- Tham gia
- 10/2/14
- Bài viết
- 3,818
- Được thích
- 6,911
16537
#1

Theo nghiên cứu thì tiểu hành tinh 99942 Apophis có quỹ đạo gần với quỹ đạo của Trái Đất, và dự đoán là thiên thể có khả năng (xác suất) va chạm với hành tinh xanh trong thời gian tới ở mức cao nhất. Apophis sẽ tiến sát tới Trái Đất ở cự ly gần nhất vào năm 2029. Đây cũng sẽ là thời điểm quyết định vận mệnh ngôi nhà chung của chúng ta. Theo chia sẻ của nhà thiên văn học Alberto Cellino thì: "Chúng ta có thể kiểm soát được mối nguy va chạm ở lần tiến sát sắp tới của Apophis với Trái Đất. Nhưng sau đó quỹ đạo bay sẽ thay đổi chứ không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát như hiện nay, do đó chúng ta sẽ không thể đoán định được những gì sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian xa hơn."
Thời điểm Apophis tiến sát tới Trái Đất vào năm 2029 như đã nói có cự ly đặc biệt gần khi chỉ cách bề mặt trái đất khoảng 32.000 km. Với cự ly quá gần như thế này, các nhà khoa học chắc chắn rằng trọng lực của Trái Đất sẽ tác động khiến cho quỹ đạo của Apophis bị thay đổi, và quỹ đạo mới của tiểu hành tinh này khi viếng thăm Trái Đất lần tiếp theo vào năm 2036 sẽ cực kỳ khó đoán định.
Mối đe dọa đến theo Apophis thực sự kinh khủng khi tiểu hành tinh này có kích thước rất lớn. Theo tính toán thì Apophis có đường kính lớn tới hơn 350m, và sẽ reo rắc một thảm họa kinh hoàng cho Trái Đất với nguồn năng lượng bị giải phóng từ va chạm lên tới 750 megaton. Sự kiện Tunguska xảy ra trước đây vào sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908 do một tiểu hành tinh phát nổ từ khoảng cách 5 đến 10 km trên bề mặt Trái Đất với năng lượng giải phóng chỉ 10 megaton thôi, mà đã khiến cho mọt khu vực rộng hơn 2000 km2 tại vùng Siberia (thuộc Nga) bị san phẳng. Vậy thì với mức năng lượng 750 megaton nói trên, các bạn có thể tự mình hình dung ra thảm họa sẽ lớn tới mức nào.
Nói thêm về sự kiện Tunguska, những nhân chứng tận mắt chứng kiến vụ nổ nói rằng nguồn âm thanh di chuyển mỗi khi gặp chướng ngại, từ đông sang bắc. Tiếp sau âm thanh là một đợt sóng xung kích hất ngã mọi người và đập vỡ cửa sổ ở khoảng cách hàng trăm dặm. Đa số người chứng kiến đều chỉ thông báo về âm thanh và các cơn chấn động, không quan sát thấy vụ nổ; đối với những nhân chứng khác nhau quá trình vụ nổ, và khoảng thời gian diễn ra của sự kiện cũng khác nhau.
Vụ nổ đã được các trạm địa chấn khắp châu Âu và châu Á ghi nhận, và đã gây ra các dao động bất thường trong áp suất khí quyển ở mức đủ mạnh để có thể được phát hiện bằng các khí áp kế mới được phát minh khi đó tại Vương quốc Anh. Trong vài ngày sau, bầu trời đêm trở nên đỏ rực tới mức mọi người có thể đọc sách bằng ánh sáng đó. Tại Hoa Kỳ, Trạm quan sát Vật lý học thiên thể Smithsonian và Trạm quan sát Thiên văn Núi Wilson đã quan sát thấy sự giảm sút độ trong khí quyển kéo dài vài tháng.