Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng với gần 87% đại biểu tán thành

Ryankog

Administrator
Tham gia
6/4/16
Bài viết
4,237
Được thích
4,574
7229 #1


Với 423/466 đại biểu có mặt tại hồi trường bấm nút tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật an ninh mạng vào lúc 9h57 sáng nay 12-6. Số đại biểu tán thành chiếm 86,86% tổng số đại biểu Quốc hội.
Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2019.


Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng sáng 12/6. Ảnh: Bá Chiêm.

Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đến nay, gần 20 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia.

Hiện Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hong Kong và Singapore. Nếu luật An ninh mạng có hiệu lực, các doanh nghiệp này phải dịch chuyển máy chủ ảo về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu là hoàn toàn khả thi. Các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung bị cấm trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ và ngừng hoặc không cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân trên khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT-TT.


Các hành vi bị cấm

Luật An ninh mạng có 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 8 Luật An ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội như chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hướng dẫn, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội hoặc hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác...

Luật cũng cấm tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Trong số các hành vi bị cấm nêu trong Luật An ninh mạng có việc tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Hành vi sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác... cũng bị luật nghiêm cấm.

Luật An ninh mạng sau nhiều lần chỉnh sửa cấm chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Hành vi Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng sẽ bị xử lý.

Các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết việc này.

Theo: Zing
 

DrTam111

Well-Known Member
Tham gia
20/5/18
Bài viết
1,498
Được thích
807
#2
Gì chứ to như Google, Facebook nó không chịu đặt máy chủ ở Việt Nam đâu, cái này trước Việt Nam yêu cầu rồi mà tụi nó có thèm đếm xỉa gì đâu. Cùng lắm khi chính phủ yêu cầu thì nó xùy ít thông tin người dùng ra cho thôi. :burn_joss_stick::burn_joss_stick::burn_joss_stick:

Mơ ước nhỏ nhoi: vợ - con - tầng - bánh.
 

thanhtri192

New Member
Tham gia
20/1/18
Bài viết
14
Được thích
14
#3
Cái luật này chủ yếu có 1 mục đích duy nhất là để tiếp tục chính sách ngu dân thôi.
 

Nguyễn Dương

Active Member
Tham gia
1/8/14
Bài viết
273
Được thích
132
#4
ủng hộ. lên fb toàn thấy bọn phản động đăng bài rồi mấy ông bà không biết gì cứ share rầm rộ
 

Nguyễn Dương

Active Member
Tham gia
1/8/14
Bài viết
273
Được thích
132
#5
Gì chứ to như Google, Facebook nó không chịu đặt máy chủ ở Việt Nam đâu, cái này trước Việt Nam yêu cầu rồi mà tụi nó có thèm đếm xỉa gì đâu. Cùng lắm khi chính phủ yêu cầu thì nó xùy ít thông tin người dùng ra cho thôi. :burn_joss_stick::burn_joss_stick::burn_joss_stick:
đặt máy chủ ảo kìa, bài viết nói thế :v
 

Hải Đại Bàng

Thất nghiệp
Staff member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
6,324
Được thích
11,511
#7
Đm mai mốt hết đăng ảnh mấy em gái sexy được nữa rồi. Chán thế... :v
 
Tham gia
18/5/18
Bài viết
28
Được thích
11
#8
Chính sách ngu dân thôi. Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong sắp bị cho Trung Quốc thuê 99 năm. Bác Hồ sống lại liệu có để Luật đặc khu ra đời không. Các trang báo chính thống thì không dám đưa tin. Hồng Kông hay Đài Loan cho Anh quốc thuê có thể phát triển, chứ mấy ông mà cho thuê 3 đặc khu kia thì Nam- Trung- Bắc sẵn sàng ăn đòn. Bác Giáp vừa mất thì Nhà nước thành của mấy ông đầu hói Quốc Hội, có còn của dân đâu, rồi lại chính sách kiểm duyệt truyền thông, dần dần cũng như Trung Quốc, chỉ cho dùng weibo, wechat, súng kề sát đầu dân vẫn tưng tửng chẳng biết gì. Qua nay em đang chán chả buồn học hành gì, ngày xưa bố mẹ đi bộ đội, kể chiến tranh gian khổ thế nào. Mấy ông lớn bây giờ toàn mấy ông văn thư lúc trước đi lên, có cầm súng ra trận bao giờ mà hiểu được cái cảnh mất nước nó nhục thế nào, giành được độc lập thì vui như thế nào đâu. Tiện luôn em đang ở Hà Nội, thông tin là mắt thấy tai nghe, đọc xong cái tin Luật an ninh mạng này là chán kinh khủng luôn..
 

Hải Đại Bàng

Thất nghiệp
Staff member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
6,324
Được thích
11,511
#9
Chính sách ngu dân thôi. Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong sắp bị cho Trung Quốc thuê 99 năm. Bác Hồ sống lại liệu có để Luật đặc khu ra đời không. Các trang báo chính thống thì không dám đưa tin. Hồng Kông hay Đài Loan cho Anh quốc thuê có thể phát triển, chứ mấy ông mà cho thuê 3 đặc khu kia thì Nam- Trung- Bắc sẵn sàng ăn đòn. Bác Giáp vừa mất thì Nhà nước thành của mấy ông đầu hói Quốc Hội, có còn của dân đâu, rồi lại chính sách kiểm duyệt truyền thông, dần dần cũng như Trung Quốc, chỉ cho dùng weibo, wechat, súng kề sát đầu dân vẫn tưng tửng chẳng biết gì. Qua nay em đang chán chả buồn học hành gì, ngày xưa bố mẹ đi bộ đội, kể chiến tranh gian khổ thế nào. Mấy ông lớn bây giờ toàn mấy ông văn thư lúc trước đi lên, có cầm súng ra trận bao giờ mà hiểu được cái cảnh mất nước nó nhục thế nào, giành được độc lập thì vui như thế nào đâu. Tiện luôn em đang ở Hà Nội, thông tin là mắt thấy tai nghe, đọc xong cái tin Luật an ninh mạng này là chán kinh khủng luôn..
Bình tĩnh em, đừng đi xa quá, kẻo anh bị yêu cầu xóa comment :v
 

nefertem

Well-Known Member
Tham gia
11/12/17
Bài viết
1,436
Được thích
605
#11
mong fb va gg rút khỏi việt nam , để wechat với QQ vào việt nam cho anh em ăn cơm sườn vui vẻ :D , à VPN hân hạnh tài trợ chương trình an ninh mạng
 

killed

Active Member
Tham gia
14/12/17
Bài viết
421
Được thích
199
#12
Có điêù kiện di dân thì cứ đi đi, đi để bảo tồn nòi giống người Việt
 
Tham gia
3/4/17
Bài viết
95
Được thích
66
#13
Copy một bài để đọc chơi! Cũng nói rõ, tôi là hok ủng với hộ cái phát súng tiến vào Thời đại Công nghiệp 4.0 .... tiệm cận Triều Tiên này rùi
[...]
Trong một diễn biến khác, ngày 25-5-2018 vừa qua, châu Âu mới thông qua quy định Bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation), chuyển giao quyền lực nhiều hơn về tay các khách hàng sử dụng dịch vụ, hạn chế việc dữ liệu cá nhân của người dân bị thu thập mà không có sự đồng ý của họ. Ngay sau khi quy định này có hiệu lực, nhiều khách hàng châu Âu đã nhận được thông báo của nhà cung cấp dịch vụ về việc điều chỉnh các chế độ bảo mật cá nhân cho khách hàng. Đây là một sự tương phản vô cùng sâu sắc so với luật An ninh mạng của Trung Quốc.
Trung Quốc đã trở nên thế nào sau khi luật An ninh mạng được thông qua?
Đầu năm 2018, tổ chức nhân quyền quốc tế Freedom House bầu chọn Trung Quốc là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” đối với quyền tự do trên Internet. Điều đáng nói là liên tiếp trong 3 năm liền trong suốt tiến trình từ khi luật An ninh mạng của nước này được bàn thảo, được thông qua và bắt đầu có hiệu lực, Trung Quốc đều được bầu chọn danh hiệu này.

Luật An ninh mạng của Trung Quốc được thông qua vào tháng 11/2016 và có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017. Cùng với việc siết chặt kiểm soát báo chí và bình luận, luật An ninh mạng còn khiến cho tự do không gian mạng của Trung Quốc càng trở nên hà khắc hơn bao giờ hết.

Một số điểm đáng chú ý trong luật An ninh mạng Trung Quốc
  • Người dùng mạng xã hội chia sẻ thông tin và bình luận nhạy cảm có thể bị phạt tù từ 5 ngày đến 11 năm.
  • Các công ty nước ngoài phải lắp đặt máy chủ tại Trung Quốc chứa dữ liệu của người Trung Quốc trong thời hạn đến hết năm 2018.
  • Người dùng Internet phải đăng ký các dịch vụ trên mạng với tên thật, và dự kiến gắn liền với nó là hệ thống chẩm điểm công dân.
  • Các trang web không được chính phủ cấp phép bị cấm không được đăng bất kỳ tin tức gì trên mạng.
  • Các giải pháp bảo mật và mã hóa dữ liệu trên mạng như VPN sẽ phải tham gia vào một hệ thống cấp phép của chính quyền.
Luật An ninh mạng mang điều gì đến cho Trung Quốc?
Trước khi có luật An ninh mạng, việc lạm dụng công nghệ để đàn áp các nhà hoạt động và cộng đồng tín ngưỡng vẫn thường xuyên diễn ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên, luật An ninh mạng lại cung cấp một nền tảng pháp lý cho những hành vi vi phạm nhân quyền đó. Về cơ bản, có 3 vấn nạn lớn đang xảy ra:

Đầu tiên phải kể tới là việc các tài khoản mạng xã hội đồng loạt bị khóa trên diện rộng. Sự việc này đã xuất hiện trên diện hẹp ở Trung Quốc vào năm 2013, khi tài khoản blog của lãnh đạo các nhóm bất đồng chính kiến với hàng triệu người theo dõi bị đóng. Tháng 3/2014, hàng chục tài khoản WeChat cung cấp thông tin về một số vấn đề nhạy cảm bị đóng hoặc bị đình chỉ. Gần đây, hàng loạt tài khoản WeChat của các nhà báo và trí thức cũng bị xóa. Dưới cái bóng của luật An ninh mạng, hàng triệu tài khoản người dùng trên mạng xã hội có thể bị khóa vì chia sẻ thông tin chính trị không có lợi cho chính quyền ĐCSTQ.

Thứ hai là việc gia tăng các vụ bắt bớ những người dùng trên mạng, nhất là khi các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải lưu trữ lại và trao những thông tin cá nhân của người dùng cho chính quyền. Khi dữ liệu của người dùng phải đặt ở một máy chủ bên trong Trung Quốc, mọi thông tin hội thoại, chat, email của họ có thể được chính quyền khai thác để bắt bớ và kết tội. Thậm chí ĐCSTQ đã tuyên bố rất rõ ràng rằng việc xem hay chia sẻ một thông tin được đăng tải trên mạng xã hội cũng có thể dẫn tới việc người dùng đó bị bỏ tù.

Một bản báo cáo của Freedom House công bố tháng 2/2017 cho thấy những người Duy Ngô Nhĩ trẻ tuổi – những người có tín ngưỡng Hồi giáo bị đàn áp – có thể bị bắt chỉ vì xem các video về đạo Hồi; hay những người tập Pháp Luân Công – một môn khí công đang bị đàn áp ở Trung Quốc – đã bị bỏ tù chỉ vì chia sẻ thông tin về việc họ bị đàn áp trên WeChat hay QQ. Cũng trong năm 2017, anh Wang Jiangfeng sống ở Sơn Đông đã bị kết án 2 năm chỉ vì gọi Tập Cận Bình là “Tập bánh bao” trong một tin nhắn trên WeChat.

Thứ ba là chính quyền ĐCSTQ vươn xúc tu kiểm soát hơn nữa đối với các cơ quan truyền thông và báo chí. Thậm chí các cơ quan truyền thông nước ngoài phải có tổng biên tập tại Trung Quốc là người mang quốc tịch Trung Quốc. Đồng thời, các cơ quan này phải cho phép chính quyền Trung Quốc có cổ phần đặc biệt để có thành viên trong hội đồng quản trị của cơ sở tại Trung Quốc.


Đội quân kiểm duyệt Internet
Không sai khi nói rằng Internet ở Trung Quốc đã trở thành “Chinternet” do nhà nước kiểm soát. Nếu như Internet là một không gian mạng có thể lưu thông thông tin và phát triển ứng dụng tự do, thì Chinternet của Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ cả về nội dung, mạng lưới kết nối, ứng dụng và các kênh giao tiếp.

Nhằm xây dựng “Chinternet”, Trung Quốc đã dựng lên Great Wall Firewall (Vạn lý tường lửa) từ những bức tường lửa chuẩn trên các server proxy hòng chặn việc truy nhập tới nội dung bằng cách chặn vào địa chỉ IP Router được chỉ định, cùng với Golden Shield (Lá chắn vàng) có chức năng giám sát và kiểm duyệt người dùng. Có thể nói, Trung Quốc đã biến mình thành một “ốc đảo Internet” và toàn bộ hệ thống mạng của đất nước này đã rơi vào trong tầm kiểm soát của chính quyền Bắc Kinh.

Thêm nữa, để phục vụ cho luật An ninh mạng, chính quyền ĐCSTQ cũng liên tục đẩy mạnh việc tuyển người cho đội quân kiểm duyệt không gian mạng – đội quân được cư dân mạng gọi là “Ngũ mao đảng” bởi vì với mỗi bình luận ngắn, họ được trả 50 xu (tương đương 100 VND).

Đội ngũ 50 xu này có mặt ở trên mọi diễn đàn và mạng xã hội, thậm chí còn có cả các nhân viên chuyên nghiệp biết tiếng nước ngoài. Một cuộc khảo sát của Freedom House cho thấy rằng có 30 trong 65 nước khảo sát đã xuất hiện các nhân viên 50 xu của ĐCSTQ.

Và để kiểm soát và định hướng hơn 700 triệu người dùng internet thì có thể tưởng tượng rằng đội quân này phải lớn đến mức nào.

Phản kháng luật An ninh mạng
Dưới sự kiểm duyệt gắt gao từ luật An ninh mạng, khá nhiều nhà hoạt động vẫn tiếp tục phản kháng. Một số cơ quan báo chí đã bất chấp việc bị trừng phạt để đưa tin về vụ nổ Thiên Tân vào tháng 8/2015, mặc dù biết rằng họ không được phép làm như vậy (ngay cả khi luật An ninh mạng chưa được hoàn tất).

Các tài khoản WeChat, Weibo, QQ vẫn tiếp tục hoạt động, và tìm nhiều phương thức để truyền đi những thông điệp mà họ mong muốn dưới dạng ngôn ngữ biểu tượng. Nhiều người tin rằng chính quyền ĐCSTQ sẽ không dám đóng cửa hàng triệu tài khoản cùng lúc, hay bỏ tù hàng chục ngàn người chỉ vì họ chia sẻ các tin tức “chưa được cấp phép”.

Các cư dân mạng, các nhà công nghệ đang tiếp tục phát triển những phần mềm vượt tường lửa, phần mềm mã hóa, để tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin ở trong và ngoài Trung Quốc. Có ba ví dụ điển hình cho việc này:

  • Năm 2017, khi chính quyền Hà Bắc và Quảng Đông bắt đầu giám sát tất cả các điểm truy cập mạng không dây công cộng, thì một phần mềm dành cho điện thoại là WiFi Master Key đã được tải về 900 triệu lần. Phần mềm này cho phép các hoạt động của người dùng được mã hóa, khiến việc giám sát trở nên vô dụng.
  • Tương tự như vậy, phần mềm vượt tường lửa Freegate do những người tập Pháp Luân Công viết ra cũng liên tục được cập nhật để giúp người dân Trung Quốc có thể tiếp cận với các tin tức không kiểm duyệt ở bên ngoài nước này.
  • Khi Apple bị chính quyền Trung Quốc ép phải xóa ứng dụng điện thoại của tờ báo New York Times ra khỏi hệ thống AppStore tại Trung Quốc, thì phiên bản Android của phần mềm này vẫn tiếp tục được tải về đều đặn, vì việc cấm cài đặt chúng trên hệ thống Android là khó khăn hơn nhiều.
*****

ĐCSTQ vốn đã mang tiếng xấu với hệ thống kiểm duyệt internet gay gắt mang tên tường lửa Vạn Lý Trường Thành, lại tiếp tục nhận lấy chỉ trích của thế giới tự do với luật An ninh mạng. Luật này đã trở thành nền tảng cho tham vọng kiểm soát đến mức tối đa người dân, đi kèm với hệ thống phần mềm kiểm soát khuôn mặt mang tên Skynet và hệ thống chấm điểm công dân Trung Quốc.

Trong một diễn biến khác, ngày 25-5-2018 vừa qua, châu Âu mới thông qua quy định Bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation), chuyển giao quyền lực nhiều hơn về tay các khách hàng sử dụng dịch vụ, hạn chế việc dữ liệu cá nhân của người dân bị thu thập mà không có sự đồng ý của họ. Ngay sau khi quy định này có hiệu lực, nhiều khách hàng châu Âu đã nhận được thông báo của nhà cung cấp dịch vụ về việc điều chỉnh các chế độ bảo mật cá nhân cho khách hàng. Đây là một sự tương phản vô cùng sâu sắc so với luật An ninh mạng của Trung Quốc.

Thành Nam
Nguồn Trung Quốc đã trở nên thế nào sau khi luật An ninh mạng được thông qua? - Trí Thức VN
 
Last edited by a moderator:
Tham gia
12/6/18
Bài viết
1
Được thích
2
#14
VN sẽ không thế nào phát triển được.
1 thằng học sinh thi đường lên đinh olymia được ưu đãi còn không bằng tụi GAY đi thi hoa hậu dành cho GAY GAY GAY
WTF VN jo còn ra cái luật xàm đích
 

LÊ_TUẤN

New Member
Tham gia
1/12/17
Bài viết
11
Được thích
0
#15
Chính sách ngu dân thôi. Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong sắp bị cho Trung Quốc thuê 99 năm. Bác Hồ sống lại liệu có để Luật đặc khu ra đời không. Các trang báo chính thống thì không dám đưa tin. Hồng Kông hay Đài Loan cho Anh quốc thuê có thể phát triển, chứ mấy ông mà cho thuê 3 đặc khu kia thì Nam- Trung- Bắc sẵn sàng ăn đòn. Bác Giáp vừa mất thì Nhà nước thành của mấy ông đầu hói Quốc Hội, có còn của dân đâu, rồi lại chính sách kiểm duyệt truyền thông, dần dần cũng như Trung Quốc, chỉ cho dùng weibo, wechat, súng kề sát đầu dân vẫn tưng tửng chẳng biết gì. Qua nay em đang chán chả buồn học hành gì, ngày xưa bố mẹ đi bộ đội, kể chiến tranh gian khổ thế nào. Mấy ông lớn bây giờ toàn mấy ông văn thư lúc trước đi lên, có cầm súng ra trận bao giờ mà hiểu được cái cảnh mất nước nó nhục thế nào, giành được độc lập thì vui như thế nào đâu. Tiện luôn em đang ở Hà Nội, thông tin là mắt thấy tai nghe, đọc xong cái tin Luật an ninh mạng này là chán kinh khủng luôn..
Chính sách ngu dân thôi. Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong sắp bị cho Trung Quốc thuê 99 năm. Bác Hồ sống lại liệu có để Luật đặc khu ra đời không. Các trang báo chính thống thì không dám đưa tin. Hồng Kông hay Đài Loan cho Anh quốc thuê có thể phát triển, chứ mấy ông mà cho thuê 3 đặc khu kia thì Nam- Trung- Bắc sẵn sàng ăn đòn. Bác Giáp vừa mất thì Nhà nước thành của mấy ông đầu hói Quốc Hội, có còn của dân đâu, rồi lại chính sách kiểm duyệt truyền thông, dần dần cũng như Trung Quốc, chỉ cho dùng weibo, wechat, súng kề sát đầu dân vẫn tưng tửng chẳng biết gì. Qua nay em đang chán chả buồn học hành gì, ngày xưa bố mẹ đi bộ đội, kể chiến tranh gian khổ thế nào. Mấy ông lớn bây giờ toàn mấy ông văn thư lúc trước đi lên, có cầm súng ra trận bao giờ mà hiểu được cái cảnh mất nước nó nhục thế nào, giành được độc lập thì vui như thế nào đâu. Tiện luôn em đang ở Hà Nội, thông tin là mắt thấy tai nghe, đọc xong cái tin Luật an ninh mạng này là chán kinh khủng luôn..
Bạn đọc ở đâu là Việt Nam cho Trung Quốc thuê đất 99 năm vậy?Với lại dự luật nào không cho mình dùng facebook vậy? Bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề đi.
 
Tham gia
3/4/17
Bài viết
95
Được thích
66
#16
Bạn đọc ở đâu là Việt Nam cho Trung Quốc thuê đất 99 năm vậy?Với lại dự luật nào không cho mình dùng facebook vậy? Bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề đi.
Đúng rồi, đâu có chữ Trung Quốc nào trong cái luật như ông Bộ trưởng KT&ĐT nói nè
Bộ trưởng KH-ĐT: Không có một chữ 'Trung Quốc' nào trong dự thảo luật 'Đặc khu'
Hiện dư luận có luồng ý kiến lo lắng về yếu tố Trung Quốc liên quan đến dự án luật này. Bộ trưởng lý giải sao về mối băn khoăn trên?
Dự thảo không có một từ, một chữ nào liên quan tới Trung Quốc. Chẳng qua một số người cố tình hiểu theo hướng đó, đẩy vấn đề lên để chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc. Ở đây, (luật thiết kế) bình đẳng trong môi trường chung, bình đẳng giữa tất cả thành phần kinh tế, giữa các nước trong môi trường hội nhập quốc tế. Mọi người đang đẩy chuyện này lên và sợ Trung Quốc thế này, thế kia; nhưng ở đây là bình đẳng, không phân biệt, không ai có thể vào đây làm việc gì trong chủ quyền đất nước ta cả. Mọi người cần bình tĩnh xem xét.
Với tư cách ban soạn thảo, chúng tôi lắng nghe, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thế nào, chúng tôi sẽ chỉnh sửa. Về quan điểm của ban soạn thảo, chúng tôi đã nói quá nhiều. Mọi người hiện đang hiểu sai, có người cố tình đẩy câu chuyện đi xa.
Có người không hiểu thì chúng tôi đã giải thích, nói đúng thì các cơ quan cầu thị lắng nghe, tiếp thu; cái gì chưa rõ thì giải trình. Còn có những người cố tình đẩy câu chuyện này lên để phá hoại.
Chúng ta phải hết sức khách quan. Về sau lịch sử sẽ trả lời ở thời khắc quan trọng nhất, ai là người chịu trách nhiệm trước sứ mệnh đất nước, chứ không phải nói cho sướng, không tư duy. Cái gì cũng sợ thì sẽ không làm được.
Năm 1988, ông Đặng Tiểu Bình (người khai sinh mô hình đặc khu tại Trung Quốc - phóng viên) đã nói “Thôi, hãy làm đi. Không bàn nữa”. Năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình lại nhắc lại: “Hãy làm đi. Không bàn nữa”. Câu nói này hiện được khắc đá ở đặc khu Thẩm Quyến.
Cái gì hay chúng ta phải học. Trung Quốc hay mình cũng phải học, không câu nệ ai. Chúng ta là nước độc lập, có chủ quyền, có tư duy, trí tuệ. Là nước độc lập hẳn hoi, sao cái gì cũng sợ? Nhiều nước không muốn mình phát triển, không muốn mình đổi mới, cải cách. Hãy nhớ điều đó.

...
(nguồn: báo Thanhnien)
https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-tru...oc-nao-trong-du-thao-luat-dac-khu-970303.html

và để trả lời cho bạn tại sao người ta nghĩ đến Trung QUốc đây
“Về việc dư luận phản ứng với việc thành lập đặc khu, trong đó có yếu tố ảnh hưởng của Trung Quốc đối với đặc khu Vân Đồn, Bộ trưởng Dũng nói: Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc hết. ‘Họ cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc’”.

Bộ trưởng Dũng nói đúng: “Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc hết”. Nhưng thưa Bộ trưởng, ông sẽ giải thích sao về một đoạn trong Điều 55 của dự thảo: “công dân nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh...[sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.]”? Nước láng giềng đó là nước nào? Mà công dân họ có quyền sang Việt Nam với những điều kiện thị thực dễ dãi hơn so với công dân các nước khác?

Và, Bộ trưởng Dũng đã không đúng vì những người phản biện không “cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc” như ông nói. Người phản biện chỉ nhìn những gì đã xảy ra trong vòng năm chục năm nay giữa Trung Quốc với Việt Nam, kết hợp với nhìn những gì đang xảy ra, mà dự trù những gì sẽ xảy tới. Quá khứ là bài học cho tương lai vì chứa trong nó những thông tin để dự đoán tương lai, do đó người phản biện LO SỢ cho chủ quyền Tổ quốc. Không ai có thể “chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc” bằng các trận chiến Trung Quốc đánh sâu vào lãnh thổ ta và giết trên trăm ngàn người trong cuộc chiến biên giới 1979, các trận hải chiến Hoàng Sa 1974, Gạc-Ma 1988, bằng các lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc áp đặt trên ngư trường truyền thống của Việt Nam, bằng xác ngư dân Việt bị họ giết phải chở về đất liền trong khoang đá lạnh...

Còn đây là cái bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh để bạn @LÊ_TUẤN không phải mất công google

Còn đây là cái Điều 54 trong dự thảo đây để không ai nghĩ là bịa ra ah

Ngày 6.6.2018, báo Pháp Luật đăng bài “Tranh luận đặc khu, có người cố tình đẩy yếu tố Trung Quốc!” thuật lại cuộc trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng với báo chí bên hành lang Quốc hội. Bài viết này xin nêu các suy nghĩ của tác giả, trao đổi lại cùng ông Bộ trưởng.

Những dòng in đậm dưới đây được trích từ bài báo đó.
“Về việc dư luận phản ứng với việc thành lập đặc khu, trong đó có yếu tố ảnh hưởng của Trung Quốc đối với đặc khu Vân Đồn, Bộ trưởng Dũng nói: Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc hết. ‘Họ cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc’”.

Bộ trưởng Dũng nói đúng: “Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc hết”. Nhưng thưa Bộ trưởng, ông sẽ giải thích sao về một đoạn trong Điều 55 của dự thảo: “công dân nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh...”? Nước láng giềng đó là nước nào? Mà công dân họ có quyền sang Việt Nam với những điều kiện thị thực dễ dãi hơn so với công dân các nước khác?

Và, Bộ trưởng Dũng đã không đúng vì những người phản biện không “cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc” như ông nói. Người phản biện chỉ nhìn những gì đã xảy ra trong vòng năm chục năm nay giữa Trung Quốc với Việt Nam, kết hợp với nhìn những gì đang xảy ra, mà dự trù những gì sẽ xảy tới. Quá khứ là bài học cho tương lai vì chứa trong nó những thông tin để dự đoán tương lai, do đó người phản biện LO SỢ cho chủ quyền Tổ quốc. Không ai có thể “chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc” bằng các trận chiến Trung Quốc đánh sâu vào lãnh thổ ta và giết trên trăm ngàn người trong cuộc chiến biên giới 1979, các trận hải chiến Hoàng Sa 1974, Gạc-Ma 1988, bằng các lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc áp đặt trên ngư trường truyền thống của Việt Nam, bằng xác ngư dân Việt bị họ giết phải chở về đất liền trong khoang đá lạnh...
“Không một ai có thể vào đây tự ý làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền...”.

Thưa Bộ trưởng, Việt Nam có chủ quyền không trên những hòn đảo Trung Quốc vừa đánh chiếm còn tươi màu máu chiến sĩ Việt Nam? Vợ con những chiến sĩ đó còn sống, thậm chí cha mẹ họ vẫn còn. Việt Nam có chủ quyền không khi Trung Quốc quân sự hóa những hòn đảo họ mới chiếm của ta vài chục năm trước? Việt Nam có chủ quyền không khi Trung Quốc đưa phương tiện họ vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam?

“Mọi người đang hình dung tiêu cực. Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc”.

Thưa Bộ trưởng, dân chúng đang rất lo ngại Trung Quốc. Từ mấy chục năm nay, Việt Nam ngày càng yếu thế hơn so với Trung Quốc, cán cân tương quan lực lượng ngày càng nghiêng về Trung Quốc. Xem các bài viết phân tich tình hình châu Á, Biển Đông của các tờ báo về Kinh tế, Quốc phòng của thế giới của châu Á, càng xem càng đau lòng và lo sợ.

Tôi tin những người này thực lòng yêu đất nước của cha ông để lại. Yêu nên lo sợ nó bị xâm phạm hay chiếm mất.

Thực lòng, Bộ trưởng không sợ sao?

"Cái gì cũng sợ thì không làm được” - Bộ trưởng Dũng nói và dẫn phát ngôn của Đặng Tiểu Bình khi thành lập đặc khu Thâm Quyến tại Trung Quốc năm 1989 là “Thôi, hãy làm đi, không bàn nữa”.

Chữ sợ của ông Đặng Tiểu Bình là sợ thành công hay thất bại về mặt đầu tư kinh tế. Thất bại thì chỉ mất tiền bạc, thời gian, công sức.

Chữ sợ của dân Việt trong dự án thành lập đặc khu lớn hơn nhiều. Họ sợ người Trung Quốc sẽ tràn vào các đặc khu có vị trí rất nhạy cảm về quốc phòng, cái sợ này xuất phát từ thực tế rằng chưa thành lập đặc khu, người Trung Quốc cũng đã ào ạt sang Việt Nam tại các vị trí dọc bờ biển trong đó nhiều vị trí hiểm yếu. Nay có đặc khu thì e không khác gì vỡ đê, người Trung Quốc ào sang trong khi, ở Việt Nam, đơn cử như chính quyền Khánh Hòa lúng túng xử không xong vụ cái áo hình lưỡi bò!

Dân Việt sợ các đảo đã bị Trung Quốc quân sự hóa đang uy hiếp nước ta từ bờ Biển Đông, sợ kết hợp giữa Biển Đông với các đặc khu một khi Trung Quốc đã khống chế các đặc khu... Nhiều nỗi sợ lớn lắm. Nếu Việt Nam thất bại thì mất lãnh thổ, mất chủ quyền, có thể mất cả văn hóa, dân tộc. Cái giá dân tộc phải trả nếu dự án thất bại là quá lớn, nên cái SỢ của dân Việt lớn hơn cái sợ của ông Đặng Tiểu Bình năm xưa gấp vạn lần, không thể so sánh được!

“Trong thiết kế luật không hề có chủ đích đánh đổi quốc phòng an ninh lấy kinh tế. Nguyên tắc số một khi thiết kế luật này là phải đảm bảo quốc phòng an ninh”.

Đồng ý với tuyên bố này của ông Nguyễn Chí Dũng. Mục tiêu Phát triển kinh tế và mục tiêu Bảo vệ chủ quyền liên quan chặt chẽ với nhau. Dân giàu hơn thì nước mạnh hơn và chủ quyền vững chắc hơn, và ngược lại. Vị trí rất nhạy cảm và then chốt trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ba đặc khu cho thấy dự luật không thể xem nhẹ khía cạnh bảo vệ chủ quyền. Tôi đồng ý rằng đây chỉ là dự án kinh tế, không phải dự án quốc phòng. Nhưng nếu xem Bảo vệ chủ quyền là một giá trị cốt lõi của dân tộc thì dự án kinh tế nào cũng phải xem xét có chịu nguy cơ chủ quyền bị đe dọa hay xâm phạm hay không. Nếu có nguy cơ, chúng ta phải tìm cách loại bỏ nguy cơ hoặc đưa dự án vào vùng hoàn toàn an toàn trước khi tiến hành dự án. Nếu vẫn còn nguy cơ này thì nên bỏ dự án. Đây chính là mối lo và cũng là đòi hỏi của dân chúng, của các phản biện tràn ngập trên các trang mạng, trên các bàn cà phê tôi biết trong thành phố.

Tôi nghĩ chính quyền cần đối thoại với dân chúng, cần thuyết phục dân hoặc làm theo ý dân nếu không thuyết phục được. Về lý thuyết, chính quyền là Của Dân và Vì Dân. An dân là điều kiện quan trọng nhất để phát triển, và cũng là nhiệm vụ người dân đặt ra cho chính quyền!

Lê Học Lãnh Vân
(nguồn Báo điện tử Một Thế Giới) Luật Đặc khu và chuyện ‘chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc’

PS: trích báo chắc hok bị xoá cmt hay vi phạm techrum ha mods :big_smile:
 
Last edited by a moderator:

MrCent

Well-Known Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
685
Được thích
454
#17
Bạn đọc ở đâu là Việt Nam cho Trung Quốc thuê đất 99 năm vậy?Với lại dự luật nào không cho mình dùng facebook vậy? Bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề đi.
Đọc ở đâu?? Ở chỗ nào chả thấy rõ
Hay bác bên ngũ mao đảng?
 
Tham gia
18/5/18
Bài viết
28
Được thích
11
#19
Bạn đọc ở đâu là Việt Nam cho Trung Quốc thuê đất 99 năm vậy?Với lại dự luật nào không cho mình dùng facebook vậy? Bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề đi.
Lỗi của mình. Thật sự khi Quốc hội thảo luận về dự luật này thì mình nghĩ ngay tới Trung Quốc, lí do vì sao thì mình xin không nói. Mình nghĩ các nhà làm Luật soạn ra dự luật nào cũng đều có lợi ích và thiếu sót riêng của nó, từ đó sửa đổi và hoàn thiện dần dần. Có một điều chắc chắn rằng, với dự luật đặc khu một khi được thông qua và thi hành, thay đổi các mục trong dự luật bắt buộc phải thương nghị giữa các bên.
Lùi dự Luật lại là điều đúng đắn, để trưng cầu ý dân cũng như khắc phục những hạn chế trong hạng mục điều Luật, để bảo vệ chủ quyền kinh tế, chủ quyền đất đai. Tại điều 9, mục 2 dòng e của Dự Luật đặc khu có ghi " Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn " , thể hiện sự thiếu chặt chẽ của Dự Luật về việc kiểm soát, bảo vệ, cũng như quy định và hình thức xử phạt với những bên vi phạm. Luật thể hiện thái độ mềm mỏng cùng khuyến khích, ưu đãi với các nước đầu tư, nhưng thiếu sự chặt chẽ trong việc 'phòng' , bảo vệ lợi ích của quốc gia và công dân.
Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề nhạy cảm là tranh chấp biển đảo, cụ thể là các đảo thuộc 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, và xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, cụ thể là các nước : Trung Quốc, Indonesia, Philipines.. mà nghiêm trọng nhất là Trung Quốc, thì dự luật Đặc khu là không cần thiết. Theo ý kiến riêng của mình, có 3 lí do sau:
- Dự Luật không được công khai trên truyền thống, phổ biến và trưng cầu ý dân dễ khiến nhân dân hiểu lầm, tạo điều kiện cho phản động và chống phá nhà nước lợi dụng
- Trung Quốc là một trong các nước láng giềng, cũng là nước tranh chấp biển đảo nổi cộm nhất với nước ta. Dự luật được dự thảo chưa thể hiện sự quyết tâm trong vấn đề bảo về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
- Dự luật đặc khu có thể nói rằng đã lỗi thời và không còn phù hợp trong bối cảnh nước ta đang trên đà hội nhập Quốc Tế, thông qua 2 hiệp đinh TPP-CPTPP, và WTO. Dự luật ra đời không mở ra thách thức với các doanh nghiệp trong nước, cũng không thúc đẩy thị trường và vốn đầu tư tới từ nước ngoài, ngược lại đã mở ra một lối đi khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.


Mình nghĩ thay vì dự thảo Dự luật đặc khu và ban hành Luật an ninh mạng, các nhà chấp pháp và làm luật nên siết chặt an ninh trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, quyết liệt trong tham nhũng, song song là ra những dự luật kinh tế với những ngành nghề thủ công, nông nghiệp, tìm cách cải cách đất nước đi lên. Nhà nước và nhân dân cùng làm, vẫn an tâm hơn là để '' nước láng giềng '' làm mà nhỉ :big_smile:
( Có câu không được dùng facebook trong phần bình luận của mình à, bạn cũng tự suy đấy thôi. Đã phản biện thì lấy chứng cứ đúng đắn chớ. Mình nói thế vì nhìn gương Trung Quốc, có thể thấy tương lai của mạng xã hội tại Việt Nam. Luật an ninh mạng mình đã đọc rồi và rất giống với luật của Tàu khựa, thiếu dân chủ. )
 
Last edited by a moderator:
Tham gia
18/5/18
Bài viết
28
Được thích
11
#20
Copy một bài để đọc chơi! Cũng nói rõ, tôi là hok ủng với hộ cái phát súng tiến vào Thời đại Công nghiệp 4.0 .... tiệm cận Triều Tiên này rùi
[...]
Trong một diễn biến khác, ngày 25-5-2018 vừa qua, châu Âu mới thông qua quy định Bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation), chuyển giao quyền lực nhiều hơn về tay các khách hàng sử dụng dịch vụ, hạn chế việc dữ liệu cá nhân của người dân bị thu thập mà không có sự đồng ý của họ. Ngay sau khi quy định này có hiệu lực, nhiều khách hàng châu Âu đã nhận được thông báo của nhà cung cấp dịch vụ về việc điều chỉnh các chế độ bảo mật cá nhân cho khách hàng. Đây là một sự tương phản vô cùng sâu sắc so với luật An ninh mạng của Trung Quốc.

Nguồn Trung Quốc đã trở nên thế nào sau khi luật An ninh mạng được thông qua? - Trí Thức VN
Dù không thích đọc báo ' không chính thống ' nhưng phải công nhận : CHUẢN!
Cái Luật của nó quả thật đi trước thời đại :rofl:))))
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom