SAN là gì và những thành phần chính của SAN bạn nên biết

vinhpham0890

New Member
Tham gia
6/12/21
Bài viết
6
Được thích
0
120 #1
SAN được biết là một mạng có thể kết nối được với nhiều server cùng lúc với nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau. Với mục đích giúp truyền tải dữ liệu giống với những hệ thống, SAN có thể dễ dàng tách biệt được những mạng LAN và WAN. Mạng SAN có thể kết nối được những tài nguyên liên quan tới lưu trữ mạng với nhau. SAN có thể giúp cho việc sử dụng tài nguyên lưu trữ. Cùng xem thêm những thông tin chi tiết về SAN là gì ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Hệ thống SAN có 3 thành phần chính:
  • Thiết bị lưu trữ: là các tủ đĩa có dung lượng lớn, khả năng truy xuất nhanh, có hỗ trợ các chức năng RAID, local Replica,… Đây là nơi chứa dữ liệu chung cho toàn bộ hệ thống.
  • Thiết bị chuyển mạch SAN: đó là các SAN switch thực hiện việc kết nối các máy chủ đến tủ đĩa.
  • Các máy chủ hoặc máy trạm cần lưu trữ, được kết nối đến SAN switch bằng cáp quang thông qua HBA card.
Tính năng vượt trội của SAN:
  • Hỗ trợ cơ sở hạ tầng đa giao thức gồm FC, iSCSI, và FCIP: SAN lưu trữ được truy cập theo Block qua SCSI
  • Khả năng I/O với tốc độ cao
  • Tách biệt thiết bị lưu trữ và Server
  • Bảo mật tốt: xác thực, xác quyền, điều khiển truy xuất và khả năng quản lý theo vùng tăng thêm mức bảo mật mạng.
  • Khả năng ứng dụng cao: Với những đặc tính nổi trội như khoảng cách kết nối được mở rộng, có hỗ trợ IP, sử dụng hub, bridge, switch và router cho các kiểu kết nối phức tạp, cấu trúc SAN mở ra một số khả năng mới bao gồm quản lí lưu trữ nâng cao và kỹ thuật clustering cho server-storage.
  • Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin: Quản lí và khai thác thiết bị lưu trữ ở dạng tập trung là một trong những mục tiêu phát triển chính của SAN.
  • Mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng mà người dùng không cần phải thay đổi các thiết bị (máy chủ, các thiết bị lưu trữ hiện có.)

  • Cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
    Khi máy chủ bị lỗi, SAN cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng: Có khả năng sao lưu dữ liệu trong nội bộ hệ thống lưu trữ dữ liệu SAN, mà không phải dùng đến dịch vụ của máy chủ để sao lưu như các hệ thống lưu trữ khác. Đồng thời, SAN không hề ảnh hưởng băng thông của mạng LAN khi thực hiện các thao tác backup (LAN-free backup). SAN có thể dựa trên vài loại giao diện kết nối tốc độ cao. Thât ra, nhiều mạng SAN ngày nay sử dụng phối hợp nhiều giao diện khác nhau (Ví dụ: giao diện FC – Fibre Channel). Đặc biệt thích hợp với các ứng dụng cần tốc độ (Ví dụ: các ứng dụng xử lý giao dịch trong ngành ngân hàng, tài chính…)
  • Phá vỡ giới hạn kết nối và băng thông: Là môi trường duy nhất mở ra khả năng rộng lớn cho quản lí lưu trữ, SAN bao gồm backup, tạo bản sao và quản lí lưu trữ phân tán phân cấp dùng những thiết bị lưu trữ có tốc độ “trực tuyến” hay gần như trực tuyến (2Gb/s; 4Gb/s tương lai lên tới 10Gb/s).
Hạn chế
  • Do cấu hình khá phức tạp nên khi triển khai SAN, ta cần có các công cụ quản lý cũng như nhân sự có kỹ năng chuyên môn cao.
  • Ngoài ra, chi phí để triển khai SAN cũng cao hơn DAS và NAS (thêm server backup, sử dụng tape library cổng quang, phần mềm backup trong SAN).
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom