Mô hình đáng sợ cho thấy con người làm việc tại nhà trong suốt 25 năm sẽ như thế nào

Nguyễn_Cương

Well-Known Member
Tham gia
5/10/17
Bài viết
4,484
Được thích
2,521
1490 #1

Làm việc từ xa tại nhà toàn thời gian hoặc luân phiên hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và cộng đồng khi đại dịch COVID-19 vẫn còn đang diễn biến vô cùng phức tạp trên toàn thế giới. Tuy nhiên làm việc tại nhà cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân viên, khi họ ít vận động, di chuyển hơn.

Thay vì dậy sớm để kịp chuyến xe đến công ty, nhân viên giờ đây có thể làm việc ngay tại nhà, không cần phải dậy sớm nữa. Thay vì ngồi trên bàn, một số người còn thậm chí làm việc trên giường ngủ hoặc sofa, chân thì gác lên, vừa xem Netflix vừa ăn đồ ăn vặt, lăn qua lăn lại để cảm thấy thuận tiện. Nhiều người sẽ cho rằng đó là sự thoải mái, tuy nhiên làm việc trên giường ngủ hoặc sofa mang đến tác động tiêu cực không nhỏ tới tới sức khỏe thể chất, tinh thần và cả ngoại hình trong tương lai nếu cứ tiếp diễn trong thời gian dài.


Các các nhà nghiên cứu từ DirectlyApply - một cơ sở dữ liệu trực tuyến giúp mọi người tìm việc trực tuyến đã xây dựng mô hình của một nhân viên làm việc tại nhà trong 25 năm tới mang tên Susan. Susan tội nghiệp trông không được khỏe, cô ấy có đôi mắt đỏ ngầu xung quanh là quầng thâm rất đậm do nhìn vào màn hình máy tính suốt ngày - hội chứng thị giác máy tính (computer vision syndrome). Do việc giảm sự tương tác xã hội, thiếu tập thể dục cũng như tư thế ngồi sai, dẫn đến ngoại hình của Susan bị biến dạng, cổ bị bị hạ thấp, vai tròn và lưng gù. Việc thiếu vitamin D từ ánh nắng mặt trời do không ra khỏi nhà khiến Susan rụng tóc, da dẻ nhợt nhạt và xỉn màu với các nếp nhăn như bà già.


Nhưng làm việc tại nhà trong vòng 25 năm liền không chỉ tác động tới cơ thể mà còn có tác động lớn về mặt tâm lý, tinh thần của Susan. Trải qua thời gian dài không tiếp xúc với người khác và làm việc quá sức đã dẫn đến căng thẳng, có tác dẫn đến sự gia tăng hormone căng thẳng cortisol, làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch và mạn tính khác, theo nhà tâm lý học lâm sàng Kate Brierton.


DirectApply không chỉ tạo ra mô hình Susan để cảnh báo mọi người về làm việc tại nhà quá lâu mà họ còn khuyến khích những người làm việc tại nhà áp dụng những hành vi lành mạnh hơn để tránh mắc phải những căn bệnh giống như Susan. Một số gợi ý đơn giản giúp thay đổi thói quen tiêu cựu như không làm việc trên gường, sofa mà nên ngồi trên bàn làm việc, tập thể dục thường xuyên, duy trì các mối quan hệ trong xã hội, nghỉ ngơi điều độ đúng thời gian và sử dụng thời gian rảnh để đi dạo.

Theo ES
Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:

NLinh

Member
Tham gia
11/9/19
Bài viết
79
Được thích
6
#2
Thời đại công nghệ, đa số mọi người đều dán mắt vào màn hình, khó tránh khỏi những điều tồi tệ trên cho dù làm ở nhà hay văn phòng.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom