[Kinh nghiệm sống còn] Nên làm gì khi máy bay vỡ cửa sổ ở độ cao cả ngàn mét?

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
1101 #1

Tưởng tượng bạn đang trên máy bay ở độ cao cả ngàn mét so với mặt đất và cửa sổ máy bay bỗng vỡ tung mà xem. Bạn sẽ nghĩ ngay đến việc mọi người bị quăng quật loạn xạ, đồ vật bay tứ tung, và thậm chí... máy bay nổ y như phim? Hừm, có lẽ các tác phẩm bom tấn diễn tả hơi quá đà, vì đây mới là điều sẽ thực sự xảy ra.


Đã từng có tiền lệ

Thật vậy, ngành hàng không đã ghi chép được các sự kiện máy bay vỡ cửa sổ khi đang bay. Ví dụ như vào năm 1990, trên chuyến bay 5390 của hãng British Airways. Trong tình huống này, cửa chắn gió phía trước bị rơi ra, và phi công xém chút bị văng ra ngoài. May mắn thay, một tiếp viên đã kịp chụp ông lại và chuyến bay cuối cùng cũng hạ cánh an toàn.


Tai nạn tương tự lặp lại vào năm 2018- lại là một vụ bể kính chắn gió, lần này là trên chiếc Airbus A319 của hãng hàng không Tứ Xuyên (Sichuan Airways). Lần này, phi công chỉ bị "kéo nhẹ" nhờ có đai an toàn. Chuyến bay hạ cánh an toàn sau đó.

Giải thích của khoa học

Đầu tiên, khi đang bay thì áp suất bên trong khoang máy bay sẽ cao hơn áp suất phía ngoài. Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì áp suất trong khoang cao hơn sẽ giúp hành khách và phi hành đoàn có thể hít thở bình thường khi ở trên độ cao cả ngàn mét.

Và sự lệch áp này sẽ tác dụng rất lớn đến cửa sổ máy bay. Không khí trong khoang có khuynh hướng thoát ra ngoài (đi từ áp cao đến áp thấp) và tạo áp lực đẩy kính máy bay lệch ra khỏi khung.

Trước khi vụ tai nạn diễn ra, thường thì chúng ta sẽ nghe được một tiếng động rất lớn do sự giảm áp. Ngay khoảnh khắc kính máy bay vỡ, không khí trong khoang sẽ thoát ra ngoài với vận tốc cực lớn, và hút theo các vật thể nhỏ, nhẹ cân và không được cố định, ví dụ như điện thoại, tai nghe hoặc tạp chí... (điều này được phản ảnh khá chính xác trên phim).


Song song với việc không khí trong khoang máy bay thoát ra ngoài, việc giảm áp đột ngột này còn gây nên hiện tượng sụt giảm nhiệt độ trong máy bay. Áp suất không khí đang vốn cao sẽ giảm xuống- cân bằng với áp suất ngoài trời. Lúc này chúng ta sẽ có cảm giác bị ù tai.

Một hiện tượng nữa cũng sẽ xảy ra khi cửa sổ máy bay vỡ là "mây ùa vào". Thực chất, đây là sương mù, hoặc hơi nước ngoài trời tràn vào khoang.

Nếu bạn gặp phải tình huống này

Đầu tiên, nếu chuyến bay của bạn bị vỡ cửa sổ khi đang bay trên trời, bạn cần bình tĩnh trước tình hướng khẩn cấp này. Trước mắt, chắc chắn bạn sẽ không bị hút ra khỏi máy bay, nếu bạn có đeo dây an toàn đúng như chỉ dẫn.


Khi áp suất máy bay thay đổi và lượng oxy giảm, các mặt nạ thở sẽ tự động rơi xuống. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đeo mặt nạ cho mình trước- nhớ là đeo cho mình trước và đeo thật khít để có thể hô hấp dễ dàng. Sau đó, bạn hãy giúp đỡ những người ngồi cạnh mình khi họ chưa thể đeo mặt nạ, nhớ ưu tiên giúp các bé và người lớn tuổi.

Trong lúc này, tổ bay cũng sẽ tìm sân bay gần nhất để hạ cánh khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho mọi người. Bạn nên lắng nghe thông báo và hướng dẫn từ tiếp viên để nắm tình hình và biết nên làm gì tiếp theo.

Và nhớ hãy tiếp tục đeo mặt nạ oxy cho đến khi chuyến bay đó hạ cánh nhé!

Máy bay hiện nay đã an toàn hơn rất nhiều


Thật vậy, các hãng sản xuất đã tìm ra những vât liệu bền hơn, giúp gia cố khung cửa sổ máy bay rất hiệu quả. Với khung bằng acrylic co giãn và kính nhiều lớp bằng pexiglass giúp tăng độ bền, có thể nói trường hợp rò rỉ không khí từ trong ra ngoài đã được hạn chế xuống mức thấp nhất. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy cửa sổ máy bay có lỗ tròn nhỏ- thiết kế này nhằm giúp tránh hiện tượng ngưng tụ trên kính máy bay.

Và trong trường hợp xảy ra rò rỉ, chỉ có 2.7% cửa sổ máy bay sẽ rớt-ra-ngoài, tức rất rất hiếm khi bạn sẽ phải đối mặt với tình huống này.

Theo Brightside.​

Xem thêm:
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom