Sạc không dây – Công nghệ sạc di động của tương lai

traduma

Well-Known Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
359
Được thích
326
2991 #1

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Rất nhiều các hãng công nghệ lớn liên tiếp đưa ra các siêu phẩm với hàng loạt tính năng mới, nhưng có một thứ mà dường như không cải thiện hoặc cải thiện không rõ rệt: đó là thời lượng pin. Để đánh đổi với những tiện ích mang lại, người dùng phải chấp nhận sạc điện thoại hàng ngày hoặc thậm chí sạc 2-3 lần một ngày để duy trì kết nối. Với tần suất sạc nhiều, cách sạc truyền thống hẳn sẽ mang đến cho bạn sự phiền phức, đặc biệt khi bạn nghe/gọi điện thoại nhiều. Sạc không dây (SKD) ra đời nhằm mang lại sự tiện dụng, an toàn, giải phóng con người khỏi cách sạc truyền thống nhiều phiền phức.

Khái niệm và cơ chế hoạt động

SKD không phải là một khái niệm mới mẻ, nó đã được phát triển vài năm về trước nhưng thực sự được nhiều người biết đến từ 9/2012 tại lễ ra mắt hai sản phẩm chạy Windows Phone 8 đầu tiên của Nokia, đó là Lumia 920 và Lumia 820. Trong buổi lễ ra mắt đầy ấn tượng này, Nokia đã giới thiệu đế SKD DT-900 và gối SKD FatBoy và dường như rất nhiều người ở Việt Nam mới biết đến sự tồn tại của nó.

Sạc điện thoại không dây là cách sạc mà điện thoại của bạn không phải kết nối trực tiếp với dây sạc theo cách truyền thống, thay vào đó, bạn chỉ cần đặt điện thoại của mình lên đế sạc.

Cơ chế sạc của SKD (Qi) dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ mà các bạn đã được học từ khi ngồi ghế nhà trường. Dòng điện biến thiên chạy trong cuộn dây của đế sạc, tạo ra từ trường biến thiên, từ trường biến thiên này lại tạo ra một dòng điện trong một cuộn dây được tích hợp trong điện thoại.


Các chuẩn sạc không dây

Cuộc chiến chuẩn SKD vẫn đang diễn ra nhưng hầu như không được nhiều người biết đến. Hiện nay đang 2 chuẩn SKD chính, và đại diện cho nó là 2 tổ chức khác nhau.


Rezence (ký hiệu chữ Z) – chuẩn SKD của Alliance for Wireless Power (A4WP – Liên minh năng lượng không dây). Rezence là sự kết hợp của hai từ Resonance (cộng hưởng) và Essence (bản chất). Chuẩn sạc này dựa trên hiện tượng cộng hưởng điện từ nhưng với cuộn dây khá lớn và có thể sạc được nhiều thiết bị cùng lúc không yêu cầu 2 cuộn cảm nằm đúng vị trí, miễn là các thiết bị nằm trong một phạm vi cho phép.

Tổ chức này có khoảng 100 thành viên (xem tại đây) với sự tham gia của số tên tuổi lớn như Intel, Broadcom, Quancomm, Samsung, LG, HTC… xong dường như họ chưa làm được gì nhiều bởi đến thời điểm bạn đọc bài viết này, có lẽ bạn mới biết đến cái tên Rezence.

Qi – chuẩn SKD của Wireless Power Consortium (WPC – Hiệp hội năng lượng không dây). Qi xuất phát từ một ký hiệu tiếng Trung, phát âm là “chee”, có nghĩa là năng lượng. Cơ chế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, hạn chế của nó là 2 cuộn cảm phải đặt lên nhau xong cuộn cảm kích thước nhỏ nên dễ tích hợp vào điện thoại hoặc máy tính bảng.

WPC hiện có khoảng hơn 200 thành viên (xem tại đây) với hơn 500 sản phẩm đã được thương mại hóa. Tổ chức này cũng có sự góp mặt của những tên tuổi lớn như Microsoft, Nokia, Samsung, LG, Motorola, ASUS, Toshiba…

Dựa vào sự phổ biến của các chuẩn SKD trên thị trường, các bạn đã biết được chuẩn nào đang có ưu thế.

Lợi ích của sạc không dây


Cách sạc truyền thống

Nếu bạn có nhiều điện thoại với nhiều loại củ sạc có dòng ra khác nhau, với cách sạc truyền thống, bạn sẽ phải tìm đúng dây sạc để cắm đúng vào từng điện thoại của bạn để đảm bảo tuổi thọ pin. Với SKD bạn chỉ cần đặt lên đế sạc thường được làm bằng vật liệu cách điện, nên bạn hoàn toàn yên tâm không bị điện giật khi có rò rỉ, đặc biệt là đối với những bạn sử dụng điện thoại vỏ nhôm. Ngoài ra, trong một số đế SKD còn được tích hợp các mạch chống quá áp, quá dòng, quá nhiệt và tự ngắt sạc khi pin đã dược sạc đầy giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho điện thoại của bạn.

Với cách sạc truyền thống, khi đang sạc điện thoại bạn phải cắm vào, rút ra mỗi lần cần nghe/gọi điện thoại, điều này đặc biệt khó chịu đối với những người có tần suất nghe/gọi nhiều, trong khi với cách SKD, bạn chỉ cần nhấc lên rồi đặt xuống. Cũng không còn phải lo cổng sạc của bạn có thể bị hỏng do cắm vào rút ra nhiều lần.


Bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi hầu hết các hãng trang bị khả năng SKD cho điện thoại của họ đều sử dụng công nghệ pin chống chai Li-polymer, việc sạc và ngắt sạc nhiều lần, kể cả cắm sạc khi sạc đầy hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

Bất lợi của sạc không dây

Cái gì cũng có 2 mặt của nó, ai học qua triết học đều biết điều này :lol:. Ngoài những tiện ích không thể phủ nhận trên thì SKD cũng có vài bất lợi.

Bạn sẽ phải canh vị trí của cuộn dây trong điện thoại của bạn để đặt lên cuộn dây (đối với chuẩn Qi), tuy nhiên, việc này cũng không ảnh hưởng nhiều bởi các đế SKD đều có tín hiệu bằng âm thanh, hoặc bằng đèn báo để báo cho bạn biết điện thoại đã đặt đúng vị trí, từ lần thứ sạc thứ 2 trở đi, việc đó đã trở nên quá dễ dàng với bạn.

Một bất lợi khác là thời gian sạc có thể lâu hơn so với cách sạc thông thường, bởi năng lượng bị suy hao qua các lần biến đổi điện thành từ trường rồi từ trường thành điện. Tuy nhiên, cũng đã có chứng minh SKD cho thời gian sạc nhanh hơn với cách sạc truyền thống.

Sạc không dây nhanh hơn sạc truyền thống với Nexus 5
Sạc không dây sẽ là xu hướng của sạc pin di động

Là người tiên phong trong việc tạo nhu cầu thị trường và phổ biến SKD đến đông đảo người sử dụng, Nokia đã tích hợp khả năng SKD trên rất nhiều điện thoại của họ, như Lumia 920, 925, 928, Icon, 930, 1020, 1520, 820, 720. Tuy nhiên, nỗ lực của họ vẫn chưa được đền đáp bởi mức giá khá cao của SKD chưa chạm đến khả năng của khách hàng. Với quyết tâm chinh phục thị trường nhiều tiềm năng này, mới đây Nokia đã giới thiệu nhiều phụ kiện SKD mới và tuyên bố tặng SKD cùng với flagship Lumia 930 khi sản phẩm bắt đầu bán ra thị trường Việt Nam.

LG cũng có những cố gắng đưa công nghệ SKD vào điện thoại của họ, từ model giá rẻ LTE2 đến G Pro, G2 và sắp tới sẽ còn những sản phẩm khác ra mắt.

Samsung cũng bắt kịp xu thế khi tích hợp cổng chờ SKD lên các model Galaxy S3, S4, Note 2, Note 3. Người dùng chỉ cần mua thêm Receiver gắn vào các chấu chờ sẵn trong máy là có thể sử dụng được với SKD.

SKD với Galaxy Note 3
Apple gần đây đã được cấp bằng sáng chế với một thiết bị SKD có phạm vi hoạt động lên tới 1 mét.

Theo thông tin của trang công nghệ Techradar, hiện nay đã có hơn 60 điện thoại khác nhau tích hợp công nghệ sạc Qi và hơn 40 triệu chiếc trong số đó đã được bán ra.

Một tin vui đối với những người đang có ý định sắm cho mình một bộ SKD là đã có rất nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường nhiều tiềm năng này và đưa ra nhiều sản phẩm có giá rất cạnh tranh phục vụ người tiêu dùng.

Với các tiện ích nói trên, cùng với sự nỗ lực không ngừng của các hãng điện thoại danh tiếng, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất, sự lớn mạnh của các tổ chức năng lượng SKD, các bạn có cho rằng SKD sẽ là tương lai của sạc pin di động?

Traduma​
 
Last edited by a moderator:

traduma

Well-Known Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
359
Được thích
326
#2
Dành cho các bạn yêu thích sự tiện lợi của SKD.
List các điện thoại và Tablet hỗ trợ công nghệ sạc không dây, update thường xuyên.


Đầu tiên là cho các bạn sở hữu iPhone 5, 5S, 5C muốn dùng SKD (nghe hơi đau thủ)
Tiếp theo là dành cho mấy chủ sở hữu của SS Galaxy s3
 
Last edited by a moderator:
Tham gia
12/2/14
Bài viết
95
Được thích
65
#3
...

hóng cho con Lu của mềnh được "cưỡi" 1 em SKD
 
Top Bottom