Robot chơi bóng rổ CUE của Toyota với cú hất cổ tay tạo sự ngạc nhiên tại Thế vận hội Tokyo 2020

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
1727 #1

Rất nhanh chóng, hôm nay (8/8) là ngày cuối cùng của kì Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 và trong thời gian qua, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của công nghệ được ứng dụng tại sự kiện này. Nếu như thiết bị bay không người lái (hay drone) trình diễn tại lễ khai mạc khiến nhiều người thích thú thì mới đây, chúng ta lại ngạc nhiên vì con robot biết chơi bóng rổ này.

Theo đó, trong lúc giải lao của trận bóng rổ hôm 25/7 giữa 2 đội Mỹ và Pháp thì nhiều người đã chứng kiến một cỗ máy đen cao to khoảng 1m7 di chuyển vào sân với vị trí nhất định, nhặt bóng và di chuyển cánh tay nhằm thực hiện cú ném 3 điểm hoàn hảo từ nửa sân.

Sau đó, cỗ máy lặp đi lặp lại với độ chính xác 100%. Thậm chí là cỗ máy này còn giữ kỉ lục Guinness thế giới về khả năng làm được điều đó, mặc dù với số lần ném ít hơn của con người đạt được.


Cỗ máy chơi được bóng rổ mà chúng ta đang nhắc đến chính là CUE, robot chơi bóng rổ do tập đoàn Toyota sáng tạo nên. Hơn 2 năm trước, một phiên bản trước đó đã thực hiện 2020 quả ném phạt liên tiếp, lập kỉ lục thế giới cho các máy cùng loại. Năm 2020, robot này đã ghi được 11 bàn thắng trong một trận đấu luân lưu ở Nhật Bản.

Dự án đã tương đối im lặng kể từ khoảng thời gian chủ yếu là vì dịch bệnh, Toyota cho biết. Nhưng hôm 25/7 vừa qua, một phiên bản của robot nặng 165 pound mang áo thi đấu số 95 đã tự lăn bánh trong giờ giải lao của trận đấu đã đề cập ở trên.

Con robot này đã thực hiện 3 quả ném như trên và thành công cả 3. Tuy nhiên, quá trình phát bóng hơi chậm, khi mất trung bình khoảng 15 giây để thực hiện một lần ném bóng, các kĩ sư của Toyota cho biết.


Vậy thì robot làm việc đó như thế nào? Robot CUE có các cảm biến trên thân mình nhằm đo khoảng cách và sử dụng AI đánh giá cách đưa bóng vào rổ một cách trơn tru. Sau khi xác định, robot sẽ điều chỉnh động cơ trong cánh tay đưa quả bóng vào không ở góc vừa phải và dùng lực đẩy để ghi 1 / 3 điểm.

Các nhà nghiên cứu của Toyota đã bắt đầu nghiên cứu phiên bản đầu tiên vào năm 2017 và đã phát triển một nguyên mẫu hoạt động trong vòng 6 tháng. Lần đầu tiên yêu cầu con người di chuyển robot vào vị trí. Robot đã giành chiến thắng trong trận đấu luân lưu với các cầu thủ chuyên nghiệp của đội bóng rổ Alvark Tokyo vào năm 2018.

Phiên bản robot mới nhất lăn bánh trên các bánh xe nhằm thực hiện các lượt ném bóng. Không rõ mức độ chuyển động của robot này là tự chủ và liệu có ai đó có hướng robot đến nơi cần đi hay không.



Tuy nhiên, tên của robot là CUE mang ý nghĩa là gợi ý về công nghệ tuyệt vời hơn sẽ ra mắt trong tương lai, Toyota cho biết. Đây không phải là robot duy nhất tại Thế vận hội này. Toyota cũng tạo ra những cỗ máy vận chuyển người lấy bóng trong các sự kiện thể thao khác.

Tất cả đều là một phần của bước nhảy đẩy AI rộng lớn hơn do nhà sản xuất ô tô này bắt đầu vào năm 2015 với khoản đầu tư $1 tỉ. Việc nghiên cứu AI cho phép sử dụng công nghệ này trong xe tự hành và robot.

Trong khi robot CUE đang trải qua khoảnh khắc nhận được chú ý, robot này không phải là loại robot ném bóng 3 điểm hay nhất mà thế giới từng biết. Bác sĩ chuyên khoa chân người Mỹ Tom Amberry đã lập kỉ lục thế giới về người với 2750 lần ném liên tiếp vào năm 1993 ở tuổi 71.


Còn ông Ted St. Martin ở Jacksonville, Fla., đã đẩy mốc liên tiếp này lên mức 5221 vào năm 1996 và vẫn giữ kỉ lục cho đến ngày nay. Những người khác đã đạt được một số kì tích ném bóng rổ, một số khác thì bịt mắt để ném.

Con robot CUE của Toyota không thể rê hay lừa bóng. Vì vậy, người chơi bóng rổ không phải lo lắng quá nhiều về việc bị máy móc thay thế. Ít nhất là chưa thể ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, CUE không phải là "droid" duy nhất thách thức những gì con người có thể đạt được trên bảng điểm.

Robot đu dây của Omron giữ kỉ lục về bóng bàn. Robot Atlas của Boston Dynamics trổ tài môn thể dục dụng cụ. Mặc dù Jenga không phải là môn thể thao nhưng các nhà khoa học của MIT đã chế tạo robot di chuyển các khối ghép mà không bị rung lắc.


Trong nhiều năm, Softbank đã tổ chức "RoboCup" khi đây là nơi các máy hỗ trợ AI đối đầu trong một trận đấu bóng đá. Các luận cứ được thiết kế nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. Nhiều phần trong số đó đã lan truyền thông qua các video. Nhưng chúng cũng phục vụ một chức năng khác.

Các robot thể hiện sự nhanh nhẹn do AI hỗ trợ khuyến khích các nhà khoa học thi đua với nhau trong phòng thí nghiệm. Những đổi mới về kết quả thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư và dường như khiến chúng có nhiều khả năng xuất hiện trong thế giới thực nhiều hơn.

Nếu ta từng mơ tưởng về việc máy móc tự động xử lí công việc, chăm sóc những người thân yêu hoặc lái xe khi ta không cần phải làm vậy thì những robot mang hình dáng người nhận được sự chú ý là một bước tiến nhằm biến điều đó thành hiện thực.


"Nếu bạn nghĩ về tương lai nơi robot hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng sẽ phải cực kì chính xác, có tầm nhìn tuyệt vời, sự khéo léo và khả năng di chuyển tuyệt vời", ông Jeff Burnstein, chủ tịch Hiệp hội thúc đẩy Tự động hóa cho biết. "Vì vậy, khi bạn nhìn thấy những tiến bộ như thế này, nơi robot chơi thể thao thì bạn nhận ra đây là bước tiến trên con đường phát triển".

Chi tiết hơn về quá trình phát triển của robot CUE, bạn có thể xem tại đâyđây.

Xem thêm:


 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom