Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc

Tham gia
23/7/20
Bài viết
140
Được thích
0
869 #1
Bạn có bao giờ băn khoăn tổng giám đốc là gì? Tổng giám đốc làm gì trong doanh nghiệp? Nhiệm vụ, quyền hạn của họ như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về chức vụ này.
Tổng giám đốc là gì?
Tổng giám đốc là giám đốc điều hành cấp cao, thường chính là giám đốc điều hành (CEO) trong một tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Chức vụ tổng giám đốc được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của tổng giám đốc
1. Nhiệm vụ và chức năng của tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp.
Quyết định hoạt động kinh doanh
Ở vai trò cấp cao trong doanh nghiệp, một trong các nhiệm vụ của tổng giám đốc là xây dựng và thực thi các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chiến lược này có thể là về các phương án đầu tư, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch xây dựng thương hiệu,...
Hơn nữa, họ còn tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chiến lược để đảm bảo hiệu quả tài chính và chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ngoài các chiến lược cụ thể, tổng giám đốc còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chỉ đạo được đưa ra bởi Hội đồng quản trị.
Cố vấn chiến lược cho chủ tịch
Tổng giám đốc là người trực tiếp làm việc, điều hành và hiểu rõ về hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, họ có nhiệm vụ cố vấn chiến lược cho chủ tịch, giúp chủ tịch có cái nhìn xác đáng về thị trường và tương lai của doanh nghiệp. Những ý kiến đóng góp này sẽ được rút ra từ những phân tích và dự đoán của họ hoặc được tổng hợp từ những kết quả nghiên cứu của những nhân sự có trách nhiệm.
Xây dựng và quản lý cơ cấu doanh nghiệp
Không chỉ hoạt động kinh doanh, mà cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp cũng nằm trong phạm vi quản lý của tổng giám đốc. Tuy nhiên, tổng giám đốc không phải là người quản lý trực tiếp và nắm rõ toàn bộ hệ thống nhân viên từ thấp tới cao. Đó là nhiệm vụ của giám đốc nhân sự.
Tổng giám đốc tập trung vào xây dựng và lãnh đạo đội ngũ các giám đốc cấp cao. Nhân vật này sẽ giám sát hoạt động của đội ngũ này và hướng dẫn khi cần thiết. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc thuyên chuyển công tác đối với các chức vụ trong doanh nghiệp, trừ những chức vụ nằm ngoài thẩm quyền phụ trách của tổng giám đốc.
Tuy không trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nhân sự, họ có thể đưa ra những kiến nghị phù hợp từ góc nhìn của tổng giám đốc. Những kiến nghị này có thể được giám đốc nhân sự tham khảo để quản lý đội ngũ nhân viên hiệu quả hơn.
Một trách nhiệm khác về nhân sự của tổng giám đốc là đảm bảo việc thực thi kỷ luật và quy định hướng dẫn đối với tất cả các cấp bậc nhân viên trong doanh nghiệp. Tổng giám đốc cần nắm chắc rằng không chỉ các nhân viên cấp cao mà cả các nhân viên thông thường đều hiểu được mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn về hiệu quả công việc. Từ trên xuống dưới đều làm việc vì một tầm nhìn chung.
Không chỉ giám đốc nhân sự, tổng giám đốc cũng tham gia vào quyết định các chính sách đãi ngộ (lương, thưởng, phụ cấp) của người lao động trong doanh nghiệp. Những quyết định này liên quan tới quyền lợi của người lao động cũng như lợi nhuận và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác
Tổng giám đốc đồng thời làm việc với nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp. Họ cần kết nối để thu hút và giữ chân người lao động, làm hài lòng chủ sử dụng lao động và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững lâu dài với đối tác.
2. Quyền hạn của tổng giám đốc
Tổng giám đốc có vị trí quản lý điều hành cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cho thành công chung của doanh nghiệp. Tổng giám đốc có thể quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp mà không cần thông qua Hội đồng quản trị.
Quyền hạn của tổng giám đốc có thể được áp dụng trong nhiều khía cạnh, bao gồm hoạt động kinh doanh, đầu tư, hoạt động chung trong doanh nghiệp, quản lý nhân viên, cũng như cố vấn cho người giữ chức vụ cao nhất – chủ tịch trong việc quyết định tương lai của doanh nghiệp.
Tổng giám đốc có quyền quyết định tuyển dụng hoặc thay đổi vị trí công tác đối với những nhân viên dưới quyền, trừ những người thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Quyền hạn của tổng giám đốc chỉ đứng dưới chủ tịch.
Xem thêm >>> Tổng giám đốc có được kiêm làm Giám đốc Tổng giám đốc công ty khác
Những phẩm chất của một tổng giám đốc giỏi
1. Có tầm nhìn
Tổng giám đốc có vai trò dẫn dắt doanh nghiệp, đồng thời là cố vấn cho vị trí chủ tịch. Do đó, họ cần có tầm nhìn, xác định đúng mục tiêu, hướng đi của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững được đưa ra.
Đồng thời, tổng giám đốc cần có khả năng kết nối và dẫn dắt toàn thể đội ngũ đi theo đúng lộ trình. Họ phải đảm bảo tất cả nhân viên từ trên xuống dưới đều hiểu rõ về tầm nhìn của doanh nghiệp, khiến họ biết họ lao động vì điều gì và họ muốn lao động vì điều đó.
2. Có khả năng phán đoán
Ở vị trí lãnh đạo cao cấp, đưa ra những quyết định quan trọng mang tính chiến lược, tổng giám đốc cần có khả năng phán đoán tốt. Hầu hết thời gian, tổng giám đốc cần đưa ra các quyết định chính xác. Những quyết định chính xác này sẽ giúp họ đạt được sự tín nhiệm của các giám đốc cấp cao cũng như nhân viên trong doanh nghiệp.
3. Có sự sáng tạo và đổi mới
Sự sáng tạo và đổi mới luôn luôn là cần thiết đối với bất kỳ một tổng giám đốc nào.
Sự sáng tạo giúp thúc đẩy các chiến lược kinh doanh mới, các dự án mới và thu hút sự chú ý của mọi người. Sự sáng tạo giúp gắn kết nhân lực thành một tổng thể, cũng như thêm niềm say mê trong quá trình làm việc.
Sự đổi mới trong kinh doanh cũng như trong quản lý giúp giảm bớt sự nhàm chán, cũng như giúp doanh nghiệp luôn phù hợp với yêu cầu của thị trường và giữ chân người lao động.
4. Luôn luôn học hỏi
Không phải ai sinh ra cũng đã có đầy đủ những kiến thức cần thiết. Đến với vị trí tổng giám đốc, ứng viên đã cần có một lượng kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, đối với một thị trường luôn luôn thay đổi, để không bị đào thải, vị trí này cần luôn luôn không ngừng học hỏi.
5. Có tính kỷ luật
Kỷ luật và quy định là cần thiết giúp cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động trơn tru. Tổng giám đốc cần là người nắm rõ luật và thúc đẩy việc thực hiện luật một cách nghiêm ngặt tuy nhiên cần linh hoạt trong một số trường hợp. Việc linh hoạt này cũng cần có căn cứ hợp lý khiến nhân viên tin tưởng.
6. Có khả năng tìm kiếm nhân tài
Một trong các nhiệm vụ của tổng giám đốc là tuyển dụng nhân lực. Do đó, khả năng phát hiện và thu hút nhân tài là không thể thiếu. Một tổng giám đốc giỏi cần biết cách phát triển đội ngũ nhân viên để nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc.
7. Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời
Tổng giám đốc cần giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau như chủ tịch, hội đồng quản trị, đối tác, giám đốc cấp cao, nhân viên, khách hàng. Đối với mỗi đối tượng, họ lại cần có những kỹ năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin khác nhau. Có thể nói, tổng giám đốc cần phải “khéo ăn khéo nói”.
Xem thêm: Tin tuyển dụng việc làm vị trí Tổng giám đốc toàn quốc mới nhất
Tin tuyển dụng việc làm vị trí Giám đốc toàn quốc mới nhất
Việc làm tổng giám đốc với HRchannels
Tổng giám đốc chính là người đứng đầu mọi hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Vị trí này có nhiệm vụ và vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, việc tuyển dụng ứng viên tổng giám đốc cũng vô cùng khó khăn. Nhà tuyển dụng cần lựa chọn kỹ càng những ứng viên hội tụ đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên còn chưa rõ ràng.
Nếu nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng tổng giám đốc, HRchannels có thể cung cấp dịch vụ tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm được ứng viên phù hợp trong thời gian ngắn nhất có thể, đảm bảo chi phí - hiệu quả cho doanh nghiệp.

HRChannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: [email protected]/[email protected]
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội


Nguồn ảnh: Internet.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom