Ngàm E-Mount và tham vọng "nhất thể hóa" cho hệ sinh thái máy ảnh mirrorless của Sony

Sanghi

Mới mất xe máy
Tham gia
18/2/19
Bài viết
440
Được thích
263
1592 #1


Ngàm là bộ phận không thể thiếu trong một hệ thống máy ảnh DSLR hay Mirrorless hiện đại. Không chỉ là một bộ phận mang tính kế nối thân máy và ống kính, ngàm còn ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái của thương hiệu máy ảnh cũng như lợi ích và lòng tin của người tiêu dùng. Vì yêu cầu kĩ thuật và đặc tính hướng tới của mỗi thương hiệu không giống nhau nên việc sinh ra nhiều loại ngàm khác nhau là việc không thể tránh khỏi, cũng không hiếm những thương hiệu máy ảnh có 2-3 loại ngoài cùng hoạt động đồng thời. Tuy nhiên, Sony với ngàm E của mình đang là thương hiệu nỗ lực rất nhiều vì mục tiêu “nhất thể hóa” một ngàm duy nhất cho toàn bộ các thiết bị hình ảnh. Đây là một việc làm rất khó khăn nhưng người dùng sẽ được hưởng lợi rất nhiều.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Sony cho ra đời chiếc máy ảnh ngàm E đầu tiên của mình vào năm 2010, đó là chiếc Sony Nex đầu tiên, NEX cũng là viết tắt của cụm New E-mount eXperience, biểu trưng cho hệ thống ngàm mới này. Với kích thước nhỏ, giới chuyên gia cho rằng ngàm E chỉ có thể tương thích với hệ thống máy ảnh cảm biến Crop APS-C.




Đến năm 2013, Sony gây bất ngờ khi cho ra đời thành công chiếc máy ảnh Fullframe 35mm đầu tiên sử dụng ngàm E, Sony A7 và A7R



Tháng 9/2017, Sony tiếp tục ra mắt chiếc camera cao cấp dành cho các videographer mang tên VENICE, với khả năng quay các đoạn phim RAW 16bit, độ phân giải 6K. Đây cũng là chiếc máy quay chuyên nghiệp đầu tiên sử dụng ngàm E của thương hiệu này.



Đến 2019, sau khoảng 10 năm ra đời, đã có khoảng hơn 30 body ngàm E được ra mắt bao gồm cả Crop, FullFrame và Cine. Cùng với đó là hệ thống ống kính với khoảng 49 lens chính chủ Sony với những dòng nổi tiếng như Sony G lens, Sony G Master lens. Không chỉ dừng ở đó nhờ sức ảnh hưởng lớn đến thị trường, ngàm E của Sony còn được hãng bên thứ 3 tham gia sản xuất lens như ZEISS, Voitglander, Sigma, Tamron…



THÔNG SỐ CƠ BẢN
  • Khoảng cách từ ngàm đến ống kính: 18mm
  • Đường kính ngàm 44.5 mm

SỰ "ĐẶC BIỆT" CỦA NGÀM E

Đầu tư cho một hệ thống máy ảnh là một khoảng đầu tư đường dài. Nhiều người chỉ đủ để đầu tư một thân máy trước, sau đó là hệ thống ống kính nâng cấp về sau. Sau một thời gian, khi nhu cầu tăng lên, người dùng lại đổi lên body mới với hệ thống ống kính đang có. Đó là một vòng xoay thường thấy của các “dân chơi” máy ảnh. Câu chuyện sẽ vẫn như vậy nếu không phải đôi khi có những hãng khước từ mong muốn nâng cấp từ người dùng, hay nguyên cả một hệ thống ngàm bị bỏ rơi sau một vài năm ra mắt. Những hệ thống ống kính có sẵn sẽ đi về đâu khi người dùng phải chuyển sang ngàm mới, hay người dùng muốn giữ thân máy cũ thì ống kính chất lượng ở đâu khi họ muốn nâng cấp. Ngàm chuyển chắc chắn không phải là giải pháp thỏa đáng cho những câu hỏi trên. Giải pháp nằm ở tham vọng “Một ngàm duy nhất” đến từ Sony.



Với định hướng này từ phía Sony, người dùng luôn có một sự an tâm nhẩt định khi quyết định đầu tư lớn cho một hệ thống ngàm E. Việc nâng cấp đường dài sẽ tiết kiệm hơn khi bạn luôn có thể tận dụng lại hệ thống lens cũ của mình.



Thứ hai là khả năng tương thích chéo cực tốt. Việc dùng chung một ngàm E cho cả máy ảnh Fullframe và crop giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn về ống kính. Sony cũng hỗ trợ rất tốt người dùng khi không sử dụng ống kính đúng cảm biến. Khi gắn ống kính FF lên máy Crop chỉ đơn giản là tiêu cự sẽ được nhân lên 1.5 lần. Khi làm điều ngược lại, gắn ống kính Crop lên máy FullFrame Sony mặc định sẽ xảy ra tối góc, nhưng máy ảnh sẽ tự động nhận diện lens và cắt bỏ phần tối đi cho trải nghiệm sử dụng như thông thường.



Sony E- Mount là ngàm có đường kính nhỏ nhất trong toàn bộ hệ thống ngàm Mirrorless FullFrame hiện tại. Chỉ 44,5 mm trong khi của Canon RF là 54, và Nikon Z là 55 mm. Với lợi thế này, những sản phẩm của Sony có kích thước tổng thể gọn gàng và trọng lượng cũng nhẹ hơn đáng kể. Đặc biệt, một số hãng có dự định xây dựng hệ thống APS-C trên ngàm FullFrame đang có để tận dụng các ống kính sẵn có gây ra vấn đề ngàm quá lớn với thân máy crop, vô hình chung làm thân máy Crop lớn hơn trong khi hiệu quả mang lại không nhiều, thiếu cân đối về mặt thiết kế.


Dù là cảm biến APS-C nhưng ngàm Z quá lớn làm kích thước của Z50 bị mất cân đối​

Dù nhỏ, nhưng tính năng công nghệ của ngàm E không những không thua kém mà còn tỏ ra vượt trội những thương hiệu khác bởi Sony là thương hiệu dẫn đầu công nghệ máy ảnh không gương lật 10 năm qua. Không những vậy, những chiếc máy ảnh ngàm E hiện đại có hiệu suất rất cao khi so với máy ảnh DSLR truyền thống. Số điểm lấy nét, khả năng lấy nét nhanh, chụp liên tục, buffer, quay phim 4K, chống rung của đại đa số các sản phẩm Sony đều vượt trội các sản phẩm đối thủ cùng tầm. Với sự hỗ trợ đắc lực từ ngàm, cùng hệ thống phần mềm và chip xử lí, những máy ảnh đời mới như A7RIV, a6400, a6600… có khả năng lấy nét chính xác mắt người và cả mắt động vật. Giúp việc chụp ảnh chuẩn xác và hiệu quả hơn.



KHÓ KHĂN

Vì kích thước nhỏ, ống kính ngàm E thường phải có thiết kế phức tạp và khó khăn hơn trong nghiên cứu và phát triển. Đồng thời nhiều ý kiến cho rằng đường kính 44,5 mm của ngàm E làm giới hạn khả năng sản xuất ống kính khẩu độ lớn của hệ máy ảnh Sony, nhưng điều này là không chính xác. Không chỉ đường kính ngàm, mà khoảng cách buồng tối cũng là thông số quyết định việc thiết kế, ngàm E có khoảng cách buồng tối rất hẹp, nên việc sản xuất các ống kính khẩu độ f/1.2 là hoàn toàn khả thi, chỉ là khó hơn các ngàm khác.

TỔNG KẾT

One Mount là bước đi đúng đắn của Sony để không “phản bội” người dùng trung thành cũng như số tiền họ bỏ ra. Người dùng Sony đang được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này của hãng. Sony cũng cho thấy những thành công bước đầu của chính sách này khi số lượng ống kính ngàm E chất lượng tăng lên nhanh chóng, hãngcũng thu hút được nhiều người dùng mới nhờ cho thấy sự quan tâm của họ đến người dùng của mình. Khó khăn vẫn là nằm ở việc sau này hãng vẫn tiếp tục duy trì được việc cho ra đời những ống kính đủ tốt với ngàm E và cân đối giữa khả năng tương thích cũng như chất lượng ống kính.

Xem thêm:
 
Sửa lần cuối:
Top Bottom