Những sản phẩm thất bại lớn nhất mọi thời đại của Apple

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
560 #1


Hiện nay chúng ta chỉ biết đến Apple với những sản phẩm thành công vang dội như iPhone, iPad, MacBook và Apple Watch. Tuy nhiên, sự thất bại không bỏ qua một ai và "táo khuyết" cũng không phải là ngoại lệ khi sở hữu hàng tá phần cứng phải kết thúc vòng đời cực kỳ chóng vánh. Dưới đây là danh sách những sản phẩm thất bại khét tiếng nhất của Apple, mời các bạn cùng tham khảo.

Apple III

Apple III là kết quả của một dự án được khởi xướng vào năm 1978 sau khi Apple lo ngại về mức độ phổ biến của Apple II (1977) sẽ trở nên suy yếu nhanh chóng. Ban đầu, sản phẩm này được tạo ra dành cho những ai thích dòng máy tính cá nhân của công ty và Apple II đã trở nên phổ biến một cách đáng ngạc nhiên với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng đối thủ trực tiếp đối với "táo khuyết" vào thời điểm đó là IBM đã phát triển một dòng PC dành riêng cho người dùng doanh nghiệp, khiến Apple càng mong muốn củng cố vị thế của mình trên thị trường. Vì vậy, Apple III phải là một hệ thống hoàn chỉnh – tất cả mọi thứ dành cho tất cả người dùng và là một thiết bị có chi phí phù hợp cho cả người dùng văn phòng và gia đình.

Một nhóm gồm các kỹ sư cấp cao đã được huy động cho dự án Apple III nhằm biến nó thành chiếc máy tính Apple đầu tiên không phải do Steve Wozniak thiết kế. Hóa ra, mọi người đều có ý tưởng riêng về những tính năng mà Apple III nên có và tất cả chúng đều được đưa vào. Dự án được cho là sẽ hoàn thành trong 10 tháng, nhưng kết quả lại phải mất tới hai năm.


Vào tháng 11 năm 1980, Apple III đã ra mắt, bắt đầu với mức giá hấp dẫn là 3.495 USD và cung cấp hiệu suất gấp đôi so với Apple II cũng như bộ nhớ được nâng lên 128KB RAM. Đây là máy tính đầu tiên của Apple tích hợp ổ đĩa mềm và chạy hệ điều hành mới có tên Apple SOS, có hệ thống quản lý bộ nhớ tiên tiến và hệ thống tệp phân cấp.

Thật không may, không có cải tiến nào trong số này có thể cứu Apple III khỏi thiết kế khung máy bị lỗi và Apple đã buộc phải thu hồi 14.000 thiết bị đầu tiên được sản xuất do các vấn đề quá nhiệt nghiêm trọng, một phần do cố CEO Steve Jobs không muốn tích hợp quạt tản nhiệt trong vỏ máy. Vấn đề nghiêm trọng đến mức sự giãn nở nhiệt thường khiến các con chip bật ra khỏi vị trí. Apple thậm chí còn yêu cầu khách hàng nâng máy của mình lên vài inch so với bàn làm việc rồi thả xuống để đặt lại. Một mô hình sửa đổi dưới tên Apple III Plus cuối cùng đã được phát hành vào năm 1983 để giải quyết các lỗi phổ biến, nhưng thiệt hại cho danh tiếng của dòng sản phẩm này đã nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới.

Cuối cùng, Apple III đã ngừng sản xuất vào tháng 4 năm 1984, trong khi sản phẩm kế nhiệm của bị loại khỏi dòng sản phẩm của Apple vào tháng 9 năm 1985. Công ty đã bán được khoảng 65.000–75.000 máy tính Apple III, với tổng số Apple III Plus lên tới khoảng 120.000. Chính Steve Jobs đã nói rằng công ty đã mất "rất nhiều tiền" cho Apple III, nhưng đổi lại là sự thất vọng từ khách hàng, khiến công ty mất một lượng lớn người dùng vào tay IBM.

Apple Lisa

Được phát hành vào năm 1983, Lisa là từ viết tắt của "Local Integrated Software Architecture", nhưng thực ra đây là một từ viết tắt được phát minh sau này để phù hợp với tên của con gái Steve Jobs, Lisa. Apple đã định vị nó như một mẫu máy tính dành cho doanh nghiệp và là một giải pháp thay thế cho Apple II. Trong khi các sản phẩm trước đây dựa trên giao diện văn bản và đầu vào bàn phím, Lisa là máy tính cá nhân đầu tiên có giao diện người dùng đồ họa và chuột, sự đổi mới về giao diện lần đầu tiên được Jobs nhìn thấy trong chuyến thăm phòng thí nghiệm nghiên cứu của Xerox Parc ở Thung lũng Silicon.

Mặc dù vậy, với giá khởi điểm khoảng 10.000 USD (khoảng 29.905 USD theo tỉ giá tiền tệ ngày nay), Apple Lisa quá đắt đối với tất cả mọi người, trừ những hộ gia đình giàu có nhất và chiếc máy tính này đã thất bại. Đến năm 1986, Apple chỉ bán được khoảng 100.000 chiếc và toàn bộ nền tảng Lisa đã ngừng hoạt động. Apple thậm chí buộc phải vứt bỏ khoảng 2.700 chiếc Lisa tại một bãi rác ở Utah.


Apple Newton

Newton là một loạt các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA) được Apple Computer, Inc. phát triển và tiếp thị. Là một thiết bị ban đầu trong danh mục PDA - Newton bắt nguồn từ thuật ngữ "thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân" - đây là thiết bị đầu tiên có tính năng nhận dạng chữ viết tay. Apple bắt đầu phát triển nền tảng vào năm 1987 và xuất xưởng các thiết bị đầu tiên vào năm 1993. Sản xuất chính thức kết thúc vào ngày 27 tháng 2 năm 1998. Các thiết bị Newton chạy trên một hệ điều hành độc quyền, Newton OS; ví dụ bao gồm dòng MessagePad của Apple và eMate 300 và các công ty khác cũng phát hành các thiết bị chạy trên hệ điều hành Newton.

Hầu hết các thiết bị Newton đều dựa trên bộ xử lý ARM 610 RISC và tất cả các đầu vào dựa trên chữ viết tay. Newton được coi là một đổi mới công nghệ khi ra mắt, nhưng sự kết hợp của nhiều yếu tố, một số trong đó bao gồm giá cao và các vấn đề ban đầu với tính năng nhận dạng chữ viết tay, đã hạn chế doanh số của nó. Apple đã hủy bỏ nền tảng này theo lệnh của Steve Jobs, sau khi ông trở lại Apple, vào năm 1998.


Tivi Macintosh

Trong thời đại mà việc xem video trực tuyến trên điện thoại hoặc PC quá phổ biến như hiện nay, chiếc máy tính lai truyền hình ban đầu của Apple có vẻ như là một giải pháp để tìm kiếm một vấn đề. Nhưng khi ra mắt vào năm 1993, ý tưởng xem TV trên máy Mac của đã hoàn toàn đi trước thời đại.

Khung màu đen của Macintosh TV về cơ bản là một chiếc LC 520 được kết hợp với một chiếc Sony Trinitron CRT 14 inch. Nó đi kèm ổ đĩa CD-ROM và điều khiển từ xa, trong khi thẻ điều chỉnh tích hợp với cáp đồng trục cho phép kết nối tới các kênh truyền hình và được hiển thị ở mức độ màu 16 bit. Thật không may, người dùng phải chọn xem TV hoặc sử dụng máy Mac của mình tại một thời điểm.

Macintosh TV cung cấp hiệu suất nhanh hơn so với LC 520 độc lập, nhờ bộ xử lý Motorola 68030 32MHz. Ngoài ra, RAM 5 MB chỉ có thể nâng cấp lên 8 MB, trong khi LC 520 có thể đạt tối đa 36 MB. Có giá 2.099 USD khi ra mắt, bản kết hợp TV với máy Mac của Apple không hề rẻ và nó đã không thành công và bị ngừng sản xuất vào năm 1995, chỉ hai năm sau khi phát hành.


Pippin

Ra mắt vào năm 1996 với sự giúp đỡ của công ty trò chơi Nhật Bản Bandai, Pippin là "cú đâm" khét tiếng của Apple vào mảng máy chơi game cầm tay với ổ CD-ROM, nhưng với chiến dịch tiếp thị kém, thiếu khả năng hỗ trợ và được định giá quá cao, Pippin nhanh chóng trở thành một sản phẩm thất bại của Apple.

Nhìn bề ngoài, Pippin không có nhiều điểm ấn tượng với kiến trúc Macintosh từ đầu đến giữa thập niên 90, Pippin chạy một phiên bản đơn giản hóa của Mac OS 7, được trang bị nhiều cổng kết nối, hỗ trợ kết nối modem, máy in và cung cấp cho người dùng khả năng kết nối các thiết bị ngoại vi bên ngoài như bàn phím và chuột.

Thật không may, ý định của Apple là mang đến cho người dùng Pippin trải nghiệm giống như máy tính ở dạng console là một phần lý do dẫn đến sự sụp đổ của nó. Với giá 650 USD, Pippin đắt hơn khoảng 400 USD so với các đối thủ hàng đầu như PlayStation và Nintendo 64. Mặc dù hiệu suất nhanh hơn các máy chơi game khác, nhưng tài nguyên lại là điểm chí mạng khi thiết bị này chỉ có vỏn vẹn 25 trò chơi khi được phát hành!

Cuối cùng, khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, ông đã cho ngừng phát triển hệ máy này, khiến Bandai phải ngừng sản xuất tất cả các mẫu Pippin vào giữa năm 1997.


20th Anniversary Macintosh

Được phát hành vào tháng 3 năm 1997 để đánh dấu kỷ niệm 20 hoạt động của Apple, "20th Anniversary Macintosh" hay TAM có thể trông kỳ quặc theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng đây là một chiếc máy độc nhất vô nhị theo đúng nghĩa của nó.

Thiết kế "all-in-one" mỏng và thẳng đứng nổi bật kèm một số tính năng mới lạ, bao gồm màn hình phẳng LCD 12,1 inch, ổ đĩa CD và CD-ROM gắn theo chiều dọc cũng như bộ thu sóng TV/FM tích hợp. TAM hoạt động trên một phiên bản phần mềm sửa đổi từ Mac OS 7.6.1, trang bị CPU PowerPC 603e 250MHz và 64MB RAM đảm bảo hiệu năng không có gì đáng chê trách. Nó thậm chí còn có một hệ thống âm thanh Bose với hai loa đi kèm và một loa siêu trầm tích hợp trong nguồn điện bên ngoài.

Nhưng ở mức giá 7.500 USD khiến sản phẩm này mất điểm đối với phần lớn người dùng, buộc Apple phải giảm giá xuống còn 2.000 USD trong những tuần cuối cùng kể từ khi ra mắt. Tuy nhiên, điều này càng khiến những người đã trả giá cao cảm tức giận và công ty buộc phải hoàn trả cho những người dùng sở hữu sớm TAM một chiếc PowerBook mới.


Chỉ có 12.000 chiếc TAM được sản xuất, nhiều chiếc không bao giờ được bán. Hệ thống này chỉ tồn tại được 12 tháng trong dòng sản phẩm của Apple và bị ngừng sản xuất một năm sau đó vào tháng 3 năm 1998, ngay trước khi ra mắt iMac G3.

Power Mac G4 Cube

Ra mắt vào ngày 19 tháng 7 năm 2000, Power Mac G4 Cube là một tuyệt tác kỹ thuật và là một phần điểm sáng trong thiết kế của Apple. Với kích thước chưa đến 1/4 so với hầu hết các dòng PC vào thời điểm đó, chiếc máy không quạt này đại diện cho một loại máy tính hoàn toàn mới, có bộ xử lý G4 PowerPC mạnh mẽ, card màn hình Nvidia rời, card AirPort cho Wi-Fi và ổ ghi DVD. Tất cả được đóng gói gọn gàng trong một khối lập phương 8 inch treo bên trong hộp acrylic đúc trong suốt.

Nhưng Cube gần như đã thất bại ngay từ đầu khi khả năng nâng cấp bị hạn chế, không có khe cắm PCI và thẻ video độc quyền đã bị thu hẹp xuống để phù hợp với không gian kín. Giá bán cũng quá đắt với phiên bản thấp nhất là 1.799 USD, cao hơn 200 USD so với Power Mac G4 có thể nâng cấp nhiều linh kiện hơn.


Apple đã bán được khoảng 150.000 chiếc trong 349 ngày và vào ngày 3 tháng 7 năm 2001, Apple thông báo sẽ ngừng sản xuất Cube vô thời hạn.


TECHRUM.VN / THEO: MACRUMORS
 

thanh1612

New Member
Tham gia
30/3/19
Bài viết
3
Được thích
0
#5
Pump it up! - best crypto pumps on telegram
Make 1000% and more within 1 day, join channel @pump_upp !
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom