Môn học đáng sợ nhất tại trường G-kurs Ở Stk Hamburg

huyhanh99

New Member
Tham gia
26/2/18
Bài viết
12
Được thích
0
406 #1
Đối với du học nghề đức thì sẽ không có môn học này nhưng du học Đức thì chắc là môn đáng sợ nhất với tất cả các bạn Việt Nam lẫn nước ngoài, đó là… Literatur. Đây là môn thử thách tiếng Đức của bạn nhiều nhất. Khi phát một tác phẩm văn học bạn đặc biệt phải hiểu từ ngữ (có rất nhiều từ cổ hay những từ hoa mĩ trong tiếng Đức mà bạn bắt buộc phải tra từ điển) và bối cảnh trong truyện để hiểu nội dung của tác phẩm. Khi làm bài bạn cực kì phải cẩn trọng tối đa trong cách dùng từ và cấu trúc ngữ pháp. Và cũng là môn có độ may rủi cao nhất tùy thuộc vào tác phẩm bạn phải học và nhất là tùy vào độ khó dễ của giáo viên.
Rất khó để chia sẻ bí quyết học tốt môn này ở STK, nhưng mình cũng có chút lưu ý. Với môn này thay vì phải học thuộc thơ học thuộc dẫn chứng trong truyện như ở Việt Nam, bạn được phép mang tác phẩm vào phòng thi và được phép dùng bút đánh dấu trích dẫn và được ghi chú thích (notizen) trong trích dẫn (miễn là đừng mang theo văn mẫu là được.) Thi văn ở STK cũng không bắt bạn phải phân tích nghệ thuật từng chi tiết hay cái gì đó cao siêu trong tác phẩm. Có điều khi làm bài có lẽ các bạn nên thực dụng hơn, mọi „sáng tạo“ và „cảm xúc“ trong văn học tạm gác lại không nên áp dụng vào bài thi văn ở STK – điều này chắc sẽ khiến những bạn yêu thích văn học cảm thấy hụt hẫng. Trước hết hãy đảm bảo khi thi bạn có đủ 30 phút để đọc đề với tác phẩm và 3 tiếng để viết với soát lại bài.Cũng giống môn Sử, môn Văn cũng có 3 câu hỏi theo kiểu AFB Operatoren. Hãy bám sát và trả lời đúng câu hỏi đã đặt ra, đặc biệt phần mở bài không dẫn dắt dài dòng như mình quen „chém gió“ khi còn ở Việt Nam mà phải vào vấn đề luôn. Mình đã từng quen mui khi mở bài kiểu. Nhà văn ABCD là cây đại thụ văn học Đức thời kỳ những năm XXXX-YYYY. Ngòi bút của ông hướng tới hình ảnh những con người bô lô ba la thể hiện quan điểm tùm lum tá lả trong sáng tác. Truyện „JQKA“ của ông là tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật đặc sắc đó. Cuộc đời của nhân vật blah blah blah trongtruyện đại diện cho tầng lớp thống khổ của con người xì xà xì xồ đương thời. Và nhân vật ấy như được ngòi bút tác giả phủ lên một vầng hào quang bởi vẻ đẹp bồlồ bà lá thể hiện trong chương II của tác phẩm.“ Kết quả là mình bị cô giáo phê một dấu hỏi to đùng trong phần mở bài (mặc dù chính bài đó mình lại được điểmcao). Tốt nhất là khi đề bài hỏi giả dụ ,Phân tích đoạn trích trong chương II của tác phẩm „JQKA“ của tác giả ABCD“, hãy bám sát mà mở bài cụ thể, chẳng hạn như„Đoạn trích dưới đây nằm trong tác phẩm „JQKA“ của tác giả ABCD. Nội dung chính của đoạn trích này là blah blah blah. Sau đây đoạn trích này sẽ được phân tíchn hư thế này chấm xuống dòng.“ Thân bài cũng nên chỉ phân tích vừa đủ yêu cầu, không nên viết dài phân tích lan man vừa tốn thời gian và vừa dễ bị lạc đề. Kết bài với AFB I không cần, AFB II chỉ nên tóm lược lại nội dung chính, AFB III có nêu đánh giá. Tất nhiên khi làm bài thì sẽ rất khó mà tránh khỏi sơ suất khi viết văn cũng như tùy giáo viên chấm mà điểm bạn sẽ cao hay thấp. Song những lưu ý trên mình hy vọng sẽ giúp bạn ít nhất „sống sót“ được với môn này. Ngoài ra với tác phẩm phải học bạn cũng có thể mượn thư viện những sách Sekundärliteratur hướng dẫn phân tích tác phẩm (hay còn gọi là sách “Để học tốt Ngữ văn”) để tham khảo. (Cá biệt giáo viên mình còn photo toàn bộ sách văn mẫu rồi bảo lớp mình là “Các em tự đọc văn mẫu rồi tự notizen vô tác phẩm sau đó lên lớp phátbiểu/học thuộc để còn thi nhé.”). Tuy nhiên không được áp dụng cách này khi bạn theo ngành văn học ở Uni nếu bạn không muốn bị coi là “đạo văn” hehe.
Nhìn chung việc học ở G-Kurs yêu cầu bạn trước đó có một trình độ tiếng Đức nhất định, nếu không lúc mới vào học sẽ cực kì căng thẳng. Đương nhiên là bạn sẽ phải đọc và viết nhiều khi học khối G. Ngoài ra, chăm chỉ với tiếp thu kiến thức tốt thôi chưa đủ, bạn còn phải có nhiều “thủ thuật” trong quá trình học cũng như hiểu yêu cầu của giáo viên để đạt điểm cao. Cách tốt nhất khi học G-Kurs đầu tiên là bạn cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý, lúc học cố gắng học bằng tiếng Đức (đặc biệt là khi đọc) dù có khó đến mấy cũng đừng để phân tâm suy nghĩ sang việc khác dẫn đến hao tốn thời gian cũng như sự tiếp thu kém hiệu quả. (Một mẹo trong khi đọc tiếng Đức là khi đọc, bên cạnh việc notizen các chi tiết quan trọng, hãy tập chia text thành các Absatz nhỏ, mỗi Absatz bạn cho một cái Titel vắn tắt nội dung trong Absatz đó. Sauđó tổng hợp hết các Titel lại với nhau, thế là bạn đã tự hiểu được nội dungchính của Text rồi đấy). Cũng đừng quên trau dồi vốn tiếng Đức, nhất là luyện viết và ngữ pháp tiếng Đức trong suốt thời gian học STK nhé.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom