Mỹ tiếp tục thắt chặt việc xuất khẩu công cụ sản xuất chip nhằm kìm hãm Trung Quốc

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
1644 #1

Hầu hết các nhà phân tích đều đưa ra những nhận định rằng các công ty công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc sẽ sớm công bố kết quả tồi tệ nhất từ trước đến nay, sau khi bị tác động bởi nhiều yếu tố như dịch COVID quay trở lại, các quy định và vấn đề liên quan đến sản lượng của nhà máy v.v... Điều này sẽ khiến quốc gia tỷ dân gặp khó khăn trong việc vượt qua cơn bão suy thoái kinh tế, đồng thời phá vỡ kế hoạch tự cung tự cấp sản phẩm công nghệ của chính phủ Trung Quốc.

Theo tờ Bloomberg đưa tin, chính phủ Hoa Kỳ đang bổ sung thêm nhiều hạn chế mới đối với thiết bị sản xuất chip bán cho các công ty sản xuất tại Trung Quốc. Sự thay đổi này nhằm kìm hãm những tiến bộ đáng kinh ngạc trong ngành công nghiệp công nghệ cao mà Trung Quốc đạt được, bao gồm các lĩnh vực như sản xuất NAND, DRAM, CPU và GPU.

Một ví dụ điển hình là Yangtze Memory Technologies Co (YMTC) đã sản xuất hàng loạt NAND 3D 128 lớp có thể đạt được hiệu suất tương tự như các sản phẩm đồng cấp của Samsung, SK Hynix hay Micron. Thậm chí, công ty này còn có thể sản xuất NAND với tần suất và mật độ cao hơn nhiều lần, yếu tố khiến Apple đang xem xét sử dụng NAND do YMTC sản xuất cho mẫu iPhone 14 tiêu chuẩn sắp tới.


Khi thu nhỏ phạm vi quan sát, rất dễ thấy rằng Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về việc xây dựng nhiều nhà máy sản xuất chip hơn, giúp giảm dần số lượng chip nhập khẩu hàng năm. Trong 5 tháng đầu năm 2022, quốc gia này đã nhập khẩu hơn 232 tỷ chipset trị gái khoảng 174 tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc cũng đang xem xét miễn thuế nhập khẩu vật liệu và thiết bị trong ngành sản xuất công nghệ cao cho đến năm 2030, các nhà máy trong nước hiện đang được trợ cấp đáng kể để mở rộng công suất càng nhanh càng tốt.

Chi phí sở hữu trong 10 năm đối với các nhà máy sản xuất chip ở Trung Quốc thấp hơn gần 40% so với ở Mỹ. Đến năm 2025, các nhà phân tích dự đoán có khoảng 12 cơ sở sản xuất mới sẽ đi vào hoạt động ở Mỹ, trong khi Trung Quốc muốn xây dựng thêm 31 cơ sở. Tuy nhiên, các nhà sản xuất chip Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo các công cụ cần thiết cho dây truyền sản xuất với quy trình tiên tiến, vì vậy họ chủ yếu những thiết bị này được mua cũ từ Nhật Bản.

Khó khăn trong việc mua lại thiết bị của Trung Quốc bắt nguồn từ việc Mỹ gây áp lực với ASML, khiến 95% công cụ như DUV và EUV phải ngừng bán cho Trung Quốc. Bộ Thương mại hiện đang yêu cầu các nhà cung cấp như Lam Research, Applied Materials và KLA Corp. áp dụng cách xử lý tương tự để kìm hãm và hạn chế công ty Trung Quốc tiếp cận đến quy trình sản xuất chip 14nm trở lên.


Điều thú vị là các hạn chế mới sẽ áp dụng cho tất cả các nhà máy hoạt động ở Trung Quốc, có nghĩa là chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến các công ty như Samsung, SK Hynix, UMC và TSMC. Trong hai tuần qua, chính quyền Biden đã gửi thư cho tất cả các nhà cung cấp có trụ sở tại Hoa Kỳ yêu cầu họ không cung cấp thiết bị cho các nút quy trình 14nm và mới hơn do lo ngại về an ninh quốc gia. Điều này tạo nên sự tin cậy cho một báo cáo rằng các quan chức Nhà Trắng cũng đã yêu cầu Intel hủy bỏ kế hoạch xây dựng mới một cơ sở sản xuất ở Thành Đô, Trung Quốc.

Vào tuần trước, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật CHIPS trị giá 52 tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn tại Hoa Kỳ. Các công ty như Intel, TSMC, Samsung và Micron đều quan tâm đến việc tận dụng gói trợ cấp này.

Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế ngày càng gia tăng, Trung Quốc dường như quyết tâm đạt được tiến bộ về công nghệ sản xuất chip bằng mọi giá. Quốc gia này đã nhiều lần "săn trộm" nhân tài kỹ thuật từ Đài Loan, tạo ra một sự căng thẳng khác trong khu vực. Không chỉ vậy, SMIC của Trung Quốc dường như đã tìm ra cách sản xuất chip 7nm, có thể là bằng cách sao chép quy trình công nghệ 7nm thế hệ đầu tiên của TSMC.


Những con chip 7nm đầu tiên của Trung Quốc đã được tìm thấy bên trong một máy khai thác Bitcoin bởi Tech Insights, mặc dù họ tin rằng SMIC chưa thể tạo ra các dòng chip nâng cao hơn trên quy trình 7nm. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sẵn sàng chi tới 1,47 nghìn tỷ USD cho kế hoạch tự cung cấp công nghệ và họ đã đạt được tiến bộ về thị phần bán dẫn toàn cầu. Theo Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn, thị phần toàn cầu của Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan và chỉ kém Nhật Bản một chút. Thậm chí, có thể đạt mức 17% vào năm 2024.

Xem thêm:

TECHRUM.VN / THEO: TECHSPOT
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom