Quản lý mạng không dây bằng Command Prompt trên Windows 10

TR05

New Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
0
Được thích
1,805
3441 #1

Mặc dù trên Windows 10 đã cung cấp khá nhiều tùy chọn cho việc cài đặt mạng trong Control Panel, nhưng như thế vẫn chưa đủ và có nhiều cài đặt nâng cao bạn sẽ không thể tìm thấy. Đó là lúc chúng ta cần tới Command Prompt (CMD) và một số dòng lệnh hữu ích dưới đây.

1. Xem lại các điểm truy cập đã lưu

Mỗi khi bạn kết nối tới một điểm truy cập không dây, hệ thống sẽ tự động tạo một profile cho điểm đó và lưu trữ trên máy tính, bạn có thể xem lại tất cả các profile này bằng cách truy cập CMD và gõ:

Nestsh WLAN show profiles

Một danh sách các điểm truy cập sẽ được liệt kê ra.


Một cách khác, bạn cũng có thể hiển thị giao diện thang đo cho từng điểm truy cập bằng cách gõ dòng lệnh sau:

Netsh WLAN show profiles interface="Wireless_Interface_Name"

2. Xem thông tin của driver adapter

Khi bạn cần thêm thông tin về adapter mạng không dây trên máy tính của mình, hãy sử dụng dòng lệnh sau:

Netsh WLAN show drivers

Các thông tin về driver hiện tại được cài đặt sẽ được hiển thị, bao gồm người cung cấp, phiên bản, loại tín hiệu radio,...


Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dòng lệnh sau để xem tất cả các tính năng mà mạng hỗ trợ:

Netsh WLAN show wirelesscapabilities


3. Xem cài đặt adapter

Khi cần xem các thông tin đặc biệt về mạng không dây, như loại tín hiệu radio, kênh, tín hiệu mạng, loại chứng chỉ xác nhận mà máy tính đang sử dụng, bạn có thể sử dụng dòng lệnh dưới đây:

Netsh WLAN show interfaces


Thông tin về tất cả các adapter trên máy tính sẽ được hiển thị, nếu cần xem thông tin về một adapter nhận định, hãy sử dụng dòng lệnh sau:

Netsh WLAN show interface name="Interface_Name"

4. Lấy lại mật khẩu từ bất cứ điểm truy cập nào được lưu trữ trên PC

Nếu bạn đánh mất hoặc không thể nhớ mật khẩu kết nối tới điểm truy cập Wi-Fi, hãy sử dụng dòng lệnh sau để lấy lại:

Netsh WLAN show profile name="Profile_Name" key=clear


5. Ngắt tự động kết nối tới điểm truy cập ngoài vùng phủ sóng

Thỉnh thoảng, bạn để máy tính tự động kết nối tới các điểm truy cập, tuy nhiên sau đó nhận ra rằng máy tính luôn kết nối tới các điểm có cường độ sóng rất yếu, hoặc cố kết nối tới các điểm ngoài vùng phủ sóng. Trong trường hợp này, hãy sử dụng dòng lệnh sau:

Netsh WLAN set profileparameter name="Profile_Name" connectionmode=manual


Đối với Windows 10 sẽ ưu tiên kết nối tới các điểm truy cập mà bạn chọn tự động kết nối, nếu muốn chuyển một điểm truy cập vào danh sách ưu tiên, các bạn sử dụng dòng lệnh:

Netsh WLAN set profileparameter name=" Profile_Name" connectionmode=auto

6. Xóa các điểm truy cập lưu trữ trên máy

Khi không có nhu cầu kết nối tới mạng không dây nào đó, mạng đó không còn khả dụng, hoặc cần reset lại cài đặt, hãy sử dụng dòng lệnh sau:

Netsh WLAN delete profile name="Profile_Name"


7. Nhập và xuất thông tin điểm truy cập

Trên Windows 7, người dùng có khả năng nhập và xuất các profile điểm truy cập sử dụng Control Panel. Tới Windows 8.x và Windows 10, Microsoft loại bỏ tính năng này và thay vào đó bằng khả năng đồng bộ lên tài khoản Microsoft. Tuy nhiên, nếu vẫn cần nhập hoặc xuất thông tin điểm truy cập, các bạn hãy sử dụng dòng lệnh sau:

Netsh WLAN export profile key=clear folder="Folder_Path"


Dòng lệnh dưới đây sẽ xuất chỉ một profile mạng cụ thể, tới đích theo đường dẫn cụ thể:

Netsh WLAN export profile name="Profile_Name" key=clear folder="Folder_Path"

Thông tin xuất ra sẽ được chứa trong file XML, bao gồm cả mật khẩu đăng nhập do đó hãy bảo quản cẩn thận để tránh bị đánh cắp.

Bạn cũng có thể sử dụng các file XML đã xuất ra để nhập thông tin vào lại máy trên tất cả tài khoản, sử dụng dòng lệnh:

Netsh WLAN add profile filename="File_Path.XML"


Nếu chỉ muốn nhập vào một tài khoản, dùng dòng lệnh:

Netsh WLAN add profile filename="Path_With_Filename.xml" Interface="Wireless Network Connection" user=current

8. Nhận báo cáo adapter mạng không dây

Nếu cần sửa chữa kết nối tới các điểm truy cập, bạn sẽ cần một bản báo cáo chi tiết để tiện theo dõi và phát hiện vấn đề.

Sử dụng dòng lệnh:

Netsh WLAN show WLANreport


File sẽ được xuất ra theo đường dẫn sau, các bạn copy và dán vào trình duyệt để xem.

C:\ProgramData\Microsoft\Windows\WLANReport\WLAN-report-latest.html

Báo cáo sẽ bao gồm chi tiết trạng thái kết nối, thời điểm bắt đầu, ngắt kết nối, lỗi,...


9. Một số chức năng bổ sung

Nhập dòng lệnh sau vào CMD và nhấn Enter:

Netsh WLAN


Một menu bao gồm các chức năng sẽ được liệt kê, các bạn có thể tùy chọn chức năng mình muốn bằng cách gõ từ khóa tương ứng và nhấn Enter.


Theo: WindowsCentral
 
Last edited by a moderator:

huynhpham

New Member
Tham gia
24/2/14
Bài viết
7
Được thích
0
#2
Cảm ơn bạn, bài viết rất hay.
Hồi trước mạng Lan mình hay dùng lệnh "net view" để coi các máy đang kết nối cùng mạng với mình. Giờ dùng không còn thấy nữa. :(
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom