Mumtaz Mahal và Taj Mahal: Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu trước sau như một qua ống kính Galaxy A80

Hải Đại Bàng

Thất nghiệp
Staff member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
6,324
Được thích
11,511
4929 #1


Chắc hẳn bạn đã nghe về ngôi đền Taj Mahal linh thiên tại Ấn Độ, cũng như chuyện tình sâu đậm của vị vua dành cho người hoàng hậu của mình. Nhưng bạn có biết vì sao dù chỉ 15 năm bên nhau, chuyện tình của Arjumand Banu (hay còn được biết đến với danh xưng Hoàng hậu Mumtaz Mahal) và vị Hoàng đế Shah Jahan đã trở thành một biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu trên toàn thế giới?

Hoàng hậu Mumtaz Mahal có tên thật là Arjumand Banu, sinh ngày 27/04/1593 tại Agra, nay thuộc Ấn Độ, trong một gia đình quý tộc giàu có người Ba Tư. Bố cô là một nhà quý tộc danh tiếng khắp cõi vương quốc Mogul (một quốc gia tồn tại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 và là một vùng lãnh thổ bao gồm một số vùng đất hiện nay thuộc Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan và Bangladesh). Cô ruột của Arjumand Banu là Nur Jahan, hoàng hậu của đế quốc Mogul.



Các sử gia chép lại rằng Arjumand Banu là người có tư chất và được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến lúc bây giờ. Cô có thể nói và làm thơ thông thạo bằng tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư. Hoàng đế Jahangir lúc bấy giờ đã ngầm chọn cô gái quý tộc Arjumand Banu làm vợ cho Hoàng tử Khurram- người lớn hơn cô một tuổi. Năm 1607, Arjumand Banu đính hôn cùng hoàng tử Khurram ở tuổi 14, và 5 năm sau đó, ở tuổi 19, cô chính thức trở thành vợ của Khurram.



Trên thực tế, Khurram có 3 người vợ và Arjumand Banu là người vợ thứ 3 của ông, nhưng hai người vợ đầu đều đến từ những cuộc kết hôn mang tính chính trị. Giới sử gia cho rằng cuộc hôn nhân của Khurram và Banu không bị ảnh hưởng bởi điều này và cả hai đến với nhau bằng tình yêu thật sự. Sau khi hôn lễ diễn ra, hoàng tử Khurram hoàn toàn bị chinh phục bởi đức độ, tài năng và vẻ đẹp của Banu, ông đã ban cho cô danh hiệu “Mumtaz Mahal", nghĩa là “Người phụ nữ cao quý trong hoàng cung".



Năm 1627, Khurram lên ngôi vua và lấy hiệu là Shah Jahan. Ông liên tục chinh chiến, đích thân chỉ huy và Mumtaz luôn đi theo Hoàng đế ra chiến trường, dù lúc đó cô đang mang thai các công chúa và hoàng tử. Có thể nói, Mumtaz là người bạn tâm tình mà Hoàng đế có thể tin cậy chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.



Do được thừa hưởng nền giáo dục tiên tiến lúc bấy giờ, kiến thức và đức độ của Hoàng hậu Mumtaz đã giúp cô trở thành nhà cố vấn cho chính Hoàng đế. Có những quyết định, Hoàng đế chỉ tham khảo ý kiến của người vợ yêu. Ông từng tha thứ cho kẻ thù của mình, sau khi tham vấn ý kiến Hoàng hậu. Hoặc giao cho hoàng hậu giữ dấu triện của Hoàng đế, cho phép cô có thể ban hành các chiếu chỉ hoàng gia. Dù vậy, sử sách chép lại rằng Mumtaz không lợi dụng điều này để thâu tóm quyền lực, bà vẫn tôn trọng tuyệt đối vai trò của chồng bằng một tình yêu chung thuỷ trước sau như một.




Năm 1631, ở độ tuổi 34, Hoàng hậu Mumtaz qua đời sau một cuộc vượt cạn kéo dài 30 tiếng mà không có chồng bên cạnh. Ông đang phải chỉ huy một trận đánh. Suốt 1 năm sau đó, ông giam mình trong phòng để khóc thương. Khi Jahan xuất hiện trở lại, mái tóc ông bạc trắng, da nhăn nheo, già đi hàng chục tuổi.

Tháng 12/1631, thi hài của Hoàng hậu được đặt trong một quan tài bằng vàng và đưa trở lại an táng tại quê hương Agra. Hoàng đế sau khi hoàn thành tang lễ đã ấp ủ một công trình vĩ đại dành cho người vợ quá cố, đó chính là cung điện Taj Mahal.



Taj Mahal là công trình tâm huyết mà Hoàng đế Jahan dành 22 năm xây dựng để tôn vinh người vợ Mumtaz bằng tình yêu bất diệt của mình. Toà lâu đài này được xem là công trình vĩ đại, biểu tượng của thời đại Mogul, là sự hoà quyện của nghệ thuật kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Công trình sử dụng đá cẩm thạch trắng và được dát thêm các loại đá quý, đá bán quý khác. Các nhà buôn đế quốc Mogul đã đi đến nhiều nơi trên thế giới để đem về đủ số đá cho Taj Mahal.

Năm 1966, Jahan qua đời ở tuổi 74 và di nguyện của ông là được chôn cùng Mumtaz. Đôi tình nhân suốt đời được đặt cùng nhau, nằm nghiêng về bên phải, cùng hướng mặt về Mecca- Thánh địa của người Hồi giáo.



Ngày nay, Taj Mahal được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, được xem là một điểm tham quan buộc-phải-đến dành cho các khách du lịch Ấn Độ, và dĩ nhiên, là một biểu tượng bất diệt của tình yêu sâu đậm trước sau như một.

Lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu của nhà vua Sha Jahan, Vy đã dùng Galaxy A80 để tái hiện lại hình ảnh hoàng hậu Mumtaz ngay tại Taj Mahal, chiếc đầm truyền thống mà các bạn thấy cũng chính là kiểu trang phục của hoàng hậu Mumtaz sử dụng khi còn tại vị.



Có thể nói với công trình đồ sộ và vĩ đại như cung điện tình yêu Taj Mahal thì Vy khó có thể lấy được toàn cảnh bằng camera góc thường, nên Vy đã chuyển sang dùng chế độ chụp góc rộng cho cả ảnh chụp bằng camera sau lẫn camera selfie để thấy mình trong ảnh.



Khi không cần phải dùng đến camera góc rộng, Vy sẽ dùng camera chính của máy để lưu lại những hình ảnh với độ chi tiết cao nhờ độ phân giải lên đến 48MP. Và dĩ nhiên, trước sau như một, cả khi chụp cảnh lẫn selfie đều có 48MP. Mời các bạn cùng xem thêm một số ảnh chụp tại Taj Mahal và một số địa danh nổi tiếng khác tại New Delhi và Agra tại Ấn Độ.













Và một số ảnh khác:











Một tính năng nữa cũng rất “cưng" trên Galaxy A80 là khả năng quay video xoá phông. Mời các bạn cùng xem nha.

Video: Đang cập nhật...
Theo Ngọc Vy

Xem thêm:
 
Sửa lần cuối:

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom