Nên sử dụng Contentstack vs Adobe Experience Manager

Tham gia
27/4/21
Bài viết
137
Được thích
3
100 #1
Contentstack và Adobe Experience Manager là những công cụ kết hợp mạnh mẽ giữa quản lý tài sản kỹ thuật số và hệ thống quản trị nội dung mang tính toàn cầu. Các công cụ này không chỉ mang đến cho người dùng những trải nghiệm nội dung hữu ích mà còn giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng trong việc quản lý cũng như thu thập thông tin khách hàng tiềm năng. Vậy giữa Contentstack vs Adobe Experience Manager có những đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng SmartOSC theo dõi những thông tin chi tiết dưới đây:

Adobe Experience Manager là gì?

Adobe là tập đoàn phần mềm chuyên về thiết kế đồ họa, dựng phim, thiết kế website và quản lý tiếp thị số,… tất cả tên các phần mềm này đều bắt đầu bằng từ Adobe.

Adobe Experience Manager là một nền tảng quản lý nội dung được cung cấp bởi một trong những bộ quản lý nội dung nổi tiếng toàn cầu. Giải pháp thuộc gói Adobe Marketing Cloud trong bộ giải pháp Adobe bản quyền. Adobe Experience Manager giúp đơn giản hóa việc quản lý và phân phối nội dung của một trang web. Đây là sự kết hợp của năm mô-đun gồm Sites, Assets, Mobile, Forms, và Community giúp cho Adobe Experience Manager trở thành nền tảng quản lý nội dung hàng đầu thế giới trong việc tạo và cung cấp các trang web, biểu mẫu và ứng dụng di động có lưu lượng truy cập cao.

Người dùng có thể sử dụng Adobe Experience Manager như một máy trạm trung tâm và hợp lý hóa các quy trình công việc hiện tại một cách liền mạch. Nó cũng cho phép các nhóm làm việc cùng nhau một cách hài hòa từ nhiều địa điểm khác nhau và cung cấp phương tiện hấp dẫn cho người dùng trên các kênh khác nhau.

Xem thêm: contentstack vs sitecore

Contentstack là gì?
Contentstack là một CMS không đầu với cách tiếp cận dựa trên API. Giải pháp được thiết kế để người chỉnh sửa cập nhật nội dung mà không cần nhà phát triển. Các tính năng bao gồm cộng tác trong thời gian thực, quản lý nội dung, quy trình làm việc cũng như lập phiên bản. Contentstack cung cấp một thư viện gồm các hướng dẫn hữu ích từng bước để xây dựng nhiều loại thiết kế, ví dụ như một trang web thương mại điện tử sử dụng Contentstack và Commercetools.

Ưu nhược điểm của Contentstack vs Adobe Experience Manager
Ưu nhược điểm Adobe Experience Manager
DAM tích hợp

Quản lý tài sản kỹ thuật số (DAM) của Adobe Experience Manager cho phép doanh nghiệp của bạn lưu trữ nội dung và quản lý tài sản trực quan của mình trên công nghệ đám mây, cho phép các nhóm của bạn truy cập các tệp dự án từ nhiều vị trí. Bộ lưu trữ trung tâm này giúp cải thiện hiệu quả công việc ở một mức độ lớn.

Cải thiện tìm kiếm
Với Adobe Experience Manager bạn sẽ dành ít thời gian hơn để tìm kiếm phương tiện truyền thông chính xác và nó sẽ giúp các tìm kiếm trong tương lai nhanh hơn và cải thiện hiệu quả của nhóm.

Quản lý tác vụ tốt hơn
Adobe Experience Manager cung cấp các không gian làm việc riêng lẻ cho các dự án khác nhau. Từ đó, bạn có thể quản lý các công việc trên một bảng điều khiển duy nhất, logic, rõ ràng, dễ quan sát. Các thành viên trong hệ thống đều có vai trò được giao trong cấu trúc, họ có thể làm việc hài hòa giữa các nhóm khác nhau. Với tính năng như nhận xét và chú thích giúp cung cấp phản hồi, giúp quy trình làm việc được tốt hơn.

Chuyển đổi phương tiện trực quan
Công cụ tự động chuyển đổi tệp của bạn thành các định dạng khác nhau để thu hút khách hàng trên các nền tảng và kênh khác nhau.

Quản lý video hiệu quả
Bạn có thể sử dụng Adobe Experience Manager để thúc đẩy sự tương tác, trải nghiệm khách hàng nhờ giới thiệu sản phẩm của mình bằng nhiều loại video trên nhiều màn hình. Nhờ thông tin chi tiết mà công cụ cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn hành vi của khách truy cập và quản lý nội dung cho phù hợp.

Nội dung được cá nhân hóa
Adobe Experience Manager cung cấp cho bạn một nền tảng để cung cấp nội dung thể hiện cá tính thương hiệu của bạn. Từ đó, bạn có thể cung cấp các giải pháp phù hợp và mang lại trải nghiệm thương hiệu nhất quán.

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm kể trên, nhược điểm của Adobe Experience Manager đó là không có bản dùng thử miễn phí cho người dùng.

Ưu nhược điểm Contentstack

Contentstack là nền tảng CMS không đầu đầu đầu tiên giải quyết nhu cầu của người dùng doanh nghiệp và nhà phát triển, đồng thời cải thiện việc quản lý nội dung cho cả các kênh kỹ thuật số cũ và mới. Giao diện trực quan được tối ưu hóa cho người dùng doanh nghiệp cũng như nội dung và đồ họa của bạn được phân phối và trình bày theo cách tốt nhất trên thiết bị di động.

Nếu như Adobe Experience Manager tích hợp nhiều nền tảng như Adobe Experience Platform, Adobe Target, Bynder, CELUM, Contently, Frontify, Hawksearch, Hootsuite thì Contentstack việc tích hạn chế hơn.

Đọc thêm bào viết: private cloud là gì

Nên sử dụng Contentstack vs Adobe Experience Manager

Cả Contentstack vs Adobe Experience Manager đều là hệ thống quản trị nội dung CMS được ứng dụng với mọi loại hình doanh nghiệp. Adobe Experience Manager chiếm ưu thế hơn so với Contentstack ở khả năng quản lý và trải nghiệm nền tảng kỹ thuật số (DXP). Nếu bạn muốn trải nghiệm bản quản trị nội dung dùng thử thì Contentstack sẽ là lựa chọn phù hợp.

Trên đây là những thông tin so sánh về Contentstack vs Adobe Experience Manager, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các nền tảng quản trị nội dung này hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của SmartOSC để được tư vấn và hỗ trợ.

SmartOSC - đơn vị đứng sau thành công của hơn 1.000 dự án thương mại điện tử và chuyển đổi số cho các tập đoàn quốc tế lớn như Ricoh, Lotte, Courts, Nestle, Unilever,... Để hiểu thêm về chúng tôi hoặc nhận email về những thông tin mới nhất trong ngành, đăng ký bản tin TMĐT hàng tuần tại đây hoặc liên hệ với các chuyên gia TMĐT của SmartOSC.

Nguồn bài viết: contentstack vs adobe
 
Top Bottom