Mô tả công việc vị trí Training Manager trong doanh nghiệp

Tham gia
23/7/20
Bài viết
140
Được thích
0
307 #1
Nhằm chuyên môn hóa từng khâu trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh, rất nhiều phòng ban đã được chia tách tạo thành nhiều phòng ban nhỏ. Theo đó, nhiều chức danh quản lý mới cũng ra đời. Nổi bật là vị trí Training Manager. Hôm nay, HRchannels sẽ giới thiệu đến bạn đọc chức danh Training Manager là gì? Mô tả công việc vị trí Training Manager chi tiết nhất.
I. Khái niệm chức danh Training Manager
Training Manager (hay còn gọi là trưởng phòng đào tạo) là người giữ vai trò quản lý trong quá trình đào tạo nhân viên sau tuyển dụng của toàn doanh nghiệp.
Người đảm nhận vị trí này không chỉ đào tạo nhân viên cho những phòng ban khác mà còn trực tiếp đào tạo, phát triển lực lượng nhân sự kế thừa cho phòng đào tạo.
Với yêu cầu về sự chuẩn xác và thấu hiểu, trưởng phòng đào tạo đều là người có thâm niên làm việc lâu năm tại doanh nghiệp, có cơ hội tiếp xúc, hợp tác với nhiều phòng ban, nắm rõ
  • Quy trình vận hành từng phòng chuyên trách
  • Yêu cầu về nghiệp vụ, chuyên môn trọng điểm
  • Tiêu chuẩn công ty đặt ra cho từng cá nhân, từng bộ phận
Training Manager phải đảm bảo mọi nhân viên đều hiểu và thống nhất quy cách làm việc theo đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, họ còn nghiên cứu, cải tiến chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu suất làm việc của phòng đào tạo.

II. Mô tả công việc vị trí Training Manager
Trọng tâm công việc của Training Manager sẽ hướng về chất lượng đào tạo. Muốn làm tốt yêu cầu này, trưởng phòng đào tạo phải hoàn thành những công việc sau đây:
1. Phối hợp cùng các phòng ban chuyên trách
Tổ chức họp cùng các trưởng phòng ban để nắm bắt yêu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo, quy trình đào tạo mà công việc chuyên môn thực tế đang đặt ra.
Trên cơ sở đó, giáo trình sẽ được soạn thảo và chỉ được áp dụng vào giảng dạy khi đã thông qua sự phê duyệt của ban lãnh đạo và trưởng phòng chuyên môn.


>>>> Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn vị trí Training Manager bằng tiếng Anh hay
2. Duyệt tài liệu in ấn
Sau khi toàn bộ tài liệu giáo trình đã được thông qua, trưởng phòng đào tạo sẽ chỉ đạo nhân viên chuyên trách in ấn để phát cho nhân viên tham gia khóa đào tạo.
Số lượng bao nhiêu, lựa chọn cơ sở in nào, thời gian hoàn thành ra sao… sẽ được Training Manager chỉ thị cụ thể.
3. Cập nhật tiến bộ liên quan đến lĩnh vực đào tạo
  • Cách thức đào tạo thiên về thực hành hay lý thuyết hay kết hợp cả 2
  • Phương pháp đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước
  • Đối thủ cạnh tranh đào tạo nhân viên của họ như thế nào?
  • Hướng cải tiến đào tạo phù hợp điều kiện thực tế tại doanh nghiệp…
Tất cả đều phải được trưởng phòng đào tạo chú trọng nghiên cứu, sàng lọc và đề xuất áp dụng để nâng cao chất lượng nhân lực trong từng giai đoạn phát triển.
4. Kiểm tra chất lượng nhân viên sau đào tạo
Bài kiểm tra cuối khóa đào tạo là điều bắt buộc phải thực hiện, nhưng đây chưa phải là tất cả. Trưởng phòng đào tạo cần liên kết chặt chẽ với trưởng các phòng ban chuyên môn nơi ứng viên trực tiếp công tác.
Thông qua những phản hồi và ghi nhận về cách thức nhân viên triển khai công việc sau đào tạo, thang điểm đánh giá cuối cùng sẽ được thực hiện. Kết quả lúc này mới được xem là hoàn tất.

5. Đào tạo định kỳ thường niên
Những chương trình đào tạo thường niên cần được thông báo sớm đến nội bộ doanh nghiệp, thông thường trước từ 01 – 02 tháng để các phòng ban sắp xếp công việc, bố trí nhân sự tham gia.
Việc thông báo này có thể áp dụng hình thức in thông báo ra giấy và phát cho từng phòng ban. Hoặc giản tiện hơn là gửi qua hệ thống email và gửi lại mỗi tuần để tránh trường hợp bị bỏ quên.
6. Trực tiếp ghi nhận yêu cầu đào tạo
Bên cạnh đào tạo thường niên thì những yêu cầu đào tạo đột xuất cũng sẽ được gửi về phòng đào tạo.
Đây là một thách thức với tập thể nhân sự tại phòng đào tạo vì phải gấp rút triển khai nhiều việc:
  • Tìm hiểu mức độ cần thiết của yêu cầu đào tạo đột xuất đối với lợi ích của doanh nghiệp
  • Liên hệ trưởng phòng chuyên môn đề xuất đào tạo để ghi nhận yêu cầu đào tạo
  • Nghiên cứu giáo trình đào tạo từ nhiều nguồn trong và ngoài nước
  • Thực hiện bộ giáo trình đào tạo đề xuất để trình lãnh đạo phê duyệt.
  • Lên danh sách đối tượng được đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, ngân sách đào tạo…
  • Triển khai huấn luyện nhân viên theo kế hoạch đã phê duyệt
Tất cả những điều này phải thực hiện chậm nhất là trong 02 – 04 tuần để đảm bảo tính thức thời mang tính ứng dụng cao.
7. Báo cáo kết quả đào tạo với ban giám đốc
Định kỳ hàng quý hoặc hàng năm, Training Manager sẽ tổng hợp mọi số liệu liên quan
  • Số lượng khóa đào tạo thường niên và đột xuất
  • Số lượng nhân sự được đào tạo
  • Chi phí đào tạo
  • Thời gian đào tạo
  • Tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu đào tạo
  • Tỷ lệ cải thiện chất lượng công việc sau đào tạo
  • Đề xuất hướng đào tạo cho năm sau…

>>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng vị trí Training Manager

Tất cả sẽ được phân tích, tổng hợp vào một bản báo cáo và trình lên ban giám đốc để làm cơ sở phê duyệt kế hoạch đào tạo năm kế tiếp.
Từ những thông tin HRchannels chia sẻ, chắc hẳn mọi người đã có đủ thông tin về chức danh Training Manager là gì? Mô tả công việc vị trí Training Manager. Những ai có định hướng phát triển trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện cho doanh nghiệp có thể xem đây như một cẩm nang nghề nghiệp để chủ động trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết.
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: [email protected] / [email protected]
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom