Mỹ tiếp tục mở rộng danh sách trừng phạt các công ty Trung Quốc và vẫn có cái tên Huawei

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
3021 #1

Sau một thời gian ngắn tạm lắng, hôm qua (3/6) ông Joe Biden đã kí sắc lệnh hành pháp mới khi mở rộng lệnh cấm từ thời cựu Tổng thống Mỹ Donald J.Trump về việc người Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Theo đó, sắc lệnh hành pháp này tăng số lượng các công ty bị hạn chế của Trung Quốc từ con số 48 lên 59. Đồng thời, sắc lệnh này cũng được sửa đổi lại so với sắc lệnh trước đây do ông Trump ban hành gồm các công ty sáng tạo và triển khai công nghệ giám sát như công nghệ được sử dụng chống lại các nhóm thiểu số Hồi giáo và những người bất đồng chính kiến ở đặc khu Hong Kong.

Động thái mới này cho thấy ông Joe Biden có kế hoạch tiếp tục một số chính sách liên quan đến Trung Quốc mà chính quyền Trump đã từng đưa ra trước đây.


Tuy nhiên, sắc lệnh hành pháp này lại không gồm DJI, WeChat, TikTok hoặc công ty mẹ ByteDance trong tổng số 59 công ty được nêu trong danh sách dù vẫn có cái tên quen thuộc là Huawei, bất chấp những lo ngại trước đó về mối quan hệ của các công ty đó với Trung Quốc.
Năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald J.Trump đã kí sắc lệnh hành pháp cấm các ứng dụng của Trung Quốc như TikTok và WeChat khỏi các cửa hàng ứng dụng của Mỹ (chi tiết xem lại tại đây) nhưng sắc lệnh hôm 3/6 khác với so với động thái cấm các ứng dụng này của ông Trump.

Hồi tháng 2/2021, chính quyền ông Joe Biden đã yêu cầu tòa phúc thẩm liên bang tạm dừng mọi thủ tục pháp lí liên quan đến các lệnh cấm ứng dụng này. Hiện vẫn chưa rõ ông Biden dự định giải quyết lệnh cấm với ứng dụng TikTok trong tương lai như thế nào.


"Chúng tôi hoàn toàn mong đợi rằng trong những tháng tới.... chúng tôi sẽ thêm các công ty khác vào các hạn chế của sắc lệnh hành pháp mới", một quan chức của Nhà Trắng cho biết với tờ Yahoo News hôm qua (3/6).

Tờ The Verge trích dẫn từ tờ The New York Times cho biết rằng động thái này là một phần trong cam kết của chính quyền ông Joe Biden từ chối tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Trong nhiều năm, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng hợp nhất công nghệ nhận dạng khuôn mặt, máy quét điện thoại và trí tuệ nhân tạo như một phần của nỗ lực giám sát sâu rộng nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát nước này.


Lệnh cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc bổ sung này bắt đầu từ 0:00 ET 2/8 (tức 11:00 GMT+7 2/8, giờ Việt Nam). Điều này mở rộng đến việc người Mỹ đầu tư vào các quỹ sau đó đầu tư vào các công ty Trung Quốc và cho phép các nhà đầu tư hiện tại trong các công ty này thoái vốn nắm giữ trong khoảng thời gian 1 năm.
Cũng theo sắc lệnh mới này thì Bộ Ngân khố Mỹ sẽ phụ trách danh sách các công ty bị cấm. Chính quyền ông Donald Trump trước đây đã giao quyền này cho Bộ Quốc phòng Mỹ đảm nhận.

Chính phủ liên bang Mỹ đã thúc đẩy hành động rộng rãi hơn chống lại các công ty công nghệ và viễn thông Trung Quốc trong nhiều năm qua. Hồi năm 2020, Ủy ban Truyền thông Liên bang nước này đã chỉ định các công ty viễn thông Huawei và ZTE là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.


Tờ The Verge cũng trích dẫn từ tờ Times cho biết công nghệ giám sát đôi khi được bán như một phần của hợp đồng trọn gói khi các quốc gia mua thiết bị của Huawei.

Hồi tháng 9/2020, FCC ước tính rằng sẽ tốn $1.8 tỉ để "loại và thay thế" thiết bị từ các công ty này đã được nhúng trong các mạng của nước này, trong khi Quốc hội Mỹ vẫn chưa phân bổ bất kì khoản tài trợ nào như vậy.
Chi tiết về sắc lệnh hành pháp này, bạn có thể xem tại đây: FACT SHEET: Executive Order Addressing the Threat from Securities Investments that Finance Certain Companies of the People’s Republic of China | The White House.



Theo The Verge.​
 
Sửa lần cuối:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom