, điều này thực sự có ý nghĩa khi bạn chỉnh con số ISO càng cao thì số điểm ảnh nhận được trên bộ cảm biến sẽ nhiều hơn. Con số ISO càng cao, thời gian màn trập mở để cho lượng ánh sáng vào nhiều hơn, tuy nhiên thời gian màn trập của bạn mở càng lâu, bạn sẽ nhận được hình ảnh mờ hơn từ các đối tượng di chuyển.

Tóm lại, làm thế nào để áp dụng điều này chụp ảnh? Nếu bạn có một chiếc điện thoại với máy ảnh phù hợp để chụp trong điều kiện thiếu sáng như Lumia 920, bạn có thể thiết lập chế độ chụp đêm và thiết lập ISO cao hơn (như 800). Chiếc máy ảnh sẽ nhận được nhiều ánh sáng và màn trập sẽ không phải mở ra quá lâu.

Vấn đề ở đây là chỉnh ISO càng cao thì ảnh của bạn sẽ bị hạt nhiều hơn.

Các ví dụ sau đây được lấy từ trang AllAboutWindowsPhone.com chụp bởi bắt Siraj Hassan Mohideen trên 808 PureView.


Với chế độ tự động trong điều kiện tối thiếu sáng, chúng ta có thể xem kết quả như trên, hình ảnh hoàn toàn không thể nhìn thấy gì vì quá tối. Tuy nhiên, nếu chúng ta giá trị ISO lên 400, chúng ta nhận được kết quả như sau:


Chiếc máy ảnh này đã điều chỉnh độ phơi sáng ISO cao hơn và để cho ánh sáng vào nhiều hơn trong ảnh. Và điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chụp ảnh với thiết lập ISO 1600:


Cảnh này trông sáng hơn rất nhiều, nhưng chúng ta có thể thấy nó đã xuất hiện nhiều hạt. Máy ảnh điện thoại đã cho quá nhiều ánh sáng vào và chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất là các vùng tối hơn phía sau có một hiệu ứng như bị 'chắp vá' và không thực.


Đây là ảnh hưởng của hiệu ứng nhiễu hạt trong kỹ thuật số. Những gì bạn được nhìn thấy trong bức ảnh với ISO 1600 là hậu quả của màu sắc bị thay đổi mà nơi các "đốm" sáng được lấp vào vùng tối. ISO thấp hơn có nghãi độ nhiễu hạt sẽ ít hơn mà bạn sẽ nhận được một bức ảnh.

Vậy mục đích chỉnh ISO thực chất là cố gắng để có được chính xác một bức ảnh theo đúng ý bạn và càng ít nhiễu hạt càng tốt.

Có một vài tình huống mà bạn nên xem xét việc đẩy ISO lên thiết lập cao hơn:
  • Sự kiện thể thao trong phòng: Nếu bạn đang ở trong một phòng tập thể dục thể thao và chủ đề của bạn đang di chuyển một cách nhanh chóng nhưng ánh sáng bên trong phòng là không lớn, hãy đẩy ISO lên.
  • Tiệc sinh nhật: Nến và một căn phòng tối có thể tạo ra một tâm trạng tuyệt vời trong một bức ảnh, tuy nhiên bạn hãy xem xét việc nâng ISO cao hơn và bạn sẽ không phải phá hỏng giây phút với sự hỗ trợ của đèn flash sáng.
  • Buổi hòa nhạc: Một môi trường tối với ánh sáng không thường xuyên. Đây thường là nơi mà flash không được phép. Việc đẩy ISO lên có thể bù đắp trong trường hợp này.
  • Phòng trưng bày nghệ thuật, Nhà thờ...: thường là một phòng trưng bày nghệ thuật sẽ cấm chụp với đèn flash và trong nhà thờ, bạn có thể đẩy ISO lên cao hơn để chụp mà tránh làm người khác thấy phiền.
Chúng ta có thể sử dụng phần mềm để chỉnh sau khi chụp như Adobe Lightroom hoặc Photoshop để loại bỏ hạt, nhưng bạn cần biết chỉnh ISO sao cho bức ảnh của mình tối ưu nhất với ít hạt và bị rung tay. Bạn chỉ thực sự cần dùng đến ISO khi bạn muốn một cái gì đó khác biệt, tác động cụ thể tới bố cục ảnh hoặc để có được một bức ảnh thực sự sáng tạo. Hãy tự thử quanh các cài đặt ISO và tìm sự cân bằng cho chính mình.

Giá trị phơi sáng

Máy ảnh của bạn sẽ cố gắng để nhìn thấy tất cả mọi thứ trong màu đen và trắng. Bất cứ điều gì chi phối hình ảnh của bạn khi bạn nhấn nút chụp xuống 1/2, máy ảnh của bạn làm tất cả các tính toán để cố gắng tìm ra cách để có được chủ đề chính của bạn là màu xám (không quá đen hoặc quá trắng trong điều kiện phơi sáng). Có thể có những lúc máy ảnh của bạn không làm điều này đúng, phơi sáng chính xác có nghĩa là hình ảnh "đẹp mắt" - phần mềm có thể không giải quyết được hoàn toàn điều này.

Trên điện thoại của chúng ta, chúng ta thường có các giá trị phơi sáng sau:

2 1 2/3 1 1/3 1 2/3 1/3 0 (mặc định) -1/3 -2/3 -1 -1 1/3 -1 2/3 2

0 có nghĩa là máy ảnh sẽ thực hiện việc phơi sáng bằng cách riêng của mình mà không có sự giúp đỡ từ bạn. Nếu bạn chọn một giá trị âm, bạn đang nói với máy ảnh rằng bạn không nghĩ rằng nó làm nó đúng cách và bạn muốn nó làm cho bức ảnh tối hơn. Tương tự như vậy, nếu bạn chọn một giá trị dương, bạn đang nói rằng bạn nghĩ rằng hình ảnh quá tối và bạn muốn làm cho hình ảnh sáng hơn.


Trong ví dụ trên, hình ảnh nhìn thấy đều chụp trong cùng điều kiện ánh sáng. Nếu bạn chỉnh phơi sáng cao hơn, bạn có thể thấy rõ bức ảnh bên trái trông sáng hơn, đặc biệt là trên các bức tường. Tuy nhiên điều này có nghĩa là bạn không thể nhìn thấy chính xác ảnh ở cuối hành lang.

Trong khi đó, điều chỉnh độ phơi sáng bằng -1 sẽ giúp cải thiện vấn đề này. Đừng ngại thử nghiệm với các điểm dừng khác nhau và xem nó ảnh hưởng thế nào lên hình ảnh của bạn.

Bạn nên tìm hiểu thêm về phơi sáng tại đây: Understanding Exposure Value in Photography &[HASHTAG]#8211[/HASHTAG]; PictureCorrect

Cân bằng trắng

Đây là một phần rất dễ dàng bị bỏ qua bởi vì thật khó để thực sự biết chính xác nó ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn thế nào khi mới dùng đến. Cân bằng trắng là việc cố gắng để có được màu sắc trong hình ảnh của bạn được chính xác nhất có thể. Môi trường của bạn có thể thay đổi màu sắc của hình ảnh một cách mà bạn không bao giờ thấy tận mắt.

Máy ảnh điện thoại có xu hướng khá tốt về việc xử lý tất cả điều này tự động, vì vậy chúng ta thường không phải lo lắng về nó, nhưng đôi khi bạn sẽ muốn thay đổi sự cân bằng cho mình để chắc chắn rằng mình hài lòng với bức ảnh. Dưới đây là một tóm tắt mặc định tùy chọn cân bằng trắng trên một điện thoại Windows Phone thường có:
  • Tự động (mặc định): Máy ảnh của bạn sẽ xử lý việc này từ động, bạn không cần phải thay đổi bất cứ điều gì.
  • Mây: Nếu bạn đang ở trong một môi trường mây, điện thoại có thể làm điểu chỉnh một chút "xanh" hơn so với thực tế vì vậy chế độ này làm "ấm" bức ảnh lên một chút.
  • Ánh sáng ban ngày: Tuyệt vời cho những ngày nắng.
  • Đèn huỳnh quang: Máy ảnh sẽ cố gắng để làm cho hình ảnh của bạn trông có vẻ ấm áp hơn một chút vì đèn huỳnh quang làm cho da có màu trắng.
  • Sợi đốt: Ở đây, máy ảnh sẽ cố gắng để làm cho hình ảnh của bạn có vẻ lạnh hơn chút vì đèn sợi đốt/bóng đèn làm cho người da trắng có vẻ hơi vàng hơn so với thực tế.
Nếu bạn quyết định thử quanh với các cài đặt này màn hình sẽ hiển thị một cái nhìn thực của cảnh trên điện thoại của bạn và bạn có thể tuỳ chọn để vừa ý.

Tỉ lệ ảnh

Điều này cũng đơn giản như việc bạn muốn hình ảnh của bạn có tỉ lệ thế nào. Nếu bạn muốn hình ảnh của bạn dùng như một hình nền hoặc in nó ra, bạn sẽ có xu hướng muốn giữ thiết lập 16:9 (màn ảnh rộng), đó là thiết lập mặc định.

Nếu bạn có ý định để crop hoặc xử lý sau khi chụp ảnh, bạn sẽ dùng tùy chọn 4:3, đây có thể là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Chế độ này sử dụng nhiều cảm biến của máy ảnh hơn để chụp ảnh, vì vậy, bạn có thể nhận thấy ảnh chi tiết hơn một chút khi chụp.

Đèn flash

Khi nói đến đèn flash về cơ bản có hai loại, LED và Xenon.

Hầu hết các máy ảnh trên điện thoại ngày nay đã đèn LED flash mà nói chung là không sáng như đèn flash Xenon, tuy nhiên các thiết bị hiện tại cũng đã bổ sung đèn Xenon như Lumia 928, 1020...Điểm lợi để có đèn flash LED là bạn có thể dùng nó với các ứng dụng đèn pin. Đèn flash LED đáp ứng khá tốt việc trợ sáng nhưng vì nó chậm hơn Xenon khi bắt các tấm ảnh chuyển động đóng băng, vì vậy, các máy ảnh có đèn flash LED có thể sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn và điều này có nghĩa là khả năng bị mờ cao hơn.

Flash xenon làm việc khác với LED. Flash xenon hoạt động nhanh hơn rất nhiều và đòi hỏi một tụ điện để lưu trữ điện tích để để xả dòng điện vào một ống nhỏ chứa đầy khí Xenon, tạo ra một đèn flash. Đèn flash nhanh hơn có nghĩa là điện thoại có thể sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn và kết quả là ảnh ít bị mờ sau khi chụp. Xenon trên điện thoại ít phổ biến hơn bởi vì nó sẽ mắc hơn đèn LED, và chúng thường mất một giây để nạp tiền các tụ điện sau mỗi lần chụp, có nghĩa là không thể được sử dụng như đèn pin.

Hỗ trợ lấy nét bằng ánh sáng (Focus Assist Light)

Tùy chọn này được thiết kế để chụp ảnh ánh sáng thấp khi bạn không muốn sử dụng đèn flash. Khi tuỳ chỉnh này được bật lên, máy ảnh sẽ sử dụng đèn flash sáng lên cảnh khi bạn nhấn nửa nút chụp xuống để nó có thể điều chỉnh lấy nét đúng. Sau khi máy ảnh biết nơi lấy nét đúng, nó có thể chụp ảnh thiếu sáng với đèn flash đã tắt.

Nhiều người thường đánh đồng việc hỗ trợ lấy nét bằng ánh sáng là gian lận trong các bài kiểm tra, tuy nhiên, thực tế các nhiếp ảnh thường dùng khả năng này để lấy nét tuỳ điều kiện chụp thực tế.
 

TR02

New Member
Tham gia
9/2/14
Bài viết
0
Được thích
5,971
#4
Bài 4: Xử lý sau khi chụp ảnh và một số thứ khác

Điều mà chúng ta thường làm sau khi chụp ảnh là xử lý lại các bức ảnh mình đã chụp để xoá bớt các khuyết điểm trong bức ảnh đã chụp.

Xử lý sau khi chụp

Một khi bạn đã hạnh phúc với bức ảnh tốt nhất mà bạn có thể chụp với chiếc điện thoại của mình thì sau đó là thời gian để bạn chép các tập tin ban đầu này vào PC và dùng một số phần mềm xử lý ảnh sau khi chụp.

Thường chúng ta có thể sử dụng một cái gì đó như Adobe Photoshop, Adobe Lightroom hoặc thậm chí một ứng dụng đó miễn phí như GIMP để cho phép bạn chỉnh sửa hình ảnh của mình như giảm bớt hạt, chỉnh độ phơi sáng, độ tương phản hoặc độ bão hòa...

Ngoài ra chúng ta có thể dùng một số phần mềm thay thế khác như Adobe Photoshop Elements (một phiên bản rẻ hơn của phần mềm Adobe Photoshop) hoặc bộ Corel Suite.

Cropping

Nếu bức ảnh của bạn bị một số thành phần thừa trong chủ thể hoặc bị mất nét phần bên ngoài, đơn giản nhất là bạn nên cắt các thành phần thừa ra và chừa lại phần quan trọng của bức ảnh. Nếu ảnh của bạn có một chủ đề trung tâm với rất nhiều không gian lãng phí xung quanh nó, có lẽ bạn nên xem xét việc crop hình ảnh để mắt của bạn luôn tập trung vào các chủ đề và không có cảm giác bị lạc lõng trong trong cảnh.

Hãy thử các ứng dụng thứ ba

Windows Phone 8 đem đến khả năng sử dụng Lenses để thay thế máy ảnh mặc định. Bạn nên tận dụng thế mạnh của các ứng dụng này để cho mình các bức ảnh tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều Lenses khác nhau và dưới đây là một số ứng dụng lenses khá tốt.
Ngoài ra bộ ứng dụng chụp ảnh của Nokia Lumia cũng rất tốt, nếu bạn không có nhu cầu quá cao thì chúng đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của bạn với nhiều lenses và mỗi lenses có khả năng chụp khác nhau.

Tham khảo thêm

Để chụp ảnh đẹp, kiến thức lý thuyết thôi chưa đủ, bạn nên tham khảo thêm một số tài liệu trên mạng về nhiếp ảnh cơ bản và thực hành càng nhiều càng tốt. Một số link nên xem qua:
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom