Phương pháp phân tích tài chính cho doanh nghiệp hiệu quả

Tham gia
7/8/22
Bài viết
50
Được thích
0
128 #1
Phương pháp phân tích tài chính là cơ sở để dự báo tài chính. Hãy cùng Finjobs tìm hiểu cách để phân tích tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả
Mục lục
I. Phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính là quá trình xác định điểm mạnh, điểm yếu, sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Thông qua việc thiết lập các mối quan hệ giữa những chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cùng với báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Phương pháp phân tích tài chính giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào, tăng trưởng hay suy giảm, sức khỏe tài chính hiện tại ra sao. Ngoài ra, phân tích tài chính dựa trên các chỉ số giúp dự báo tình hình tài chính trong tương lai.
II. Tại sao cần phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng:
  • Đối với nhà đầu tư: Bản thân mỗi nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định tham gia vào một dự án nào đó của doanh nghiệp, sẽ phải tính toán khả năng lợi ích mà mình nhận được. Thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ biết được doanh nghiệp đang sử dụng vốn của mình như thế nào, những rủi ro nào phải chịu trên đồng vốn mình bỏ ra, lợi nhuận thực nhận khi dự án kết thúc lời hay lỗ
  • Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Thông qua phương pháp phân tích tài chính giúp tạo ra chu kỳ đánh giá hiệu quả tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời hỗ trợ thực hiện các nguyên tắc về quản lý tài chính, lợi nhuận và khả năng giải quyết rủi ro, thanh khoản,… Căn cứ vào những thông tin trong quá trình phân tích giúp nhà quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, dự đoán tài chính trong công ty hiệu quả hơn.
  • Đối với tổ chức tín dụng: Nếu trong quá trình phân tích tài chính tổ chức tín dụng thấy rằng khả năng trả nợ của doanh nghiệp kém thì họ sẽ hạn chế cho vay. Thông thường, với các khoản vay ngắn hạn thì tổ chức tập trung phân tích khả năng thanh toán. Nếu là khoản vay dài hạn thì phân tích và thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
III. Các phương pháp phân tích tài chính căn bản
Sau đây sẽ là một số phương pháp phân tích tài chính cơ bản được áp dụng thường xuyên:
1 Phương pháp phân tích tài chính so sánh
Một phương pháp phân tích rất hay được sử dụng đó là phương pháp so sánh. Phương pháp phân tích tài chính này là phương pháp được các nhà phân tích sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực phân tích kinh tế phân tích tài chính.
Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
Mỗi phương pháp so sánh đều có những ưu điểm riêng, đối với phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối sẽ phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích tài chính sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
Còn ngoài ra thì còn phương pháp so sánh bằng số tương đối cũng có những tiện ích của nó và mỗi phương pháp sẽ được ứng dụng trong các trường hợp khác nhau, và cơ bản thì khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối.
2 Phương pháp phân tích tài chính phân chia
Phương pháp này được sử dụng để phân chia quá trình và kết quả chung thành những bộ phận cụ thể theo các tiêu chí nhất định để thấy rõ hơn quá trình hình thành và cấu thành của kết quả đó theo những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng chủ thể quản lý trong từng thời kỳ.
Trong phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tế theo những tiêu thức nhất định.
3 Phương pháp phân tích tài chính liên hệ, đối chiếu
Ngoài các phương pháp nêu như trên thì có một phương pháp rất đặc biệt đó là phương pháp phân tích dựa trên sự liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động.
4 Phương pháp phân tích tài chính xu hướng và tỷ lệ.
Phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích ngang, tính toán tỷ lệ các khoản mục khác nhau tên báo cáo tài chính, ở từng giai đoạn. Sau đó so sánh để thấy xu hướng biến động các khoản mục, nắm bắt tình hình tài chính doanh nghiệp đang xấu đi hay được cải thiện tốt hơn.
Trong khi đó phân tích tỷ lệ sẽ thực hiện bằng cách xác định các tỷ lệ giữa từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục trong báo cáo. Thông qua kỹ thuật này, người phân tích đánh giá chính xác hơn khả năng thanh khoản, thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây cũng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì sự đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại cao.
Hy vọng với các phương pháp phân tích tài chính trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đọc.
Finsider Finjobs
Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín
Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!
Tham gia chương trình chữa CV miễn phí tại đây!
-> Xem thêm:
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom