Nhọc nhằn mua smartphone tại Venezuela, để dành 3 năm chưa đủ mua máy giá rẻ, có tiền cũng không dễ mà mua

Ryankog

Administrator
Tham gia
6/4/16
Bài viết
4,237
Được thích
4,574
4664 #1


Venezuela là quốc gia nổi tiếng trên thế giới bởi trữ lượng dầu mỏ dồi dào, từng được coi là hình mẫu lý tưởng để phát triển kinh tế ở khu vực Mỹ La tinh, nhưng “thiên đường dầu mỏ” này đã rơi từ đỉnh cao xuống vực thẳm và hiện nay, tình trạng lạm phát phi mã đang diễn ra tại đất nước này. Bạn có bao giờ tự hỏi, việc mua một chiếc smartphone tại Venezuela sẽ ra sao không?

Arol Wright, một thành viên kỳ cựu của XDA-Developer đã sống tại Venezual nhiều năm, vừa qua đã chia sẻ những trải nghiệm của một fan Android tại quốc gia này.

Lạm phát rõ ràng đã ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập trung bình của Venezuela và thay đổi cuộc sống hàng ngày, thói quen chi tiêu theo của người dân. Một khía cạnh bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này chắc chắn chính là thị trường smartphone.

Điện thoại đã trở thành công cụ thiết yếu và ở một quốc gia mà bạn khó có khả năng nâng cấp điện thoại của mình sau mỗi hai năm, bạn sẽ muốn dùng hết khả năng của bất kỳ chiếc điện thoại nào mà bạn hiện đang sử dụng càng lâu càng tốt. Thông thường, điều này đòi hỏi phải chuyển sang ROM tùy chỉnh như LineageOS để kéo dài tuổi thọ của thiết bị, đó chính xác là điều mà một số lượng lớn người trẻ ở Venezuela đang làm.

Đồng Đô la có giá như thế nào tại Venezuela?

Trước hết, Arol Wright muốn chia sẻ mức lương tối thiểu tại Venezuela. Mức lương tối thiểu (và là mức lương mà hầu hết mọi người có thể kiếm được) hiện đang là khoảng 40.000 bolivar (thường được viết tắt là Bs.S hoặc VES) hàng tháng. Theo tỷ giá hối đoái chính thức, khoảng 10.000 VES cho mỗi 1 USD, điều này mang lại khoảng 4 USD mỗi tháng. Nghe là đã đủ tệ rồi, nhưng sau đó chúng ta phải tính đến tỷ giá hối đoái của thị trường chợ đen, khoảng 12.500 VES cho mỗi 1 USD và là tỷ giá được hầu hết mọi người sử dụng. Điều này mang lại cho hầu hết người dân Venezuela khoảng 3,20 USD một tháng. Một số công việc có thể trả nhiều hơn một chút, nhưng đây thường là mức trung bình của hầu hết người lao động Venezuela.

Vì vậy, ví dụ bạn muốn mua một chiếc điện thoại giá rẻ, như Xiaomi Redmi Go. Chiếc smartphone này thường có giá 65 USD trên thị trường toàn cầu, nhưng sẽ vào khoảng 85 - 90 USD ở Venezuela vì chi phí nhập khẩu tăng thêm, do Xiaomi không chính thức bán điện thoại ở Venezuela, ngoài ra bạn phải tính thêm lợi nhuận cho cửa hàng.

Nếu bạn là một công nhân bình thường, trung bình bạn sẽ cần phải tiết kiệm nhiều tháng để mua nó, rồi ngay lập tức phải nghĩ đến việc đổi máy để lấy tiền tệ mạnh hơn (USD, EUR, tiền điện tử) để tránh lạm phát. Chính xác thì phải tiết kiệm trong bao lâu? Nếu bạn kiếm được mức lương tối thiểu, bạn phải tiết kiệm ít nhất 21-30 tháng. Điều này là chưa tính đến các chi phí cơ bản khác như thực phẩm và các dịch vụ khác được xếp hạng ưu tiên cao hơn. Thêm những thứ đó vào thì hầu như không thể tiết kiệm mua điện thoại.

Vậy thì làm thế nào để bạn nhận được đủ tiền nếu bạn cần một chiếc điện thoại mới? Một số công việc, đặc biệt là những công việc trong các công ty xuyên quốc gia, trả số tiền lớn hơn, thông thường bằng tiền tệ mạnh. Đây thường là công việc trực tuyến, hoặc là hợp đồng tự do hoặc công việc toàn thời gian, nhưng cũng có những công việc văn phòng thực tế trả tiền theo cách như vậy. Những người khác có gia đình ở nước ngoài có thể gửi tiền cho họ hàng tháng hoặc hàng tuần, đủ để cho phép họ tự duy trì.

Bạn mua điện thoại như thế nào?

Giả sử bạn có tiền và bạn đã sẵn sàng mua một chiếc điện thoại mới. Cách hợp lý nhất là vào cửa hàng và mua máy. Nơi thích hợp cho hầu hết mọi người có nhu cầu mua hàng công nghệ cao ở Venezuela là trung tâm mua sắm City Market, nằm ở đại lộ Sabana Grande ở phía đông thành phố Caracas. Nó có một khu dành riêng cho các sản phẩm công nghệ, bao gồm cả smartphone, video game, máy tính và những thứ tương tự. Trung tâm mua sắm này có một số cửa hàng bán đầy đủ các điện thoại như Samsung Galaxy S10+, iPhone XS Max, Huawei P30 và các thiết bị hiện đại khác.


Có rất nhiều mẫu máy cao cấp được bán tại Venezuela

Ngoài một vài trường hợp ngoại lệ, như các thiết bị OnePlus (vì chúng thực sự khó nhập, theo chia sẻ của một chủ cửa hàng mà Arol đã hỏi), có rất nhiều loại, từ các flagship cho đến các dòng giá rẻ. Thận chí có một số sản phẩm rất “hiếm”.


Nhưng không như bạn nghĩ, việc vào cửa hàng và mua một thiết bị ở đây không phải là một quá trình đơn giản. Nó thực sự là một vấn đề phức tạp. Đặc biệt là khi rất ít cửa hàng này thực sự chấp nhận đồng nội tệ.

Để viết bài này, Arol Wright đã mua hai thiết bị là: Xiaomi Redmi Note 7 và Xiaomi Redmi Go. Như đã nói trước đây, một số cửa hàng không chấp nhận đồng nội tệ vì xu hướng siêu lạm phát của nó, ít nhất là khi khách hàng mua điện thoại và các thiết bị đắt tiền hơn, chẳng hạn như máy chơi game.

Vì vậy, các cửa hàng này đã phải cách chấp nhận một số phương thức thanh toán không chính thức khác, bao gồm đô la/euro bằng tiền mặt, chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng nước ngoài (thường là Bank of America, Citibank, Chase hoặc Banesco Panama), thẻ tín dụng quốc tế, Bitcoin / Litecoin / các loại tiền điện tử khác, PayPal, Zelle, Uphold và các nền tảng khác.

Arol đã sử dụng PayPal để mua hai chiếc điện thoại ở các cửa hàng khác nhau. Thông thường, tài khoản PayPal của các cửa hàng này được quản lý bởi một ai đó ở nước ngoài để đảm bảo mọi giao dịch diễn ra suôn sẻ, yêu cầu nhân viên thu ngân liên hệ với người này để đảm bảo thanh toán được nhận đúng.

Trong trường hợp của Redmi Note 7, quá trình xác nhận này mất khoảng 20 phút. Chiếc điện thoại sau đó ngay lập tức được trao lại cho anh trong hộp kín với hóa đơn đầy đủ (với giá được liệt kê bằng bolivar) và 3 tháng bảo hành.

Trong trường hợp của Redmi Go, người phụ trách quản lý tài khoản PayPal của cửa hàng đã không trả lời, khiến Arol phải quay lại vào ngày hôm sau để nhận thiết bị. Cuối cùng máy đã được một nhân viên bán hàng chấp nhận và kiểm tra trực tiếp trước mặt anh, và cửa hàng thậm chí còn tốt bụng khi lắp đặt một kính cường lực miễn phí, cùng với đó là các hoá đơn.

Quy trình cũng tương tự cho các cửa hàng khác, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào phương thức thanh toán bạn có và phương thức thanh toán mà cửa hàng chấp nhận. Vài cửa hàng cũng đã ngừng thực hiện một số phương thức thanh toán vì có người đã tìm ra cách lừa đảo chủ cửa hàng và đánh cắp thiết bị. Vì vậy, ngay cả khi bạn tìm thấy điện thoại bạn muốn và bạn có tiền để mua nó, bạn thậm chí vẫn không thể mua một cách đơn giản được. Điều này khác xa với trải nghiệm đơn giản mà hầu hết người dùng đã quen thuộc.

Tự nhập một chiếc smartphone về thì sao?

Vậy nếu bạn không muốn làm những điều phức tạp trên, hoặc không thể làm và không tìm được điện thoại mình cần mua? Lựa chọn thứ hai của bạn là tự nhập nó, đó là những gì Arol đã làm với chiếc điện thoại mà anh dùng hàng ngày, OnePlus 5T, khi nó ra mắt vào năm 2017.

Nhưng, một lần nữa, điều này không dễ như bạn nghĩ. Chỉ việc mua điện thoại trực tuyến và giao trực tiếp đến tận nhà đã là một canh bạc nguy hiểm: các công ty vận chuyển như UPS và USPS thường chuyển các gói hàng được gửi đến Venezuela cho công ty dịch vụ bưu chính thuộc sở hữu của chính phủ, Ipostel.


Không có nhiều sự bảo vệ và thống kê tội phạm dường như rất cao ở Venezuela, điều này có nghĩa là thứ đắt như điện thoại gần như không có gì đảm bảo sẽ đến được tay bạn. Các công ty khác như DHL và FedEx tự xử lý và giao bưu kiện vì họ có một số văn phòng ở Venezuela và có xe tải và nhân viên riêng, nhưng gần đây, một vấn đề khác đã nảy sinh: chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng lệnh cấm du lịch, cấm các máy bay chở khách và hành khách ở Hoa Kỳ bay đến và đi từ Venezuela, điều này vô hiệu hóa các công ty trong việc vận chuyển các gói hàng từ Mỹ đến Venezuela.

Vậy thì làm thế nào bạn có thể nhập khẩu sản phẩm? Câu trả lời rất đơn giản: lệnh cấm này của Mỹ chỉ áp dụng cho các chuyến bay thẳng và thẳng từ Hoa Kỳ đến Venezuela và ngược lại, nhưng các chuyến bay kết nối và các loại phương tiện giao thông khác không bị ảnh hưởng.

Một số công ty giao nhận vận tải và chuyển phát nhanh đã nhập khẩu thành công hàng hóa và tránh được lệnh cấm này bằng cách gửi chúng thông qua các chuyến bay kết nối hoặc bằng đường biển.

Sau đó bạn phải làm gì? Điều an toàn nhất bạn có thể làm là gửi tiền của bạn cho một người nào đó ở Mỹ, người sau đó có thể mua thiết bị cho bạn và đảm bảo rằng nó đến tay bạn một cách an toàn. Khi nhận được điện thoại, người này sẽ gửi nó cho người giao nhận, sau đó họ sẽ xử lý kiện hàng và chuyển đến Venezuela an toàn. Đó là quy trình mà Arol đã sử dụng với hầu hết các thiết bị trong gia đình.

Hệ điều hành Android tại Venezuela

Như bạn đã biết, có được một chiếc điện thoại mới là quá trình thực sự phức tạp và là điều mà hầu hết mọi người đều không thể trải qua bởi vì họ không đủ khả năng mua được một thứ như vậy. Những người có thể xoay sở để mua điện thoại mới thường mua những chiếc điện thoại cấp thấp hơn, giá cả phải chăng hơn so, như dòng Galaxy A (với Galaxy A10, A20 và A30 là phổ biến nhất) hoặc Xiaomi với các thiết bị như Redmi Note 7, Redmi 7, Mi 8 Lite và Pocophone F1.


Những thiết bị giá rẻ của Samsung là lựa chọn hàng đầu cho ai có đủ khả năng mua điện thoại

Những người khác phải chấp nhận sử dụng những gì họ có. Một cảnh tượng thực sự phổ biến ở Venezuela là thấy các điện thoại Samsung, LG và BLU đời cũ chạy Android Lollipop hoặc thậm chí Ice Cream Sandwich, các thiết bị này được coi là quá lỗi thời ở các thị trường khác.

Một trong những điện thoại được sử dụng nhiều nhất ở nước này là Orinoquia Auyantepui Y221 và Orinoquia Bucare Y330, vốn là Huawei Ascend Y210 / Ascend Y330 đã được đổi tên, và các mẫu máy này cũng đã rất cũ. Các thiết bị này được chính phủ cho thuê, đó là lý do tại sao chúng rất phổ biến. Nhưng với SoC lõi kép MediaTek MT6572, RAM 512 MB và Android 4.2 / 4.4 dựa trên EMUI, cả hai đều rất khó có thể làm hài lòng người dùng, nếu không muốn nói là còn khiến bực tức hơn khi sử dụng.

Thêm vào đó, các nhà phát triển đã bắt đầu ngừng hỗ trợ cho các phiên bản Android cũ hơn trên ứng dụng của họ, điều này có thể không thành vấn đề nếu điện thoại của bạn đang chạy Android 7.1 Nougat hoặc Android 6.0 Marshmallow, nhưng trở thành vấn đề lớn nếu đang ở Android 4.2 Jelly Bean - phiên bản Android lỗi thời mà rất nhiều điện thoại ở Venezuela vẫn sử dụng ở năm 2019.

ROM tuỳ chỉnh là cứu tinh



Nếu, và nhiều khả năng bạn sẽ bị buộc phải dùng các smartphone thời kỳ 2012/2013 mà không thể nâng cấp, thì con đường nào dành cho bạn? Một số người dùng vì sợ làm hỏng máy nên vẫn sử dụng ROM stock, điều đó không phải là vấn đề lớn nếu ứng dụng của bạn vẫn hoạt động, nhưng tương lai thì không thể biết được. Nhiều người Venezuela đã bắt đầu root hoặc cài đặt ROM tùy chỉnh trên thiết bị của họ. Theo trang thống kê LineageOS, chỉ riêng Venezuela đã chiếm hơn 5.700 lượt cài đặt. Các thiết bị cài đặt LineageOS phổ biến nhất tại đây bao gồm:

  • Samsung Galaxy S III (i9300, 2012)
  • Motorola Moto G (2013)
  • Motorola Moto G 2014 (2014)
  • Samsung Galaxy S III mini (2012)
  • Samsung Galaxy S4 mini Duos (2013)
  • Samsung Galaxy S4 mini LTE (2013)
  • Samsung Galaxy S5 (2014)
  • Motorola Moto G 2015 (2015)
  • Samsung Galaxy S4 mini (2013)
  • Samsung Galaxy S4 (2013)
Hầu hết các thiết bị được cài đặt sẵn Android 4.0 Ice Cream Sandwich khi ra mắt, cá biệt, còn có những chiếc Galaxy SII với Android 2.3 hơn 8 năm trước vẫn còn được sử dụng tại Venezuela. Vì không còn lựa chọn nào khá mà người dùng vẫn phải sử dụng các máy lỗi thời này.

Ngoài LineageOS, vẫn còn rất nhiều ROM khác được người dùng cài đặt nhưng không có thống kê cụ thể, bao gồm Resurrection Remix, Pixel Experience và crDroid, các bản ROM cũ như CyanogenMod (giờ là LineageOS) 13.0 vẫn còn được sử dụng.

Mặc dù việc mod Android ở những nơi khác thường được thực hiện vì tò mò, sở thích, đam mê, nhưng ở Venezuela, nó được thực hiện vì không còn cách nào khác.

Arol đã có một cuộc trao đổi ngắn với người dùng Twitter @KalebPrime (được biết đến với một tweet lan truyền mạnh hơn 2 năm trước, khi chỉ ra rằng tiền tệ của Venezuela có giá trị thấp hơn vàng ảo trong World of Warcraft), anh hiện đang cư trú ở Venezuela.


Anh ta đang sử dụng một chiếc iPhone 5 cho đến tháng Một năm nay khi pin “chết”, anh không thể mua một chiếc điện thoại mới vì tình hình hiện tại của đất nước, do đó đã quyết định lấy một chiếc Samsung Galaxy S III cũ ra khỏi kho, mua một viên pin mới, thẻ nhớ microSD và cài đặt LineageOS trên nó sử dụng lại. Chiếc Galaxy S III của anh ấy hiện đang chạy LineageOS 14.1.

Dựa trên Android 7.1.2 Nougat, LineageOS 14.1 khác xa so với các bảnLineageOS 16.0 hiện tại dựa trên Android 9 Pie (LineageOS 16.0 có cho Galaxy S III, nhưng không chính thức, có thể chậm và không ổn đinh , nhưng nó hoạt động đủ tốt cho hầu hết các nhiệm vụ hàng ngày.

Công cụ không thể thiếu

Câu chuyện của Kaleb được chia sẻ bởi nhiều người Venezuela và góp phần cho thấy smartphone đã trở thành một công cụ thiết yếu của xã hội, ngay cả trong hoàn cảnh khủng hoảng. Khả năng truy cập vào các ứng dụng nhắn tin tức thời như WhatsApp để liên lạc và các mạng xã hội như Facebook hoặc Twitter để biết thông tin là hoàn toàn cần thiết, bạn phải tận dụng mọi phương tiện có sẵn để giữ cho mình được kết nối.

Smartphone là cửa sổ để nhìn ra thế giới bên ngoài

Theo Arol, là một người dùng Android nói riêng, smartphone nói chung, ở một quốc gia như Venezuela là một trải nghiệm thực sự kỳ lạ, trong khi đất nước này hiện đang phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế, thì hệ sinh thái Android vẫn mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên, và điều này hoàn toàn nhờ vào ROM tùy chỉnh.

“Tôi đã thấy nhiều người hơn bao giờ hết sử dụng các thiết bị của họ với phần cứng cũ, nhưng phần mềm mới nhất. Ngày càng nhiều người dùng dùng đến các ROM tùy chỉnh để thay thế cho việc mua một chiếc điện thoại mới. LineageOS và các ROM khác có thể mang lại sức sống mới cho điện thoại cũ”, Arol chia sẻ.

Smartphone đang chứng tỏ là một công cụ không thể thiếu đối với người dùng Venezuela, vì chúng cho phép giao tiếp cơ bản (WhatsApp, Telegram) và dịch vụ ngân hàng. Đôi khi, chiếc smartphone là cửa sổ duy nhất của Arol và nhiều người khác với thế giới bên ngoài.

Nguồn: XDA Developers
 
Sửa lần cuối:

luwphong

Well-Known Member
Tham gia
2/12/17
Bài viết
823
Được thích
261
#2
thế mới thấy sống ở VN vẫn còn tốt chán
 

dvdhien

Active Member
Tham gia
7/11/14
Bài viết
118
Được thích
53
#5
Haizz, từ thời lão hugo chavez là thấy con đường của lão làm cả đất nước đi xuống 1 cách rõ rệt. Tội ghê
 

tukitran

Active Member
Tham gia
28/7/16
Bài viết
223
Được thích
61
#6
Haizz, từ thời lão hugo chavez là thấy con đường của lão làm cả đất nước đi xuống 1 cách rõ rệt. Tội ghê
Anh Mẽo thò tay vào thì thằng nào được yên, dầu mỏ nhiểu quá lạm phát là còn may á. Nó đang kiếm cơ hội vã xong để còn làm nhân đạo múc dầu mỏ về chứ
 

Vanhieu282

Well-Known Member
Tham gia
18/10/16
Bài viết
1,071
Được thích
312
#7
Không ngờ có nơi lại khó khăn trong việc mua điện thoại đến thế
 

dvdhien

Active Member
Tham gia
7/11/14
Bài viết
118
Được thích
53
#8
Anh Mẽo thò tay vào thì thằng nào được yên, dầu mỏ nhiểu quá lạm phát là còn may á. Nó đang kiếm cơ hội vã xong để còn làm nhân đạo múc dầu mỏ về chứ
Mẽo mạnh nhưng nó chỉ góp phần nhỏ thôi. Kinh tế lúc đó của thằng Vene phụ thuộc 95% vào xuất khẩu dầu mỏ. Khoảng giữa thập niên 80 thì do có nhiều nguồn cung hơn từ các nước Trung đông nên giá xuống. Ông Hugo ổng đẩy mạnh chính sách đảm bảo giá cả các mặt hàng cơ bản cho người dân làm doanh nghiệp không có động lực sản xuất. Rồi lão quản lý việc mua bán ngoại tệ làm cho thị trường chợ đen phát triển mạnh. Từ từ lạm phát ngày càng cao.
Mỹ chỉ là 1 trong nhiều yếu tố thôi.
 
Top Bottom