Mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới và những điều bạn nên biết

liney102

Member
Tham gia
19/7/22
Bài viết
31
Được thích
0
311 #1
Đối với một CV hoàn thiện, định hướng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng, mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới hay 5 năm tới nó được đánh giá là một trong những câu hỏi mang tính quyết định đến sự phù hợp với vị trí và công ty mà bạn ứng tuyển hay không. Bởi vậy, trong CV xin việc, “mục tiêu nghề nghiệp” là không thể thiếu và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của bạn trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp còn có tên gọi tiếng Anh là Career Objective/Job Objective, là khái niệm chỉ những điều bạn mong đợi ở sự nghiệp tương lai. Từ một mục tiêu kết quả cụ thể, bạn có thể vạch ra rất nhiều đường đi để đạt đến đích thành công. Chẳng hạn như: mục tiêu của bạn là trở thành một content writer chuyên nghiệp, từ đó bạn cần nêu ra các việc cần làm để phát triển kỹ năng từ những công việc liên quan.
Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng nghề nghiệp của bạn trong công việc và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty để đưa ra kết luận bạn có vượt qua “bước đầu tiên” để đến với buổi phỏng vấn hay không.
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Mục tiêu dài hạn đối với học sinh/ sinh viên chưa đi làm
Mục tiêu nghề nghiệp đối với những bạn trẻ chưa đi làm là một điều rất quan trọng. Khi bạn xác định được mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới mà mình mong muốn, chính mục tiêu đó sẽ trở thành một “ngọn đuốc” dẫn đường cho bạn trong đêm tối. Nhờ vào mục tiêu nghề nghiệp mà bạn định hướng được bạn muốn làm công việc gì trong tương lai dẫn đến việc bạn chọn lọc được những gì bạn cần phải học để đạt được mục tiêu nghề nghiệp mà mình mong muốn.
Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ không có mục tiêu rõ ràng sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và chán chường với công việc, còn khi bạn xác định được công việc phù hợp thì mỗi ngày đi làm đều sẽ giúp bạn phát huy hết khả năng.
Mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới đối với người đã đi làm
Đối với những người trưởng thành đã đi làm thì mục tiêu nghề nghiệp lại trở thành một thứ rất quan trọng, đó còn là lý do và động lực để bạn đi làm hàng ngày. Một người trưởng thành biết trân trọng mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ có lợi thế về quản lý thời gian hiệu quả và tự tin hơn trong công tác. Bạn nên thể hiện rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình rõ ràng và sử dụng từ ngữ phù hợp để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm được mục tiêu công việc của bạn rất phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng.
Còn đối với nhà tuyển dụng thì sao?
Một khi mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty/doanh nghiệp thì mối quan hệ giữa đôi bên sẽ trở nên gắn kết. Khi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng cũng thường hay hỏi về mục tiêu công việc để biết ai là người có khả năng gắn bó lâu dài và ai là kẻ “cả thèm chóng chán”.
Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn hoặc dài hạn trong CV như thế nào?
Cách mở bài giới thiệu bản thân
Bắt đầu với các mục tiêu ngắn hạn, sau đó chuyển sang các mục tiêu dài hạn. Bạn có thể có một sự hiểu biết rõ ràng về các mục tiêu ngắn hạn của bạn, chẳng hạn như nhận được một công việc với một nhà tuyển dụng như công việc bạn đang phỏng vấn. Bắt đầu bằng cách mô tả các mục tiêu này, sau đó chuyển sang các kế hoạch dài hạn.
Giải thích bạn sẽ hành động gì để đạt được mục tiêu đó. Một danh sách dài các mục tiêu sẽ không làm cho câu trả lời của bạn trở nên thuyết phục. Bạn nên giải thích ngắn gọn các bước bạn sẽ thực hiện để đạt được chúng. Mô tả kế hoạch của bạn chứng tỏ rằng bạn đang suy nghĩ phân tích về tương lai nghề nghiệp và tiềm năng phát triển của bạn trong công ty.
Để trả lời cho câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới nên tập trung vào nhà tuyển dụng, tập trung vào cách bạn sẽ tăng giá trị cho công ty thông qua việc đạt được các mục tiêu của riêng bạn.
Tự “sale” bản thân
Bạn có biết rằng chính bản thân bạn là món hàng đặc biệt nhất mà bạn cần sale không? Khi bạn viết mục tiêu nghề nghiệp tại sao bạn không cố gắng dùng giọng điệu của mình để nâng cao giá trị của bản thân. Hãy giới thiệu như bạn vừa là người bán hàng vừa là mặt hàng cần bán.
Bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy những mặt tốt nhất của bạn và cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng rằng là người phù hợp nhất với vị trí của công ty họ. Dù bạn là ai, dù bạn làm bất cứ công việc gì, bạn cũng cần phải biết cách bán hàng bởi vì món hàng đặc biệt nhất mà bạn đang sales là chính bản thân bạn. Liệu bạn có “bán mình” được với giá hời?
Biến những mục tiêu thành những gạch đầu dòng
Sử dụng gạch đầu dòng là cách làm khá phổ biến được nhiều người lựa chọn. Lợi thế của việc viết thành các gạch đầu dòng là giúp cho nhà tuyển dụng đọc nhanh hơn, scan dễ dàng hơn. Ngoài ra vì Summary nhìn ngắn hơn nên CV sẽ gọn gàng hơn nữa.
Bạn nào muốn viết theo gạch đầu dòng thì ít nhất nên có 2 ý:
  • Kinh nghiệm trong những lĩnh vực nào, số năm bao nhiêu?
  • Thành tích nổi bật của bạn trong công việc.
Có thể bạn quan tâm:
Vị trí tuyển dụng: Thực tập sinh kinh doanh
Vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh
Như vậy, có thể thấy mục tiêu sự nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong bộ sơ yếu lý lịch cũng như là bước đầu làm nên sự thành công sự nghiệp. Hãy nghĩ đến mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới để viết cho mình những mục tiêu công việc thật ấn tượng giúp làm nổi bật CV giữa hàng trăm ứng viên khác. Hy vọng bài viết này của VNET MEDIA đã cho bạn hiểu hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp thật hay trong CV!
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom