Nghiên cứu cho thấy việc sạc smartphone trong khi ngủ có thể dẫn đến bệnh béo phì và tiểu đường

Nguyễn_Cương

Well-Known Member
Tham gia
5/10/17
Bài viết
4,341
Được thích
2,501
1046 #1

Gần đây, một báo cáo tuyên bố rằng "sạc điện thoại thông minh trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến việc điều tiết chất melatonin trong cơ thể con người" đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Theo báo chí đưa tin, các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng việc ngủ vào buổi đêm có lợi cho việc sản xuất melatonin của cơ thể (một hormone tồn tại tự nhiên ở hầu hết các động vật, bao gồm cả con người đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp sống bình thường của một số chức năng sinh lý).

Điều này có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của con người và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn sạc smartphone hoặc tablet trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin trong cơ thể. Kết quả của việc này sẽ là sự mất cân bằng của quá trình trao đổi chất, và các bệnh như béo phì và tiểu đường có thể xảy ra.


Nghiên cứu tuyên bố rằng ở trạng thái chờ, bức xa điện từ của smartphone là 2,3 miligauss. Nó tăng lên 3,4 miligauss sau khi được kết nối với sạc. Ngoài ra, các giá trị bức xạ điện từ của smartphone ở khoảng cách 5 cm, 10 cm và 15 cm lần lượt là 1, 0,5 và 0,3 milliGauss. Chúng ta có thể thấy rằng giá trị bức xạ của smartphone là khác nhau trong hai điều kiện khác nhau là chờ và sử dụng. Càng xa smartphone, giá trị bức xạ điện từ càng nhỏ.

Do đó, các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên tắt smartphone khi đi ngủ. Nếu không làm được, đừng mang smartphone vào phòng ngủ, huống chi là đặt cạch gối hay đầu giường để sạc qua đêm. Khi smartphone được sạc, nó sẽ tạo ra một lượng nhỏ bức xạ điện từ. Nó tạo ra ngay cả khi bạn không sử dụng. Hơn nữa, bạn cũng nên rút phích cắm của các thiết bị gia dụng khác trước khi đi ngủ.


Trở lại năm 2014, các nhà nghiên cứu từ Đại học Granada và sau đó là các chuyên gia tại Đại học Manchester đã thực hiện nghiên cứu về điều này. Cả hai đều đồng ý rằng sử dụng smartphone hoặc PC vào ban đêm có thể gây béo phì. Hơn nữa, Ivy Cheung, thuộc Đại học Northwestern, ở Chicago, cho biết:

"Ba giờ liên tục tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối tác động sâu sắc đến cảm giác đói và chuyển hóa glucose. Chúng tôi quan tâm đến việc sự thay đổi giấc ngủ có thể gây ra bệnh tiểu đường và béo phì như thế nào. Chúng tôi cũng đang kiểm tra xem liệu giấc ngủ ngon hơn có tác động tích cực đến các bệnh như tiểu đường và béo phì hay không. Có những nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta thường ngủ vào ban đêm khi trời tối và cơ thể sẽ tiết ra melatonin. Khi mặt trời mọc melatonin sẽ giảm đi. Chu kỳ sáng-tối này rất tốt cho cơ thể chúng ta để dự đoán những thay đổi của môi trường. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu ngủ ngắn hơn hoặc nhận ánh sáng không đúng lúc vào đêm muộn, nó sẽ làm rối loạn bài tiết melatonin và điều đó có thể góp phần làm thay đổi quá trình trao đổi chất."
Theo Gizchina
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom