331
#1

Lễ công bố và vinh danh diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam, trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) với chủ đề “Hệ sinh thái công nghệ số Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”. Diễn đàn VFTE 2022 được chủ trì bởi Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và điều hành bởi Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long.

Trong lần đầu tiên tham dự diễn đàn, đại diện cho fintech Việt, lãnh đạo MoMo đã có phần tham luận với chủ đề “Giải pháp số trong hệ sinh thái tài chính Việt Nam”. Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo chia sẻ: “Chúng tôi thấy rằng việc chuyển đổi số của xã hội không chỉ phát triển ở thượng tầng mà phải “từ dưới đi lên”. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, là các tiểu thương đang sử dụng khoảng 35 triệu lao động. Nếu chúng ta có thể chuyển đổi số được nhóm doanh nghiệp này thì sẽ tác động rất tích cực đến chuyển đổi số toàn bộ nền kinh tế, xã hội”.
Ông Nguyễn Bá Diệp bổ sung: “Nhắc đến MoMo, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến thanh toán. Tuy nhiên nếu một ứng dụng chỉ để thanh toán thì sẽ khó phát triển ở thị trường Việt Nam. Mà đó phải là một Siêu ứng dụng (Super App), cung cấp đa nền tảng, đa dịch vụ. MoMo hiện đã trở thành Super App, cung cấp gần như tất cả sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của người Việt. Khách hàng của MoMo có thể dùng MoMo cho tất cả hoạt động chuyển tiền, thanh toán, mua sắm các dịch vụ: ăn uống, đi lại, giải trí, du lịch, khách sạn, quyên góp và đặc biệt là các dịch vụ tài chính, bảo hiểm,… Ngay từ khi ra đời, MoMo mong muốn ứng dụng công nghệ giúp người dân tiếp cận dịch vụ tài chính đơn giản, dễ dàng với chi phí thấp nhất”.

Giải thưởng Make in Viet Nam nhằm tôn vinh những sản phẩm xuất sắc, có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số. Từ đó, góp phần thúc đẩy Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số tại Việt Nam. Với những giải pháp, công nghệ nỗ lực giải quyết bài toán thực tế của cuộc sống, MoMo đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển thanh toán không tiền mặt, hướng đến chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam.

Là công ty công nghệ, MoMo hiện có hơn 2.000 nhân sự, trong đó hơn một nửa là đội ngũ kỹ sư công nghệ và phát triển sản phẩm. Đây cũng là đội ngũ đứng đằng sau nhiều chương trình tương tác (ứng dụng gamification) như Lắc Xì, Học viện MoMo, Thành phố MoMo, QR Săn Vàng, QR Săn Kim cương,... cùng các sản phẩm đặc thù như Heo Đất MoMo, Ví Nhân Ái,... được hàng triệu người dùng yêu thích và sử dụng thường xuyên.

Đạt được thứ hạng cao tại giải thưởng Make in Viet Nam lần nữa đã khẳng định vị thế của MoMo trong việc tự chủ công nghệ, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ chưa từng có trên thị trường, hướng đến phục vụ số đông, những người yếu thế, góp phần bình đẳng hóa cơ hội tiếp cận tài chính cho người Việt ở mọi miền. Song song đó, MoMo không ngừng tiên phong ứng dụng công nghệ xu hướng mới để cuộc sống người Việt trở nên dễ dàng hơn”.

Về phía đơn vị điều hành Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết: “Công nghệ số tiếp tục là điểm sáng, khi năm 2022 doanh thu ước đạt 148 tỷ USD, doanh nghiệp công nghệ số có sự phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động; xuất khẩu công nghệ số ước đạt 136 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số sáng tạo. Doanh nghiệp số Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi số quốc gia, vươn ra toàn cầu và Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là cái nôi để công nghệ số trưởng thành và vươn ra toàn cầu. Thực tế, nhìn lại sự phát triển toàn ngành, những sản phẩm từng đoạt giải tại diễn đàn đều là sản phẩm công nghệ số xuất sắc, sáng tạo có sức ảnh hưởng lớn”.
Xem thêm:
Sửa lần cuối: