Làm thế nào để chia tay "cơn nghiện" smartphone

Duy Lê

New Member
Tham gia
10/6/14
Bài viết
3,049
Được thích
4,981
4450 #1

Một nghiên cứu chỉ ra, điện thoại thông minh không chỉ lấy đi thời gian, hạnh phúc mà còn làm giảm khả năng phát triển ở trẻ em và khả năng giao tiếp của các học sinh, sinh viên. Vậy làm thế nào để chúng ta dừng cách truy cập quá nhiều vào mạng xã hội và liên tục nhìn chằm chằm vào màn hình của smartphone, tablet hay laptop?


Một du khách nữ đã may mắn sống sót sau khi mải mê truy cập Facebook đến nỗi “lọt” xuống vịnh Port Phillip, thành phố Melbourne – Úc hôm 17-12 năm 2013. Vụ việc xảy ra lúc 23 giờ 30 phút (giờ địa phương). Khi đó, người phụ nữ nói trên đã đi dạo trên bến tàu St Kilda và mải mê vào mạng xã hội đến mức rớt luôn xuống nước. Một nhân chứng đã nhìn thấy và cứu hộ đã nhanh chóng có mặt kịp thời và vớt cô lên khi đang “ngụp lặn” ở cách bến tàu khoảng 20m.

Tuy nhiên, điều buồn cười là người phụ nữ này vẫn nắm chặt chiếc điện thoại di động của mình trên tay. Thậm chí, khi nhân viên cứu hộ đến để đưa cô lên mặt nước thì cô ấy đã hét lên: "Làm ơn chờ tôi một giây, tôi cần phải đưa khoảnh khắc này lên Instagram!".

Vậy vấn đề gì đang xảy ra đối với những người sử dụng smartphone?


Chắc chắn smartphone không phải là thủ phạm gây ra vụ tai nạn của cô gái trên. Tuy nhiên, chính chiếc điện thoại trong tay cô ấy lại là nguyên nhân chính. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của thiết bị di động trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chính vì nó mà bạn đã phải dành quá nhiều thời gian vào màn hình của một chiếc điện thoại hay máy tính bảng, gây ra sự mất tập trung, thậm chí không để ý đến những gì đang diễn ra xung quanh ta.

Chúng ta nghĩ mình là những con người tạo ra công nghệ, vì vậy chúng ta hiểu biết hết về chúng, chúng ta nắm quyền kiểm soát chúng. Nhưng thực tế không phải vậy, công nghệ, một định nghĩa gì đó có vẻ cao siêu đã đi trước chúng ta nhiều năm rồi. Và khi con người sử dụng một thứ mà họ không thể hiểu hết, nó có thể gây ra những tác hại xấu.


Mất hơn 30 năm thì mẫu xe đầu tiên mới được đưa ra sử dụng tại Mỹ.

Có thể lấy ví dụ về lịch sử phát triển của ngành xe hơi. Những chiếc xe đầu tiên được xây dựng vào năm 1886 bởi một kỹ sư người Đức có tên là Karl Benz và mãi tận 30 năm sau đó, ô tô mới bắt đầu xuất hiện hiều hơn tại Mỹ, khi Henry Ford hoàn thiện dây chuyền lắp ráp và nắm được phương thức sản xuất.



Sau đó, người ta nhận thấy được sự nguy hiểm khi điều khiển một phương tiện có tốc độ quá cao. Vì vậy, đến năm 1968 thì dây đeo an toàn trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trên xe hơi và được giữ lại cho đến ngày nay. Cách sản xuất, cách nó hoạt động và mối nguy hiểm mà nó mang lại vượt xa những gì mà chúng ta có thể lường trước được.


Apple giới thiệu chiếc iPhone thế hệ đầu tiên vào năm 2007.

Nếu như còn chưa tin những luận điểm trên thì bạn có thể xem qua một số nghiên cứu sau. Cụ thể, một thí nghiệm được thực hiện vào năm ngoái tại BYUBYU cho thấy rằng công nghệ thật sự đang làm gián đoạn công việc của chúng ta. Mạch suy nghĩ của bạn có thể bị ngắt khi bất chợt có một tin nhắn văn bản gửi đến điện thoại, khi đó bạn sẽ phải lướt trên màn hình để xem nội dung, và việc đó sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần.

Theo tiến sỹ tâm lý Deepika Chopra, có một sự liên kết mạnh mẽ giữa các mạng xã hội và thời gian sử dụng smartphone.

Tiến sỹ cho biết: “Sử dụng mạng xã hội hoặc smartphone quá nhiều khiến bạn mất đi nhiều thứ chứ không chỉ thời gian. Điều này sẽ lấy đi của bạn hạnh phúc, làm giảm khả năng phát triển ở trẻ em và giảm khả năng học tập cũng như giao tiếp xã hội ở học sinh”.


Giáo sư Chopra cho biết: “Tôi lo sợ rằng chính điều này sẽ giết chết khả năng giao tiếp giữa con người với con người trong thế giới thực. Tôi tin rằng, chúng ta phải hành động quyết liệt để lấy lại sự cân bằng, và xây dựng những giới hạn cho việc sử dụng smartphone và các mạng xã hội để tiếp tục tận hưởng cũng như làm giàu thêm khả năng nhận thức, cảm xúc của chính chúng ta, phát triển, kết nối và tương tác với nhau, đặc biệt với những vẫn đề cần sự cảm thông”.

Nếu bạn thấy điều đó không phải là vấn đề quá lớn thì điện thoại thông minh còn mang đến những tác động tiêu cực cho sức khoẻ. Bấm điện thoại quá nhiều có thể gây ra đau cổ. Bạn có thể bị đau lan thậm chí lên vai và đầu. Vì sao điện thoại thông minh của bạn lại gây ra điều này? Đó là vì cổ của bạn không được để ở đúng tư thế khi bạn liên tục cúi mặt xuống và tập trung vào màn hình trong một thời gian dài,...


Cơ thể người ngày càng cúi thấp, lưng cong, vai co rút lại. Tư thế này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống xương, khớp và dây chằng vùng lưng, cổ, cánh tay, cổ tay và cả bàn tay.
Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Nếu vậy, có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài, bao gồm trò chuyện, cập nhật trạng thái của bạn trên Facebook hoặc Twitter, hoặc nhắn tin.


Hai vai co lại quá lâu sẽ khiến hệ thống cơ ở lưng trên bị giãn quá tải còn cơ ngực thì bị ép chặt. Tư thế này còn có thể chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay, mạng lưới các dây thần kinh bắt nguồn từ cổ lan xuống khu vực nách và cánh tay, gây ra hiện tượng tê tay.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một tác động xấu khác mà họ gọi là Hội chứng rung điện thoại, đây là cảm nhận của nhiều người nghiện điện thoại thông minh. Họ thường cảm thấy rung rung như một dấu hiệu của các cuộc gọi đến hoặc tin nhắn, mặc dù điện thoại thông minh không xảy ra những hoạt động trên.

Nếu bạn cũng rơi vào tính trạng này thì đây chính là thời điểm để bắt đầu công cuộc cai nghiện bằng 5 mẹo đặc lực dưới đây:

1. Tắt thông báo


Bạn có liên tục kiểm tra các thông báo trên điện thoại nửa giờ mỗi lần không? Nếu vậy, bạn cũng không phải là người duy nhất dành quá nhiều thời gian vào các mạng xã hội.

Nếu bạn tắt tất cả những thông báo không cần thiết, và thậm chí để chế độ im lặng cho các thông báo, bạn sẽ không cần phải kiểm tra điện thoại liên tục mỗi lần nó rung hoặc đổ âm báo.


2. Kiểm tra xem mình đã sử dụng smartphone bao nhiêu tiếng trong ngày

Nếu thông tin này khiến bạn bị sốc và giúp bạn quyết tâm cắt giảm thời gian dán mắt vào điện thoại thì ứng dụng dưới đây có thể giúp bạn.

Có rất nhiều ứng dụng giúp bạn quản lý việc sử dụng điện thoại và tính tổng thời gian bạn cắm mặt vào màn hình smartphone như QualityTime cho Android và Moment cho iOS.

Các ứng dụng này còn có khả năng đưa ra cảnh báo nếu bạn đã dùng smartphone quá nhiều.


3. Đặt lịch cho những giờ “không điện thoại”


Bạn không cần mang điện thoại vào bàn ăn tối, trong phòng tắm hay khi đang xem TV hoặc đọc sách.

Hãy thử lên lịch cho những khoảng thời gian “không điện thoại”. Hãy nói không với điện thoại trong những lúc bạn bận rộn, hoặc hãy để điện thoại ở chế độ trên máy bay trong giờ bạn tư cơ quan về nhà, lúc đang nấu ăn hoặc lúc trò chuyện cùng cả gia đình.

4. Đừng sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức

Đừng mang điện thoại vào phòng ngủ. Bạn có thói quen để báo thức bằng điện thoại và kiểm tra điện thoại trước khi đi ngủ? Và khi báo thức đổ chuông, việc đầu tiên bạn làm là tắt báo thức rồi kiểm tra điện thoại hoặc có thể là lướt Facebook?

Hãy bỏ ngay thói quen này bằng cách không đặt báo thức bằng điện thoại, không mang điện thoại vào phòng ngủ.

5. Luyện tập khả năng “nói không với công nghệ”

N
ếu những mẹo trên không giúp ích bạn, hãy sử dụng “chiêu” cuối cùng sau đây:

Các phóng viên trang Mashable đã hỏi ý kiến giáo sư tâm lý học Larry D. Rosen thuộc trường Đại học bang California, đồng thời là tác giả cuốn sách "iDisorder: Understanding Our Obsession with Technology and Overcoming Its Hold on Us", và được ông gợi ý như sau: “Một cách đơn giản để luyện tập cho não bộ khả năng nói không với công nghệ đó là bắt đầu bằng việc dành một phút để kiểm tra toàn bộ điện thoại, mọi thông tin, mọi hình thức liên lạc bao gồm tin nhắn, cuộc gọi, mạng xã hội. Sau đó tắt máy đi, để báo thức 15 phút và úp máy xuống trên một mặt phẳng. Chiếc điện thoại đặt úp nhắc nhở não bộ của bạn rằng bạn không cần phải căng thẳng chờ đợi.

Lần sau, khi chiếc điện thoại đổ chuông báo, bạn hãy kiểm tra toàn bộ trong vòng một phút. Hãy cứ làm như vậy cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi không kiểm tra điện thoại.

Dần dần, hãy tăng “quãng nghỉ” của bạn thêm 5 phút mỗi tuần và một thời gian sau bạn sẽ không cần phải kiểm tra điện thoại mỗi giờ hoặc nhiều hơn thế”.

 
Last edited by a moderator:

Nguyên Lộc

Active Member
Tham gia
15/9/14
Bài viết
478
Được thích
242
#4
và đừng bảo MS tung ra update:lol:, cứ mỗi lần sắp có update là cầm đt check miết thôi :ah:
 
Tham gia
17/6/15
Bài viết
39
Được thích
7
#6
Từ khi smart phone thịnh hành thì nó như một luồng gió xâm lấn vào cuộc sống mỗi chúng ta nhất là những người trẻ :) đâu đâu cũng thấy người ta lăm lăm cái điện thoại trên tay, rảnh chút là dán mắt vào màn hình điện thoại luôn :D không có gì là sai trái cả nhưng đôi khi cảm giác, tình cảm con người bị mai một dần và chúng ta chỉ cần điện thoại là đủ :) nhưng cai nó thì thật quá khó luôn ạ :)
 

versace 222

Guest
#7
ngày nay smartphone là 1 phần cs r, đi đâu cũng thấy cầm đt, bản thân mình cũng thế. Tình trạng này chắc chắn sẽ kéo dài về sau nữa. Hiện đại quá cũng không tốt
 

orchidvn

New Member
Tham gia
28/5/15
Bài viết
17
Được thích
3
#9
hic, theo như bài này, thì mình nghiện Smart phone rồi...phải cai nghiện thôi
 

bacsiT

New Member
Tham gia
15/11/16
Bài viết
10
Được thích
2
#11
Nói bỏ thì dễ chứ làm thì khó lắm ạ, riết thành thói quen rồi không có là như trở về thời tiền sử vậy :)
 
Tham gia
14/10/16
Bài viết
32
Được thích
2
#12
hứng thú với công việc, còn mình mình thích kiếm tiền, hết nghiện đt luôn
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom