Nhà giặt chống nhiễm khuẩn Bệnh Viện

khoadh

New Member
Tham gia
31/5/16
Bài viết
43
Được thích
0
1154 #1
Nhiều bệnh nhân rùng mình khi phải khoác lên người bộ quần áo của bệnh viện. Sợ vì quần áo đó có thể bị giặt chung với đồ có dính máu, mủ; thậm chí có thể từng được một người bệnh đã qua đời mặc...

- Để xóa bỏ lo ngại của người bệnh về mức độ an toàn vệ sinh từ những quần áo, rap giường, dụng cụ y tế…, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã phải cho áo của mình vào giặt chung máy giặt với quần áo bệnh nhân.

Bệnh nhân sợ hãi quần áo bệnh viện

Ông Lương Mạnh Hiếu (54 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bị huyết áp cao, khó thở, phải nằm theo dõi tại Khoa Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Ông cho biết mình chẳng muốn mặc quần áo của bệnh viện, chỉ mặc vì quy định bắt phải thế.

Nhân viên loại bỏ những vết bẩn trên quần áo bệnh nhân.

"Quần áo tự giặt vẫn là sạch nhất. Người khác giặt cho mình, nhất là trong bệnh viện thì sao sạch được. Có khi còn bị giặt chung với quần áo của những bệnh nhân mổ, dính máu, mủ…", ông Hiếu lo ngại.

Bà Nguyễn Thị Tình (63 tuổi, Yên Bái) bị nhũn não, không làm chủ được nhu cầu vệ sinh cá nhân. Trung bình một ngày, bà phải thay đến 2 - 3 bộ quần áo, drap giường cũng thường bị bẩn và phải thay.

Chị Hoa – con gái bà cho hay, những khi cần, thậm chí là lúc nửa đêm, mẹ chị vẫn được cấp quần áo đầy đủ để thay thế. Quần áo được gấp rất gọn gàng, không thiếu một cái cúc áo.

"Nghĩ cũng thương những nhân viên phải dọn những đồ mất vệ sinh của mẹ tôi. Nhưng cũng vì thế mà tôi thấy băn khoăn. Ở bệnh viện lớn thế này, đồ bẩn rất nhiều. Liệu họ có vệ sinh được sạch sẽ không? Quần áo mẹ tôi mặc có sạch không?" chị Hoa hoài nghi.

Còn chị Hoàng Hồng Hà (23 tuổi, Đống Đa, Hà Nội), một bệnh nhân mổ dạ dày, lại có cảm giác sợ khi nghĩ rằng bộ quần áo mình đang mặc có thể từng được một người bệnh đã qua đời mặc.

Không chỉ bệnh nhân và người nhà mới có cảm giác sợ đồ vải của bệnh viện. Ngay cả những nhân viên Khoa Chống nhiễm khuẩn, BV Bạch Mai – những người hàng ngày giặt và làm sạch quần áo, dụng cụ y tế - cũng không bao giờ giặt trang phục của mình tại nơi làm việc, nhất là giặt chung với đồ của bệnh nhân.

Quần áo bác sĩ, bệnh nhân chung máy giặt

Để chứng minh rằng nỗi sợ hãi của người bệnh cũng như các nhân viên Khoa Chống nhiễm khuẩn là không có cơ sở, các y bác sĩ tại bệnh viện đã cho những chiếc áo bác sĩ của mình vào giặt chung máy giặt với quần áo bệnh nhân.

TS Nguyễn Việt Hùng - Trưởng khoa Chống Nhiễm khuẩn cho hay, "Quần áo của tôi bình thường còn chẳng được ủi phẳng phiu như khi giặt và ủi cùng quần áo của bệnh nhân!"



Nhân viên cho đồ vào máy giặt sau khi đã phân loại.

Với 6 máy giặt y tế, trung bình, Khoa Chống nhiễm khuẩn tiếp nhận và giặt là khử khuẩn khoảng 3 tấn vải/ngày. Đây là một số lượng lớn so với các Bệnh viện miền Bắc, vì Bệnh Viện Bạch Mai bao gồm nhiều bệnh viện nhỏ trực thuộc.

Sau khi bộ phận thay vải đi gom những đồ vải bẩn lại, công việc đầu tiên của tổ giặt là phải phân loại đồ bẩn: Giỏ đựng quần áo bình thường, giỏ đựng quần áo dính máu, giỏ đựng quần áo bẩn, giỏ đựng chăn, giỏ đựng drap… Mỗi loại sẽ giặt theo mẻ riêng.



Ảnh minh họa nhà giặt Bệnh Viện Quốc Tế

Vạch đen in trên giấy báo sấy đủ điều kiện an toàn vệ sinh.
Những quần áo, drap giường, đồ vải thông thường, chỉ tiếp xúc với da, được khử khuẩn bằng cách giặt với nhiệt độ 75 độ C.

Đối với những dụng cụ y tế như dao mổ, dụng cụ nội soi, đè lưỡi, hay drap trải giường mổ… tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, mô máu trong cơ thể thì được tiệt khuẩn với nhiệt độ từ 121 – 170 độ C.

Quy trình giặt đồ vải bao gồm các bước: giặt – sấy – ủi – gấp. Quy tình tiệt trùng dụng cụ y tế cũng bao gồm: rửa – cuốn dụng cụ y tế vào vải - sấy. Đặc biệt, máy sấy đồ vải sẽ in những vạch đen lên băng giấy dán vào miếng vải cuốn quanh dụng cụ y tế để báo về mức độ sấy đảm bảo an toàn vệ sinh. Trường hợp không có vạch đen hiện lên đồng nghĩa với việc sấy chưa đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối.

Công trình nghiên cứu về “Mức độ ô nhiễm của đồ vải và những tế bào vi khuẩn” của BV Bạch Mai năm 2005 đã chứng minh rằng: Trước khi giặt đồ y tế, trên 1 cm2 vải có 4,7 triệu tế bào vi khuẩn. Sau khi giặt, con số này còn 3,7 triệu vi khuẩn. Sau đó, quá trình sấy làm giảm xuống còn 1,1 triệu vi khuẩn.

"Như vậy, có thể thấy rằng, lượng vi trùng giảm xuống 4 lần sau quá trình khử khuẩn, hoàn toàn đảm bảo vệ sinh cho người bệnh," TS. Hùng khẳng định.

Bệnh Nhân không cần lo vì mỗi bệnh viện đều có nhà giặt công nghiệp chống nhiễm khuẩn riêng và dùng máy giặt công nghiệp sử dụng riêng cho nhà giặt còn gọi là máy giặt y tế hai cửa, một cửa bỏ đồ dơ và một cửa lấy đồ sạch sau khi giặt xong.

Tham khảo nhà giặt chống nhiễm khuẩn Bệnh Viên Quốc Tế

PAN
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom