NASA công bố loạt ảnh gần bề mặt mặt trời được chụp bởi tàu thăm dò Solar Orbiter, mời các bạn chiêm ngưỡng

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
1108 #1

Đúng 19:00 tối qua 16/7, NASA chính thức công bố loạt ảnh chụp gần bề mặt mặt trời khi tàu thăm dò Solar Orbiter bay gần hành tinh này vào giữa tháng 6 vừa qua. Những tấm ảnh dưới đây cũng bao gồm cả những hình ảnh gần nhất từng được chụp về Mặt trời, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng.

Tàu thăm dò Solar Orbiter là sự hợp tác quốc tế giữa Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (European Space Agency - ESA) và NASA nhằm nghiên cứu ngôi sao gần nhất của chúng ta, chính là Mặt trời. Tàu được phóng đi hôm 9/2/2020 (giờ bờ Đông Mỹ) và đã hoàn thành chuyến đi gần nhất của mình tới Mặt trời vào giữa tháng 6 vừa qua.

''Những hình ảnh chưa từng thấy về Mặt trời này là khoảng cách gần nhất chúng ta từng có'', Holly Gilbert, Nhà khoa học dự án của NASA cho các nhiệm vụ tại Trung tâm vũ trụ Goddard ở Greenbelt, Maryland cho biết. ''Những hình ảnh tuyệt vời này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu các tầng khí quyển của Mặt trời, điều quan trọng để hiểu cách nó điều khiển thời tiết không gian gần Trái đất và trên khắp hệ mặt trời''.


GIF: Một loạt các góc nhìn về Mặt trời được chụp bằng Extreme Ultraviolet Imager (EUI) vào 30/5/2020. Chúng cho thấy sự xuất hiện của Mặt trời ở bước sóng 17 nanomet, ở vùng cực tím của phổ điện từ. Hình ảnh ở bước sóng này cho thấy bầu khí quyển phía trên của Mặt trời, corona với nhiệt độ hơn 1 triệu độ.
''Đại dịch yêu cầu chúng tôi thực hiện các hoạt động quan trọng từ xa, lần đầu tiên chúng tôi thực hiện điều đó'', Russell Howard, Nhà điều tra chính một máy chụp của Solar Orbiter cho biết. Nhưng nhóm nghiên cứu đã thích nghi, thậm chí sẵn sàng cho một cuộc chạm trán bất ngờ với ion sao chổi ATLAS và đuôi bụi của nó vào 1/6 và 6/6.

Tàu thăm dò đã hoàn thành việc chạy thử khi bay qua mặt trời ở cực li gần lần đầu tiên hôm 15/6. Nó đã bay ở khoảng cách 48 triệu dặm so với Mặt trời và với tất cả 10 thiết bị, tàu đã chụp được những hình ảnh gần nhất của mặt trời cho đến nay. Các tàu vũ trụ khác gần hơn nhưng không có tàu nào lưu trữ hình ảnh về Mặt trời.

Solar Orbiter mang theo 6 dụng cụ hình ảnh, mỗi dụng cụ nghiên cứu một khía cạnh khác nhau của Mặt trời. Thông thường, những hình ảnh đầu tiên từ tàu vũ trụ xác nhận các thiết bị đang hoạt động. Nhưng thiết bị Extreme Ultraviolet Imager đã gửi về những dữ liệu gợi ý các đặc điểm mặt trời không bao giờ được quan sát chi tiết như vậy.


Ảnh: Tàu thăm dò Solar Orbiter chụp vệt lóa ''campfires'' (tức lửa trại) trên mặt trời. Vị trí các vệt lóa được chú thích bằng mũi tên trắng
Hiện chưa rõ những vệt lóa này là gì hoặc chúng tương ứng với độ sáng mặt trời được quan sát bởi các tàu vũ trụ khác. Nhưng nó có thể là những vụ nổ nhỏ gọi là nanoflares, tức những tia lửa nhỏ nhưng có mặt khắp nơi và giả thuyết cho rằng, nó giúp làm nóng bầu khí quyển bên ngoài của Mặt trời hay corona (Vành nhật hoa) làm nóng hơn 300 lần so với bề mặt Mặt trời.

Để biết chắc chắn hơn, các nhà khoa học hiện cần một phép đo chính xác hơn về nhiệt độ của vệt lóa này. May mắn thay, thiết bị Spectral Imaging of the Coronal Environment hay SPICE trên tàu thăm dò Solar Orbiter đã làm được điều đó. Các hình ảnh khác từ tàu vũ trụ sẽ được công bố ở cuối nhiệm vụ khi tàu thăm dò tiến gần Mặt trời hơn.

Thiết bị Solar and Heliospheric Imager (hay SoloHI), do Russell Howard thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân ở Washington, DC đã tiết lộ thứ gọi là ánh sáng hoàng đạo (zodiacal light), ánh sáng từ Mặt trời phản chiếu từ bụi liên hành tinh, là thứ ánh sáng mờ nhạt đến nỗi bị phần sáng của Mặt trời che khuất. Để thấy điều đó, thiết bị SoloHI đã phải giảm ánh sáng Mặt trời xuống còn một phần nghìn so với mức sáng ban đầu của nó.


Ảnh: Những hình ảnh đầu tiên từ thiết bị Solar and Heliospheric Imager (hay SoloHI) cho thấy ánh sáng hoàng đạo (đốm sáng của ánh sáng bên phải nhô về phía trung tâm). Sao Thủy cũng có thể nhìn thấy như một chấm sáng ở ảnh trái. Đặc tính sáng thẳng trên rìa ảnh là vách ngăn được chiếu sáng bởi các phản xạ từ tấm năng lượng mặt trời trên tàu vũ trụ
Hình ảnh từ thiết bị Imager Polar and Helioseismic (hay PHI) cho thấy nó cũng được thiết kế để quan sát về sau. Thiết bị PHI nhận ánh xạ từ trường Mặt trời với trọng tâm đặc biệt vào các cực. Nó sẽ bắt đầu thời kì hoàng kim ở cuối nhiệm vụ khi tàu thăm dò Solar Orbiter dần dần nghiêng quỹ đạo lên 24 độ so với mặt phẳng của các hành tinh, tạo ra góc nhìn chưa từng thấy về các cực của Mặt trời.

Những công bố cũng đã nêu bật lên các thiết bị trên tàu thăm dò Solar Orbiter nhưng nhiệm vụ bốn trong các thiết bị tại chỗ cũng tiết lộ kết quả ban đầu. Thiết bị đo môi trường không gian cũng đã hoạt động ngay lập tức xung quanh tàu vũ trụ. Máy phân tích gió mặt trời (Solar Wind Analyser - SWA) đã chia sẻ các phép đo chuyên dụng đầu tiên của các ion nặng (carbon, oxy, silicon, sắt và nhiều thứ khác) trong gió mặt trời từ khí quyển bên trong.

Chi tiết về các dữ liệu mới, bao gồm phim và hình ảnh với các mô tả chi tiết, các bạn có thể xem thêm tại đây: Những góc nhìn đầu tiên về Mặt trời của tàu thăm dò Solar Orbiter | ESA.


GIF: Một chuỗi các hình ảnh từ thiết bị Polarimetric and Helioseismic Imager (hay PHI) trên tàu thăm dò Solar Orbiter của ESA và NASA. Thiết bị PHI đo từ trường gần bề mặt Mặt trời và cho phép điều tra phần bên trong của Mặt trời thông qua kỹ thuật nghiên cứu sinh lý học
Tàu thăm dò Solar Orbiter là sứ mệnh hợp tác quốc tế giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu và NASA. Trung tâm điều hành không gian châu Âu (ESOC) ở Đức nhận nhiệm vụ vận hành tàu thăm dò này. Tàu được chế tạo bởi Tập đoàn Quân sự và Hàng không Airbus với 10 thiết bị: 9 thiết bị do các quốc gia thành viên của ESA và ESA cung cấp.

Riêng NASA cung cấp 1 thiết bị là SoloHI, phần cứng và cảm biến cho 3 thiết bị khác và phương tiện phóng là tàu vũ trụ Atlas V 411. Trung tâm thiên văn vũ trụ châu Âu (ESAC) ở Tây Ban Nha nhận nhiệm vụ tiến hành các hoạt động khoa học cho tàu thăm dò này.




Theo NASA.​
 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom