SỰ KHÁC NHAU GIỮA THIẾT KẾ NHÀ HÀNG KHÔNG GIAN KÍN VÀ MỞ

Tham gia
8/8/20
Bài viết
31
Được thích
0
128 #1
Những bản thiết kế nhà hàng có không gian mở ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư thay cho những bức tường thô cứng. Nhưng đây không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho mọi nhà hàng. Hãy cùng QDC tìm hiểu sự khác biệt qua bài viết dưới đây để có thể đưa ra cho mình những lựa chọn sáng suốt nhất.
  1. Tính thẩm mỹ trong thiết kế nhà hàng
Một bản thiết kế nhà hàng có không gian mở thường phù hợp với phong cách hiện đại hơn chẳng hạn như Loft Design, phong cách công nghiệp (Industrial). Về mặt thẩm mỹ sẽ khó mang lại cảm giác riêng biệt cho từng khu vực mà cần có sự kết nối với nhau. Điều này có nghĩa là tất cả nội thất, trang trí phải ăn khớp để cùng tôn vinh chủ đề chính của nhà hàng.

Trong khi đó với một không gian kín thì chủ đầu tư có thể đa dạng chủ đề cho từng khu vực nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất chung. Và như vậy thì hoàn toàn có thể đem đến những điểm nhấn độc đáo phá cách trong bản thiết kế nhà hàng một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, có một lợi thế mà các không gian mở mang lại là ánh sáng. Không có các bức tường, ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong không gian mang đến cảm giác sáng sủa và rộng rãi hơn.


2. Không gian nhà hàng
Thiết kế nhà hàng mở có ưu điểm là mang đến tầm nhìn rộng rãi, thoáng mát. Phong cách này cũng mang đến sự linh hoạt hơn trong việc sử dụng không gian. Trong trường hợp không có tường, việc thiết kế lại các khu vực cho các mục đích khác nhau sẽ dễ dàng hơn bằng cách mở rộng hoặc thu nhỏ diện tích.

Tường và vách ngăn được sử dụng trong thiết kế không gian kín có thể làm cho các khu vực có vẻ nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra một căn phòng ấm áp hơn.
3. Chi phí thiết kế thi công nhà hàng
Chi phí thiết kế thi công nhà hàng bị ảnh hưởng phần lớn bởi kiến trúc và kết cấu. Khi chủ đầu tư có sẵn mặt bằng đã được sử dụng trước đó hãy cân nhắc trong việc loại bỏ hoặc xây mới tường ngăn. Hãy nhớ rằng việc loại bỏ một bức tường yêu cầu phải hoàn thiện sàn và khu vực xung quanh, trong khi xây tường cần thêm việc sơn và có thể là ốp lát.

Một điều cần lưu ý với các chi phí liên quan là sử dụng năng lượng. Không gian mở có thể khó làm mát hơn, điều này có thể làm tăng chi phí. Tuy nhiên, không gian mở nói chung yêu cầu ít điện hơn vì ánh sáng tự nhiên có thể dồi dào hơn. Do đó, kích thước, số lượng cửa sổ và lớp cách nhiệt cũng cần phải được tính đến trong bản thiết kế nhà hàng.

4. Âm thanh và mùi trong nhà hàng
Không gian mở trong nhà hàng chắc chắn không thể bỏ qua khu vực bếp. Bếp mở mang đến những âm thanh đôi khi khó chịu và mùi hôi từ quá trình chế biến dễ dàng thoát ra ngoài. Do đó chủ đầu tư cần phải có một hệ thống hút khói, hút mùi hoạt động thật sự hiệu quả.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của kiểu bếp khép kín là tính hiệu quả! Đầu bếp có thể sáng tạo và tự do nấu nướng cũng như mang đến cảm giác riêng tư hơn trong quá trình làm việc. Ngoài ra không gian kín cũng giúp cách âm hiệu quả hơn rất nhiều.

Để lựa chọn không gian nhà hàng phù hợp thì đòi hỏi chủ đầu tư phải nắm bắt được mô hình kinh doanh của mình và sự phù hợp với không gian mong muốn. Hy vọng qua bài viết này chủ đầu tư đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Với kinh nghiệm thiết kế nhà hàng hơn 100+ dự án, QDC Design & Build tự hào là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi chủ đầu tư!
 
Top Bottom